Tại sao nói: truyện cổ tích la những giấc mơ đẹp

Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Truyện Cổ Tích Là Những Giấc Mơ Đẹp Tấm Cám xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất ngày 10/06/2022 trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Truyện Cổ Tích Là Những Giấc Mơ Đẹp Tấm Cám để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 70.290 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
  • Sự Tích Quả Dưa Hấu (Hay Sự Tích Mai An Tiêm)
  • Sự Tích Quả Dưa Hấu
  • Top 10 Truyện Cổ Tích Hay Và Ý Nghĩa Nên Đọc Cho Bé Mầm Non
  • Truyện Cổ Tích Cóc Kiện Trời
  • Đề bài: Có người nhận xét: Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp. Em hãy giải thích nhận xét trên và dùng truyện Chử Đồng Tử để chứng minh.

    – Truyện cổ tích tồn tại qua nhiều thế kỉ. Cho đến hôm nay, truyện cổ tích vẫn là người bạn của mọi người nhất là của tuổi thơ. Vì sao truyện cổ tích lại có sức sống lâu đến như vậy? Có nhiều lí do nhưng trong đó chủ yếu là do “truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp” của người xưa.

    – Truyện “Chử Đồng Tử” đã phản ánh giấc mơ về cuộc hôn nhân vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến, phản ánh truyền thống nhân đạo và khát vọng dân chủ của nhân dân ta.

    1. Giải thích nhận xét: “Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp”

    a. Truyện cổ tích là truyện kể về con người trong mối quan hệ xã hội và sinh hoạt gia đình trong thời cổ. Không phải lúc nào những mối quan hệ xã hội, những cảnh sống… cùng được như mong muốn của mọi người. Những lúc ấy, người ta thấy cần phải giải bày, thể hiện những ước mơ đó. Khi đó, họ tìm đến truyện cổ tích. Do đó, có thể nói: Truyện cổ tích là những truyện có hư cấu kì ảo về mọi hiện tượng trong giấc mơ.

    b. Người xưa gởi gắm trong truyện cố tích những ước mơ về một cuộc sống sung túc, đầy đủ, no ấm qua những hình tượng niêu cơm Thạch Sanh ăn hết lại đầy, chiếc hài có thể bước một bước đến bảy dặm, chiếc thảm bay… Họ còn gởi gắm trong truyện cố tích về một cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng ở nơi đó cái thiện luôn chiến thắng, chính nghĩa ắt sẽ thắng gian tà, những người tốt, giỏi, hiền đều được sung sướng (giàu có, lên ngôi vua, lấy công chúa, hoàng tử…), như Tấm dù chết đi sống lại vẫn gặp vua và trở thành hoàng hậu. Sọ Dừa cởi bỏlốt xấu xí, tìm được vợ và hưởng một cuộc sống sung sướng… những ước mơ đó rất đẹp, rất cao quý.

    c. Những ước mơ trên không thể thực hiện được trong đời sống hàng ngày, nó chỉ có thể thực hiện được trong các truyện cổ tích nhờ lực lượng siêu nhiên, như thần, tiên, bụt… Điều đó có nghĩa là ở thời kì trước, thời xưa những điều ấy bao giờ cũng chỉ là một giấc mơ, không bao giờ biến thành sự thật. Tuy nhiên, chính nhờ có những giấc mơ đẹp mà truyện cổ tích trở thành niềm an ủi, thành nguồn động viên, thành người bạn đường tin cậy của nhân dân, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Đó là một trong những lí do để nó trường tồn.

    2. Giấc mơ đẹp trong truyện Chứ Dồng Tứ

    a. Truyện Chử Đồng Tử kể lại cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử, đây là mối tình đẹp.

    – Đẹp vì đó là mối tình thật sự của hai trái tim bất chấp mọi luật lệ khắc nghiệt của xã hội phong kiến về đẳng cấp, về địa vị xã hội. Tiên Dung khi lấy Chử Đồng Tử không có một băn khoăn nào vì mình là công chúa đã lấy anh thuyền chài nghèo rớt mồng tơi. Nàng bất chấp sự ngăn cản của vua cha, đó là một thiếu nữa có bản lĩnh.

    – Đẹp vì đó còn là mối tình phóng khoáng diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên rộng rãi, tươi đẹp, tình và cảnh hòa làm một. Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử một cách bất ngờ tại một vùng trời nước bao la. Mối tình của họ đến cũng đột ngột và phóng khoáng như thiên nhiên nơi ấy.

    – Đẹp vì nó hợp lòng người nên được từ người đến tiên giúp đỡ. Nhờ vậy mà vợ chồng Tiên Dung đã sống những ngày hạnh phúc, rồi lại cùng đắc đạo trở về cõi vĩnh hằng (bay lên trời).

    b. Mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử tuy đẹp nhưng không thể trở thành truyện thật trong xã hội xưa. Nó bị tư tưởng môn đãng hộ đôi ngăn cản. Trong truyện vua cha rất tỏ ra giận dữ Tiên Dung. Ông ta lập tức thi hành những biện pháp trừng phạt: gọi binh lính và người hậu vệ, rồi lại sai quân đến đánh. Đại diện cho quyền lực, sự từ chối của vua cha có ý nghĩa là sự từ chối của xã hội đối với mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử.

    – Mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử chỉ có thể trở thành hiện thực trong câu truyện cố tích trên. Vì thế trải qua nhiều thế kỉ nó vẫn là giầc mơ đẹp. Mối tình ấy là lời phản kháng, lên án gay gắt lễ giáo phong kiến, là tiếng nói khao khát tự do yêu thương, đặt tình yêu lên tất cả (lễ giáo, quyền lực, tiền tài, danh vọng…). Nó trở thành tiếng nói khát vọng nhân đạo, dân chủ của nhân dân ta.

    – Truyện cố tích xuất hiện từ thời xa xưa và tồn tại đên ngày nay vì nhiều lí do, trong đó có lí do truyện đã phản ánh những ước mơ đẹp của nhân dân.

    – Truyện Chử Đồng Tử đã nêu lên giấc mơ của người xưa về những mối tình vượt lên trên mọi thứ lễ giáo, quyền lực.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giải Thích Chứng Minh Truyện Cổ Tích Là Những Giấc Mơ Đẹp
  • Sự Tích Con Muỗi
  • Truyện Cổ Tích Về Các Loài Vật
  • 101 Truyện Cổ Tích Hay Và Ý Nghĩa Nhất Về Loài Vật
  • Khái Niệm Truyện Cổ Tích Thần Kỳ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Truyện Cổ Tích Là Những Giấc Mơ Đẹp
  • Chuyện Cổ Tích Về Loài Người
  • Sự Tích Quả Dưa Hấu (Hay Sự Tích Mai An Tiêm)
  • Sự Tích Quả Dưa Hấu
  • Top 10 Truyện Cổ Tích Hay Và Ý Nghĩa Nên Đọc Cho Bé Mầm Non
  • Giải thích chứng minh Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp – Bài làm 1

    Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong nhừng điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Đúng như có ý kiến cho rằng: Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp.

    Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần Tiên, Bụt, Phật… Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kỳ, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé chúng ta bay lên, để chúng ta được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.

    Thế giới các vị thần trong thần thoại đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của thần Trụ Trời thuở hỗn độn mang lại đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: Ông tát bể – Ông kể sao – Ông đào sông – Ông trồng cây – Ông xây rú – Ông trụ trời.

    Và câu đồng dao:

    Núi cao sông cũng còn dài

    Năm… năm báo oán, đời đời đánh ghen?

    Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao… là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hoá phép “nâng núi lên” của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, đánh thắng Thuỷ Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh … cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:

    Núi Tản như con gà cổ đại

    Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

    Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

    Sẽ bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Vì đó là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:

    Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lý thông ở ác…

    Mái tóc bà bị bạc

    Con mắt bà thì vui

    Bà kể đến muôn đời

    Củng không sao hết chuyện…

    (Xuân Quỳnh)

    Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi…, không chân tay, chỉ biết lăn lông lốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm để làm sính lễ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa… chàng trai lịch sự,… quan trạng nguyên…, một sự hoá thân nhiệm mầu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người nhỏ bé” bất hạnh trong cõi đời.

    Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng; ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú Khắc nhập! Khắc xuất!; ông Bụt và đàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử trong ngày hội…, tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời, cổ tích thần kỳ đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao nhiêu niềm tin, bao ước mơ đẹp:

    Ta Lớn lên bằng niềm tin rất thật

    Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

    Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

    Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

    Cây khế chua có đại bằng đến đậu

    Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta….

    ( Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

    Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kỳ diệu, bao sự tích và hình tượng thần kỳ đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giậc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc,

    Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:

    Mỗi chủ bé đều nằm mơ ngựa sắt

    Mỗi con sông đều muốn hoá Đại Bàng

    (“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” – Chế Lan Viên)

    Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ “Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng van giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, và dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.

    Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước. Một đất nước có “nghìn núi trăm sông diễm lệ…”. Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên… oai hùng.

    Chúng ta sinh ra và lớn lên -dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du.. đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:

    ò… ó … o…

    Phải thuyền quan trạng rước cô về?

    Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:

    Đứa thì sứt mủi, sứt tai

    Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!

    Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưavọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần… của Thạch Sanh… đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.

    Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà hấp dẫn thế.

    Giải thích chứng minh Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp – Bài làm 2

    I. Yêu cầu:

    – Truyện cổ tích tồn tại qua nhiều thế kỉ. Cho đến ngày nay, truyện cổ tích vẫn là người bạn của mọi người nhất là của tuổi thơ. Vì sao truyện cổ tích có sức sống lâu bền như vậy? Có nhiều lí do nhưng trong đó có lí do: “truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp” của người xưa.

    – Truyện Chử Đồng Tử đã phản ánh ước mơ về cuộc hôn nhân vượt ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến, phản ánh truyền thống nhân đạo và khát vọng dân chủ của nhân dân ta.

    II. Giải quyết vấn đề

    1. Giải thích nhận xét: “Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp”.

    a. Truyện cổ tích là truyện kể về con người trong những mối quan hệ xã hội và sinh hoạt gia đình thời cổ. Không phải lúc nào những mối quan hệ xã hội, những cảnh sống… cũng được như mong muốn của mọi người. Những lúc ấy, người ta thấy cần phải giãi bày, phản ánh những ước mơ đó. Họ tìm đến truyện cổ tích. Do đó có người đã nói: truyện cổ tích là những truyện có hư cấu kì ảo về một hiện tượng trong giấc mơ.

    b. Người xưa gởi gắm trong truyện cổ tích những ước mơ về một cuộc sống sung túc, đầy đủ no ấm qua những hình tượng niêu cơm Thạch Sanh ăn hết lại đầy, chiếc hài có thể bước một bước bảy dặm, chiếc thảm bay… Họ còn gởi gắm trong truyện cổ tích về một cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng ở đó thiện luôn thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, những người tốt, giỏi, hiền đều được sung sướng (giàu có, lên ngôi vua, lấy công chúa, hoàng tử…) như Tấm dù chết đi sống lại vẫn gặp vua và trở thành hoàng hậu. Sọ Dừa sẽ cởi bỏ lốt xấu xí, tìm được vợ và hưởng cuộc sống sung sướng…

    Những ước mơ đó rất đẹp, rất cao quý.

    c. Những ước mơ trên không thể thực hiện được trong đời sống hàng ngày, nó chỉ có thể thực hiện được trong các truyện cổ tích nhờ các lực lượng siêu nhiên, như thẫn, tiền, bụt., điều đó có nghĩa là ở thời trước, thời xưa những điều ấy bao giờ cũng chỉ là một giấc mơ, không bao giờ biến thành sự thật, tuy nhiên, chính nhờ có những giấc mơ đẹp mà chuyện cỗ tích trở thành niềm an ủi, thành nguồn động viên, thành người bạn đường tin cậy của nhân dân, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Đó là một trong những lí do để nó trường tồn.

    2. Giấc mơ đẹp trong truyện “Chử Đồng Tử”

    a. Truyện Chử Đồng Tử kể lại cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử, đây là mối tình đẹp.

    – Đẹp vì nó là mối tình thật sự của hai trái tim bất chấp mọi luật lệ khắc nghiệt của xã hội phong kiến về đẳng cấp, về địa vị xã hội. Tiên Dung khi lấy Chử Đồng Tử không có một băn khoăn nào vì mình là công chúa đã lấy anh chàng thuyền chài nghèo rớt mồng tơi. Nàng bất chấp sự ngăn trở của vua cha, đó là một thiếu nữ có bản lĩnh.

    – Đẹp vì nó là mối tình phóng khoáng diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên rộng rãi, tươi đẹp, tình và cảnh hòa làm một. Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử một cách bất ngờ tại một vùng trời nước bao la. Mối tình của họ đến cũng đột ngột và phóng khoáng như thiên nhiên nơi ấy.

    ” Đẹp vì nó hợp lòng người nên được từ người đến tiên giúp đỡ. Nhờ vậy vợ chồng Tiên Dung đã sống những ngày hạnh phúc, rồi lại cùng đắc đạo và trở về với cõi vĩnh hằng (bay lên trời).

    b. Mối tình,Tiên Dung và Chử Đồng Tử tuy đẹp nhưng không thể trở thành truyện thật trong xã hội xưa. Nó bị tư tưởng phong kiến môn đăng hộ đối ngăn cản. Trong chuyện vua cha tỏ ra rất giận dữ Tiên Dung. Ông ta lập tức thi hành những biện pháp trừng phạt: gọi binh lính và người hầu về, rồi lại sai quân đến đánh. Đại diện cho quyền lực, sự từ chối của vua cha có nghĩa là sự từ chối của xã hội đối với mối tình Tiên Dung – Chử Đồng Tử.

    – Mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử chỉ có thể trở thành hiện thực trong câu chuyện cổ tích trên. Vì thế trải qua nhiều thế kỉ nó vẫn là giấc mơ đẹp. Mối tình ấy là lời phản kháng, lên án gay gắt lễ giáo phong kiến, là tiếng nói khao khát tự do yêu thương, đặt tình yêu lên trên tất cả (lễ giáo, quyền lực, tiền tài, danh vọng…). Nó trở thành tiếng nói của khát vọng nhân đạo, dân chủ của nhân dân ta.

    III. Kết thúc vấn đề

    – Truyện cổ tích xuất hiện từ thời xa xưa và tồn tại đến ngày nay vì nhiều lí do, trong đó có lí do truyện đã phản ánh những ước mơ đẹp của nhân dân.

    – Truyện Chử Đồng Tử đã nêu lên giấc mơ của người xưa về những mối tình vượt lên trên mọi lễ giáo, quyền lực.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Sự Tích Con Muỗi
  • Truyện Cổ Tích Về Các Loài Vật
  • 101 Truyện Cổ Tích Hay Và Ý Nghĩa Nhất Về Loài Vật
  • Khái Niệm Truyện Cổ Tích Thần Kỳ
  • Khỉ Và Cá Sấu
  • --- Bài mới hơn ---

  • Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 22, 23: Tấm Cám (Truyện Cổ Tích)
  • Giáo Án Bài Tấm Cám Soạn Theo Phương Pháp Dạy Học Tích Cực
  • Hãy Kể Lại Chuyện Tấm Cám Bằng Lời Văn Của Em
  • Kể Lại Truyện Cổ Tích Tấm Cám Theo Lời Nhân Vật Tấm
  • Phân Tích Tấm Cám Để Làm Rõ Các Đặc Trưng Của Truyện Cổ Tích Thần Kì
  • I. Mở bài

    (Học sinh tự làm)

    II. Thân Bài

    1. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm:

    – Mồ côi, bị mẹ ghẻ và cô em gái cùng cha hắt hủi, đày đọc, làm lụng suốt ngày.

    – Bản chất của mâu thuẫn giữa Tấm và Cám:

    + Mâu thuẫn gia đình:

    → Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn Tấm – Cám là chủ yếu xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng quyết liệt. Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, không liên tục.

    → Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và dẫn đến thiện thắng ác, ác bị trừng trị đích đáng, thiện thỏa nguyện ước mơ.

    b. Con đường đến với hạnh phúc của Tấm:

    * Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử độc ác:

    – Đi bắt tép :

    Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình → về nhận thưởng (yếm đỏ).

    – Đi chăn trâu :

    Gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám giết cá bống (người bạn an ủi của Tấm) ăn thịt.

    – Đi xem hội :

    Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt → dập tắt niềm vui được đi hội của Tấm

    Được Bụt giúp, Tấm được đi hội và trở thành vợ vua.

    Mẹ con Cám căm tức, tìm mọi cách hãm hại Tấm khi cô trở thành vợ vua.

    – Tấm là người bất hạnh, ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng, yếu đuối thụ động, nhường nhịn và khóc.

    – Mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm, nhỏ nhen, lừa dối và hãm hại Tấm.

    – Tấm luôn được sự trợ giúp của thần: Bụt xuất hiện an ủi, ban tặng vật thần kỳ:

    + Tấm mất yếm → Bụt cho cá bống

    + Tấm mất cá bống → Bụt chỉ cho hi vọng đổi đời

    + Tấm không được đi hội → chim sẻ đến giúp

    + Tấm bị chà đạp → Bụt đưa Tấm trở thành vợ vua.

    ( Hình ảnh con bống, con gà, đàn chim sẻ, chiếc giày có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt hình ảnh chiếc giày đánh rơi là một trong những chi tiết, hình ảnh độc đáo bởi nó không chỉ là sự tưởng đẹp mà là còn cầu nối, cái cớ để so sánh với cám, dẫn đến Tấm gặp Vua, trở thành Hoàng hậu,mở màn hoàng loạt tội ác của mẹ con Cám.)

    – Ý nghĩa, vai trò của các thế lực thần linh:

    Bênh vực kẻ yếu, đem lại công bằng, dân chủ, hạnh phúc của những người lao động nghèo khổ trong xã hội

    Tấm đạt được hạnh phúc thể hiện triết lý dân gian : “ở hiền gặp lành”.

    2. Cuộc đấu tranh quyết liệt giành lại hạnh phúc của Tấm:

    – Mẹ con Cám: chặt gốc cau giết Tấm → đưa thế Cám vào thế chị vào làm hoàng hậu →giết chim vàng anh (hóa thân lần 1 của Tấm) vướt lông ra vườn → chặt cây xoan đào (hóa thân lần 2 của Tấm) → đốt khung cửi (hóa thân lần 3 của Tấm) → sợ hãi khi Tấm trở về → muốn xinh đẹp như Tấm.

    – Khi bị mẹ con Cám tiêu diệt đến cùng (giế tTấm), Tấm đã quyết liệt phản kháng.

    (Tấm về lo dỗ bố → trèo cau → ngã chết → hóa thành vàng anh → hót mắng Cám → bị giết → hóa cây xoan đào → bị chặt đóng khung cửi → khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng của Cám → bị đốt → mọc thành cây thị → có một quả vàng thơm → về ở với bà lão → từ quả thị bước ra thành cô Tấm xinh đẹp → trở lại làm hoàng hậu.)

    – Bị giết, Tấm vùng lên giành hạnh phúc, cô hoá thân thành: vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị (quả vàng thơm)

    + Bốn lần bị giết, bốn lần hóa thân của Tấm chứng minh sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Cái thiện không chịu chết oan ức trong im lặng, vùng dậy huỷ diệt cái ác.

    → Cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái Thiện và cái Ác.

    → Quan niệm thiện thắng ác và tinh thần lạc quan,niềm tin vào chân lí, công bằng xã hội của người Việt xưa.

    3. Ý nghĩa kết thúc truyện:

    – Kết thúc truyện có hậu thể hiện triết lý: ” gieo gió gặp bão”, “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp dữ” và bài học cảnh báo: Đừng gây mâu thuẫn, thù oán.

    – Con người phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình, không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.

    – Hành động trả thù của Tấm là đích đáng vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống. Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội. Mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Tóm lại, Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống, quyền làm người.

    III. Tổng kết

    – Đằng sau xung đột dì ghẻ con chồng, truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa cái Thiện và cái Aùc, giữa nhân dân lao động và giai cấp bóc lột. Qua cách giải quyết xung đột, truyện nêu cao khát vọng, ước mơ được sống tự do, hạnh phúc, công bằng và tinh thần lạc quan của nhân dân lao động về cuộc sống.

    – Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của của hình tượng nhân vật: từ yếu đuối thụ động đế kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống, hạnh phúc cho mình

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Chia Sẻ Cảm Nghĩ Của Em Về Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Kể Lại Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Vẽ Tranh Minh Họa Truyện Cổ Tính Đẹp Nhất Với 11++ Truyện
  • Phân Tích Nhân Vật Tấm Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • --- Bài mới hơn ---

  • Truyện Cổ Tích Tấm Cám Bản Gốc
  • Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất
  • Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất Cho Các Bé
  • 101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay Và Ý Nghĩa Nhất
  • Bản Chất Truyện Cổ Tích
  • Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám

    Truyện cổ tích Tấm Cám đã rất quen thuộc với nhiều người từ thủa còn nằm trong nôi, phản ánh mong ước thiết tha của nhân dân thời xưa: “Ở hiền gặp lành”. Câu chuyện ngợi ca sức sống bất diệt và sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.

    Hiện nay trên internet có khá nhiều phiên bản khác nhau, Thế giới cổ tích xin giới thiệu bản kể có từ khá lâu, được trích nguồn trong “Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông” – năm 1973 của Đỗ Thận. Bản kể này được xem là gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.

    Lưu ý khi kể chuyện Tấm Cám

    Do đối tượng độc giả của Thế giới cổ tích hướng đến là các bạn nhỏ, nên chúng tôi có sự sàng lọc kỹ lưỡng. Ở phần cuối của truyện cổ tích Tấm Cám không phải là một cái kết đầy “kinh dị” như trong phiên bản gốc.

    Có thế vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm và tranh luận khác nhau về vấn đề này, nhưng những người biên tập của Thế giới cổ tích đã rất cân nhắc khi lựa chọn đoạn kết như vậy.

    Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố mất rồi, Tấm phải ở với dì ghẻ hiện lên rồi hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm kể hết sự tình cho Bụt nghe rồi lại khóc, Bụt bảo Tấm nhìn xem trong giỏ còn gì không? Thì ra còn lại một con cá bống. Bụt liền bảo Tấm đem cá bống về thả xuống giếng nuôi, và dặn mỗi ngày cho ăn hai lần, mỗi lần một bát cơm. Khi cho bống ăn, phải gọi:

    “Bống bống bang bang,

    Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,

    Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa. Hai mẹ con Cám sắm sửa quàn lành áo tốt đi xem hội. Mụ dì ghẻ không muốn cho Tấm đi, liền trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm ngồi nhặt kỳ xong mới được đi. Tấm ở nhà tủi thân lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi. Tấm kể đầu đuôi câu chuyện, Bụt liền bảo: “Để ta cho một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp cho con”. Tấm sợ chim ăn mất thóc gạo, sẽ phải đòn. Bụt biết ý, nói: “Rồi ta cấm chim không cho nó ăn thóc gạo của con. Con đừng sợ”.

    Đàn chim sẻ sà xuống nhặt, chỉ nháy mắt là xong. Nhưng Tấm ngồi vào xó nhà, lại khóc. Bụt lại hỏi: “Làm sao con khóc?” Tấm thưa: “Con không có quần áo đẹp để mặc đi xem hội”. Bụt bảo: “Con đi đào những lọ chôn ở chân giường lên, muốn có quần áo đẹp như thế nào cũng có”. Tấm vui mừng đào các lọ lên, quả nhiên thấy chẳng những là có quần áo đẹp mà còn có cả một đôi giày thêu kim cương vào, đi giày, cưỡi ngựa ra xem hội.

    Từ đằng xa, Cám trông thấy Tấm ăn mặc đẹp đẽ, vội mách mẹ. Mụ dì ghẻ không tin, nói: “Con Tấm nhà mà mà thắng bộ như thế à? Nó đương ngồi nhặt thóc, còn lâu!”.

    Lúc Tấm đi qua bờ hồ, vô ý sẩy chân, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Vừa lúc ấy, voi nhà vua đi qua, bỗng dừng lại kêu rầm rĩ. Vua sai lính lội xuống hồ xem có gì cản trở. Quân lính xuống hồ mò, tìm một lúc, vớt được một chiếc giày đàn bà thêu rất xinh, liền đưa lên trình vua. Vua ra lệnh truyền tin cho tất cả đàn bà, con gái, ai đi xem hội mà ướm thế chị.

    Tấm chết hóa ra con vàng anh, bay đến đậu ở vườn nhà vua. Thấy Cám đang giặt quần áo cho vua, chim vàng anh liền hót:

    Đến lúc Cám đem phơi, chim vàng anh lại hót:

    Vua nghe thấy tiếng chim hót, lạ lắm, bèn nói với chim:

    Vàng anh nghe thấy thế, tức khắc bay bào tay áo vua. Từ đó, vua thả chim vào một cái lồng sơn son thiếp vàng, hằng ngày vui chơi với chim, không đoái hoài gì đến Cám nữa.

    Cám tức lắm, vội về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xui bắt chim làm thịt ăn. Cám liền về cung sai lính giết chim ăn, rồi vứt lông ra vườn. Lông chim lại hóa ra hai cây xoan đào tươi tốt. Vua thấy cây đẹp, lấy làm thích, sai mắc võng đào rình xem. Một hôm, đi chợ được nửa đường, bà liền quay trở lại. Gần đến nhà, bà rón rén tới sát của, nhìn qua khe liếp, cô tiên không biến đi được nữa.

    Bà lão tìm quả thị, thì chỉ thấy còn cái vỏ, liền xé vụn ra rồi giấu đi.

    Từ bấy giờ, hai người sống với nhau và thương yêu nhau như hai mẹ con.

    Một hôm, vua ra hồ dạo chơi, qua hàng nước, thấy có một bà lão phúc hậu, liền ghé vào. Vua bỗng nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo và đẹp, giống như những miếng trầu trước Tấm vẫn têm. Vua mới hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão bảo chính tay bà têm. Nhưng vua gặng hỏi

    Theo bản của Đỗ Thận

    Nguồn: Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông (1973)

    Chú thích trong truyện cổ tích Tấm Cám

    1. Dì ghẻ: cũng là mẹ ghẻ, mẹ kế, tức là người vợ sau của cha kế tiếp người vợ cả đã chết.
    2. Bụt: tức Phật. Theo trí tưởng tượng của người đời xưa, Bụt thường hiện lên để giúp đỡ người tốt gặp phải hoạn nạn.
    3. Cháo hoa: cháo trắng, nấu toàn bằng gạo, hạt gạo nở to ra.
    4. Mở hội: ý nói tổ chức ngày hội vui.
    5. Kim cương: một thứ đá quí, rất cứng và trong suốt, thường dùng làm đồ trang sức… Giày thêu kim cương: giày có đính các hạt kim cương lóng lánh trông rất đẹp.
    6. Thắng bộ vào: ý nói diện quần áo đẹp.
    7. Ướm: thử xem có vừa không.
    8. Cung: chỉ nơi ở của vua, còn gọi là cung cấm, cung điện.
    9. Võng đào: cũng nói võng điều, võng màu đỏ. Đời trước vua quan mới được dùng võng đào.
    10. Rắp tâm: có ý định, lập tâm.
    11. Liếp: phên đan bằng nứa hay tre.
    12. Lộ cơ: ý nói lộ bị mật
    13. Gặng hỏi: cũng nói hỏi gặng, hỏi đi hỏi lại cho kỳ được.
    14. Để phù hợp với lứa tuổi độc giả, Ban Biên tập Thế giới cổ tích đã thay đổi lại nội dung đoạn kết.

    Soạn bài Tấm Cám lớp 10

    Truyện cổ tích Tấm Cám từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, tập 1. Đây là vừa là truyện cổ tích thần kỳ, vừa là truyện cổ tích thế sự tiêu biểu và đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Cũng như phần lớn các truyện cổ tích thế sự khác, Tấm Cám đề cao công lí đồng thời là điều mong ước thiết tha của nhân dân lao động thời xưa trong mối quan hệ xã hội là: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

    “Mấy đời bánh đúc có xương,

    mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.”

    Về hình thức nghệ thuật, truyện Tấm Cám mang nhiều hình ảnh, chi tiết ý vị, đậm đà màu sắc dân tộc và dân gian: từ hình ảnh các loài vật gần gữi như con cá bống nuôi trong giếng, con gà mái bới xương, đàn chim sẻ nhặt thóc, con voi của nhà vua, con chim vàng anh biết nói… cho tới hình ảnh các loài cây cối quen thuộc như cây cau trong vườn nhà Tấm, cây xoan đào trong cung vua, cây thị bên bờ đường, quả thị của bà lão hàng nước… và cả những hình ảnh các đồ vật hàng ngày như chiếc giỏ xúc tép của Tấm, chiếc khung cửi bằng gỗ xoan đào, cái võng của nhà vua, miếng trầu têm cánh phượng của bà lão hàng nước, và đặc biệt là chiếc giày nạm kim cương xinh đẹp của Tấm, v.v… Tất cả với những hình ảnh đầy ý vị đó đều gắn bó rất mật thiết với từng bước phát triển số phận của Tấm – nhân vật trung tâm trong truyện, và đều để lại cho mọi người những ấn tượng sâu sắc, kì thú, khó có thể quên được.

    Ngoài ra, những lời ăn tiếng nói có vần điệu của người và nhận vật trong truyện (gà, chim, khung cửi, quạ…) theo phong cách dân gian lại tạo cho câu chuyện một không khí giao cảm hài hòa giữa thế giới tự nhiên và con người trong thời cổ xưa, do đó có sức lôi cuốn lạ thường đối với người nghe truyện.

    Phân tích nhân vật tấm trong truyện Tấm Cám

    1. Mụ dì ghẻ: Cách bóc lột của mụ (dùng cái yếm đỏ để dử Tấm). Lòng độc địa nham hiểm của mụ (bắt bống của Tấm: bống tượng trưng cho cái gì? Lấy rựa đẵn gốc cau, để cho con mình thay Tấm làm Hoàng hậu, giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi, kỳ tiêu diệt được Tấm mới thôi).
    2. Tấm: Tính cách hiền lành, chất phác, cần cù, nhẫn nại, yêu lao động, luôn luôn chịu đựng và hy vọng. Tấm đối với bà lão hàng nước, Tấm đối với chồng như thế nào?
    3. Cám: Đại diện cho nhân vật phản diện, ghen ăn tức ở. Là chi em cùng cha khác mẹ, nhưng Cám đã dùng những thủ đoạn nào với Tấm?
    4. Bụt: Bụt tượng trưng cho cái gì? Trong chuyện đời xưa, tại sao thường có sự can thiệp của Trời, Phật, Bụt?
    5. Ông vua: Quan niệm của nông dân trong thời phong kiến đối với vua như thế nào? Tại sao? Tác phong của nhà vua trong truyện (vào quan uống nước, ăn trầu, lập hoàng hậu bất cứ với người giai cấp nào).
    6. Những nhân vật phụ: Gà, Quạ cũng đứng về phe chính nghĩa.

    Bố cục khi soạn bài Tấm Cám

    Câu chuyện có thể chia làm 4 đoạn chính với nội dung cụ thể như sau:

    Đoạn 1: Mẹ con Cám dối trá, cướp công của Tấm

    Đoạn này bước đầu giới thiệu với chúng ta các nhân vật chính trong truyện (Tấm, Cám, mụ dì ghẻ và ông Bụt) trong cuộc tranh chấp đầu tiên mở đầu cho mối mâu thuẫn sẽ ngày càng phát triển gay gắt, quyết liệt trong các đoạn sau.

    Đoạn 2: Tấm đi dự hội đánh rơi chiếc giày đẹp, được nhà vua kén làm vợ.

    Ở đoạn này, kịch tính bắt đầu phát triển cao hơn, dồn dập hơn, chủ yếu qua hai tình tiết chính: một là việc Bụt tận tình giúp đỡ cho Tấm đi dự hội của nhà vua mở, hai là việc Tấm đánh rơi chiếc giày đẹp, là đầu mối cho toàn bộ diễn biến câu chuyện đầy kịch tính và đầy yếu tố kì lạ về sau.

    Đoạn 3: Mẹ con Cám gian ác, nham hiểm, quyết tâm hãm Tấm để cướp đoạt hạnh phúc của Tấm.

    Trọng tâm của truyện cổ tích Tấm Cám là ở đoạn này. Tình tiết của câu chuyện diễn biến mỗi lúc một phức tạp, sôi nổi, kịch tính của truyện cũng phát triển ngày càng cao hơn, thể hiện cuộc xung đột diễn ra hết sức gay gắt giữa một bên là mrj con mụ dì ghẻ quyết “hủy diệt” cuộc sống của Tấm để cướp đoạt bằng được hạnh phúc của nàng, và một bên là Tấm chống cự lại quyết liệt dã tâm nham hiểm của hai người họ (“Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”…); dù phải “hóa kiếp” tới bốn lần thành chim muông, cây cỏ, cuối cùng Tấm vẫn hiện trở lại thành người để giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc.

    Đoạn 4: Mẹ con Cám bị trừng phạt đích đáng.

    Tấm hiện hình trở lại thành người và lại được vua đón về cung. Nhưng vẫn còn Cám – đứa em cùng cha khác mẹ hết sức bất nhân bất nghĩa, vẫn còn mụ dì ghẻ cực kì độc ác, nham hiểm; nghĩa là vẫn còn mâu thuẫn và mâu thuẫn càng phát triển lên tới đỉnh cao. Sau bốn lần thất bại liên tiếp, liệu Tấm sẽ đối xử với mẹ con Cám như thế nào? Trừng trị hay khoan dung?

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Bộ Truyện Cổ Tích Tiếng Anh Song Ngữ Cực Hay Cho Bé
  • Top 10 Truyện Cổ Tích Tiếng Anh Hay Nhất Cho Bé
  • Tổng Hợp Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất Cho Bé
  • Những Câu Nói Tiếng Anh Hay Về Tình Yêu Cực Kỳ Sâu Lắng
  • Những Câu Nói Tiếng Anh Hay Về Bản Thân, Đang Được Tìm Nhiều Nhất
  • --- Bài mới hơn ---

  • Dựa Vào Nội Dung Bài Thơ “chuyện Cổ Tích Về Loài Người” Của Nhà Thơ Xuân Quỳnh, Em Hãy Kể Sáng Tạo Bằng Văn Xuôi Câu Chuyện Đó
  • Giáo Án Tập Đọc Lớp 4
  • Những Câu Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Hay Nhất Nên Đọc
  • Soạn Bài Tấm Cám Truyện Cổ Tích Việt Nam Lớp 10
  • Hãy Viết Một Bài Văn Tả Một Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích
  • ” Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc công bằng xã hội”.

    Nhận định này được soi sáng trong rất nhiều tác phẩm như. Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Trầu cau, Sọ dừa, Thạch Sanh….

    Đọc truyện cổ tích, ta bắt gặp những giấc mơ đẹp của người bình dân xưa. Song có khi nào ta tự hỏi tại sao họ phải mơ ước không? Con người ta mơ khi hiện thực không đáp ứng được sự mong mỏi, cho nên phải hướng về một thế giới khác, tươi đẹp hơn, đúng như mong muốn của mình. Người xưa cũng vậy, cuộc sống của họ là một bể khổ tưởng như khó lòng thoát ra khỏi được. Một cuộc sống luôn bị thiên tai, áp bức chiến tranh…Một cuộc sống bị đè nén bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ phải làm việc cực nhọc ngày qua ngày, năm qua năm nhưng luôn phải chịu đói khổ cực nhọc như anh nông dân nghèo Thạch Sanh… Họ luôn bị khinh thường, rẻ rúng, bị tước đoạt quyền được yêu thương, quyền làm người như cô Tấm, Sọ Dừa…Vì thế mà họ phải mơ. Mơ cũng là một cách phủ nhận, phản kháng thực tại để hướng về chân, thiện, mỹ, hướng về thế giới khác đẹp đẽ, ở họ có được sự bình đẳng trong cuộc sống, trong hôn nhân, được sống tự do, nhân nghĩa…

    Khát vọng công bằng trong xã hội, một khát vọng thường trực mà ta luôn gặp trong truyện cổ tích. Dễ dàng thấy nhân vật chính nằm trong chuyện là những con người riêng, những người dị tạng xấu xí, những kẻ làm thuê, những người nghèo khó…Họ bị ngược đãi. Cô Tấm bị dì ghẻ hắt hủi, bắt làm việc tối ngày, anh nông dân bị phú ông lừa bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Sọ Dừa bị mọi người con thường, không được coi như con người…Họ bị đối xử bất công vậy đó! Nhưng họ có thể làm gì được nay khi chỉ là thân phận thấp cổ bé họng, thân phận con sâu cái kiến? Bởi thế họ luôn mong ước có những thế lực siêu nhiên như thần, Phật, bụt, tiên để giúp đỡ họ, làm cho họ đổi đời. Nhưng thế lực này tất nhiên không xuất hiện để thuyết minh cho một tôn giáo nào mà họ chính là đại diện cho cái thiện, cho lẽ phải, cho khát vọng của người dân về sự công bằng. Sự công bằng ở đây tức là sự chiến thắng của cái thiện trước những thế lực đen tối, độc ác. Chính vì thế, trong truyện ta mới bắt gặp những kết thúc có hậu. Thạch Sanh nghèo lấy được công chúa, cô Tấm đáng thương trở thành hoàng hậu, Chử Đồng Tử – chàng trai nghèo đánh cá – kết duyên với công chúa con vua. Rõ ràng ở đây là khát vọng phản kháng của họ. Cố nhiên chỉ là mơ ước.

    Không chỉ dừng lại ở đó, người xưa còn ao ước được tự do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của đời mình. Ước mơ này là chính đáng, bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặt biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà khắc như ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức. Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất thường trực quan trọng đối với người xưa. Đó là sự giải phóng về tinh thần với họ. Nói về vấn đề này. Chử Đồng Tử hay cụ thể hơn là cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử – Tiên Dung là một minh chứng hùng hồn. Nếu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người con gái lý tưởng phải là.

    Êm đềm nước rủ màn che.

    Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

    Con trai lý tưởng phải là:

    Phong thư tài mạo tót vời.

    Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

    Cuộc hôn nhân đẹp phải là giữa kẻ quốc sắc với kẻ thiên tài, gắn liền với đàn, thơ, lầu sách. Thì cách đó rất lâu, nhân dân đã có quan niệm tiến bộ: hôn nhân đẹp là giữa hai con người mang trong mình phẩm chất chứ không cần bất cứ điều kiện gì khác. Thế cho nên, Đồng Tử, Tiên Dung mới lấy nhau. Hai con người, một hiếu thảo, một tự do, phóng khoáng. Hai con người một chỉ là chàng trai đánh cá cực nghèo ở dưới đáy cùng của xã hội với một là công chúa lá ngọc cành vàng sống vương giả nơi đỉnh cao của giàu sang. Họ đã vượt qua bức tường giai cấp dày đặc ngăn cách, đã bỏ qua ràng buộc, mọi luật lệ hà khắc. Họ đã đến với nhau bằng sự cảm thông về cuộc đời nhau, bằng tiếng gọi trái tim, tiếng nói của tình yêu nguyên thủy sơ khai. Và hơn thế nữa. Tiên Dung lại là người đề nghị cưới Đồng Tử. Điều đó vừa cho thấy sự táo bạo ở nàng, vừa khẳng định vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân. Tư tưởng này thật tiến bộ, nó vượt xa quan niệm đạo đức lạc hậu của phong kiến. Nếu như mãi đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ta mới gặp một nàng Kiều ” xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với người yêu, thì cách đó bao nhiêu thế kỷ – cha ông ta đã tưởng tượng ra một Tiên Dung còn táo bạo hơn thế. Tại sao vậy? Theo em đây là một vấn đề rất con người. Một vấn đề mà từ ngày xưa, thậm chí là đến thế kỷ XX vẫn tồn tại nóng bỏng, khiến cho bao nhà thơ, nhà văn phải nhiều lần lên tiếng.

    Và như chúng ta đã biết, người Việt Nam xưa và nay đều sống rất đậm tình, nặng nghĩa, chung thủy sắt son. Bởi thế mà họ còn gửi gắm niềm tin mong mỏi của mình được chung sống hạnh phúc nhân nghĩa,vẹn toàn trước sau với mọi người trong truyện cổ tích. Trầu cau là một trong những câu chuyện rất tiêu biểu làm sáng rõ ước mơ này. Trầu cau kết thúc bằng cái chết vĩnh viễn của ba nhân vật chính. Người em, người anh và người vợ. Cái chết của họ là một bài học luôn nhắc nhở mọi người phải sống bằng chính mình, phải biết yêu thương, độ lượng, tránh sự nghi kị, ghen tuông vu vơ. Bởi tất cả đều có thể phải trả giá rất đất. Một gia đình đang sống yên vui, hòa thuận là thế mà chỉ vì một phút nhận nhầm của người vợ, ôm chầm lấy người em mà khiến người anh sinh ra ghét bỏ, hắt hủi em. Người vợ không có lỗi, chỉ vì quá nhớ thương, mong mỏi gặp chồng nên sinh ra nhầm lẫn. Người anh mới có lỗi, đã ghen tuông vu vơ, hiểm nhầm vợ và em… Cuối cùng, họ chết đi, hóa thành tảng đá, dây trầu, cây cau đứng bên nhau. Và khi ăn lá trầu với quả cau và một tí vôi thì làm môi đỏ miệng thơm. Điều đó nói lên rằng nếu vợ chồng yêu thương nhau thông cảm cho nhau. Anh em hòa thuận đoàn kết thì gia đình sẽ êm ấm.

    Không chỉ mong muốn được sống hết mình mà người xưa còn muốn được sống tự do, phóng khoáng, lánh đục tìm trong giữa thiên nhiên, đất trời. Việc Chử Đồng Tử và Tiên Dung sau khi lấy nhau đã ở lại trong nhân dân để tìm kế sinh nhai chứng tỏ rằng họ muốn sống gần gũi với mọi người, muốn tự lao động bằng sức mạnh để tạo lập cuộc sống. Họ sống thanh cao không ham tiền tài, không màng danh lợi. Vì thế khi Đồng Tử gặp nhà sư Phật Quang thì cũng không còn nghĩ gì đến chuyện buôn bán, đến làm giàu mà quyết chí học đạo tu tiên. Phải chăng họ muốn thoát tục, muốn tìm về, muốn hướng tới cái đẹp thanh cao như cõi tiên, cõi bồng lai. Đặc biệt, với chi tiết chỉ trong một đêm mà nơi Đồng Tử và Tiên Dung ở bay cả lên trời thì khát vọng của họ đã được đẩy lên đỉnh cao. Họ muốn sống với cả vũ trụ bao la, với cả đất trời vĩnh cửu, họ không hề có sự trốn đời, bế tắc vì họ hoàn toàn có thể chống lại quân triều đình với thành cao, hào sâu và hàng trăm quân lính…Quả thật, tâm hồn của người xưa đã vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội.

    Khép lại những câu truyện cổ tích thần kỳ, ta lại trở về hiện thực đương thời với biết bao chuyển động như nó vốn có. Song, âm hưởng của những câu chuyện xa xưa sẽ còn vang mãi trong ta, dấu ấn của nó sẽ đậm nét mãi trong tiềm thức và tâm tưởng của mọi người, Bởi đến với cổ tích là ta tìm đến với những giá trị nhân bản, với những triết lý sống lành mạnh chính đáng của người Việt Nam. Biết ơn những tác giả dân gian xưa đã tạo nên những câu chuyện cổ tích để giúp chúng ta hiểu hơn người xưa đã sống, muốn sống như thế nào và ngày nay còn học ở đó những gì.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Sự Tích Chim Đa Đa
  • Phân Định Giữa Truyện Ngụ Ngôn Và Truyện Cổ Tích Loài Vật
  • Hổ Và Các Con Vật Nhỏ Bé
  • Truyện Cổ Tích Các Con Vật Cho Bé
  • Sự Tích Con Khỉ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Tấm Cám Bằng 3 Cách Khác Nhau
  • Câu Chuyện Tấm Cám Phiên Bản Hiện Đại Khiến Người Nghe ‘hại Não’
  • Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Tấm Và Cám Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Nghe Kể Chuyện Cổ Tích: Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Phân Tích Nhân Vật Tấm Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • 1. Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia làm hai phần lớn. Phần 1: Thân phận của Tấm và con đường đến với hạnh phúc của cô. Phần 2: Cuộc đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Hoặc có thể chia thành bốn phần nhỏ như sau:

    – Phần 1 (Từ đầu đến “vào một việc gì”): Ở với dì ghẻ và Cám, Tấm bị hành hạ nhưng vẫn nuôi hi vọng.

    – Phần 2 (Từ “Được ít lâu” đến “mà đẹp thế”): Vận may đến với Tấm khi Tấm thử vừa chiếc giày thêu, được làm hoàng hậu.

    – Phần 3 (Từ “Vào cung vua” đến “thật xa cung vua”): Tấm bị hại, bị cướp mất chồng phải hóa thân vào chim vàng oanh, cây xoan đào, khung dệt cửi song vẫn không ngừng tố cáo kẻ ác.

    – Phần 4 (Từ “Ớ đống tro” đến hết): Tấm hóa thân vào quả thị, về với bà lão, gặp lại nhà vua, tìm cách giết Cám và mụ dì ghẻ.

    3. Từ mở đầu đến kết thúc truyện, thái độ phản kháng của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám ngày càng tiến triển. Nếu như ở phần 1, thái độ của Tấm là cam chịu và than khóc, thì ở phần 3 và 4, thái độ của Tấm là ăn miếng trả miếng, đấu tranh quyết liệt cho đến lúc tiêu diệt được kẻ ác. Tất nhiên Tấm phải dựa vào các yếu tô’ kì ảo như Bụt và phép luân hồi của Bụt. Song Tấm vẫn còn dựa vào con người nữa như bà lão bán nước và ông vua yêu vợ. Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm nhân hậu của nhân dân: Nhân dân không muôn kẻ mồ côi bất hạnh như Tấm chịu mãi thiệt thòi.

    4. Truyện Tấm Cám phản ánh ước mơ về một cuộc sống công bằng trong xã hội, về quan niệm “ở hiền gặp lành”. Người hiếu hạnh đẹp nết, đẹp người phải được hạnh phúc. Kẻ ác phải bị trừng trị.

    5. Truyện Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì vì có nhiều chi tiết kì ảo như: Bụt hiện lên, cá bống nghe được tiếng người; xương bống đem chôn cho trang phục đẹp; chim giúp Tấm nhặt gạo, nhặt thóc; chiếc giày thêu hoa giúp Tấm nên duyên. Rồi tiếp đó là bôn cuộc hóa thân mà cuộc hóa thân nào cũng ấn tượng cả: hóa thân thành chim vàng anh biêt hót véo von, hóa thân thành cây xoan đào để vua mắc võng, hóa thân khung cửi dệt cảnh cáo kẻ cướp chồng, hóa thân trong quả thị chờ ngày hội ngộ. Ngay chi tiết tắm nước sôi để nước da trở nên trắng đẹp mà Cám ngờ nghệch thực hiện cũng là một chi tiết thần kì, bởi nếu chỉ tinh ý một chút thì đời nào Cám lại thực hiện cuộc tự sát chóng vánh ấy.

    5. Truyện Tấm Cám có chi tiết mời trầu đức vua, nhờ miếng trầu cánh phượng têm khéo, đức vua nhận ra vợ mình. Đây quả là một hội ngộ thú vị bởi miếng trầu là biểu hiện văn hóa giao tiếp của người Việt. Gặp nhau “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu là tiết mục giao duyên. Cho nên trong bài ca dao gặp hai anh đi câu thạch bàn, cô gái đã không nhận trầu vì “Thưa rằng bác mẹ em răn – Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.

    Có phải duyên nhau thì thắm lại,

    Đừng xanh như lá bạc như vôi.

    Cho đến xã hội hiện đại, trai gái lấy nhau vẫn có sự hiện diện của miếng trầu kết gắn lứa đôi.

    Một số câu ca dao có miếng trầu (dẫn theo Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Xuân Kính):

    – Ba đồng một mớ trầu cay,

    Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

    – Từ ngày ăn phải miếng trầu,

    Miệng thơm môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.

    – Trầu xanh, cau trắng, chay vàng,

    Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung.

    Trầu xanh, cau trắng, chay hồng,

    Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

    – Gặp nhau đưa một miếng trầu,

    Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
  • Vừa Lười Vừa Bận Vẫn Giỏi Tiếng Anh
  • Luyện Siêu Trí Nhớ Từ Vựng Tiếng Anh Tặng Kèm 40 Bài Luyện Nghe Qua Truyện Cổ Tích
  • Peep Inside A Fairy Tale: Little Red Riding Hood
  • Đọc Truyện Cô Bé Quàng Khăn Đỏ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phân Tích Tấm Cám Để Là Rõ Các Đặc Trưng Của Truyện Cố Tích Thần Kì
  • Cảm Nhận Về Nhân Vật Tấm Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Con Cóc Không Vâng Lời
  • Chú Thỏ Tinh Khôn Và Cá Sấu Truyện Cổ Tích Hay Cho Bé
  • Ông Vua Cởi Truồng Và Chuyện Bốc Thơm Ở Việt Nam
  • 1. Có sự tham gia của yếu tố kì ảo, nhân vật thần kì:

    Trong truyện vai trò của yếu tố kì ảo được chia làm 2 giai đoạn:

    – Giai đoạn 1 (lúc Tấm chịu áp bức): giúp đỡ Tấm

    + Nhân vật thần kì Bụt có vai trò quan trọng: Tấm mất phần thưởng yếm đỏ → cho cá bống; mất cá bống → cho khăn, quần áo đẹp…cho cơ hội đổi đời; mất giày → cho cơ hội gặp vua và trở thành hoàng hậu…

    + Con vật thần kì: chim sẻ; vật thần kì: lọ tro xương cá bống… → giúp Tấm

    2. Kết cấu đặc trưng là 3 phần: ban đầu là hoàn cảnh khổ sở buồn tủi của nhân vật chính, trải qua 1 chuỗi khó khăn thử thách cuối cùng được hạnh phúc…

    – Hoàn cảnh của Tấm:

    + Mẹ chết, bố đi bước nữa

    + Thường xuyên bị mẹ con Cám hành hạ, bắt làm việc cực nhọc

    – Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc:

    + Vào cung vua vẫn bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại (phân tích sơ lược)

    + Tấm đấu tranh bằng các lần hoá thân

    → Rút cục thì Tấm trở lại làm hoàng hậu và mẹ con Cám bị trừng trị.

    – Mâu thuẫn gia đình mẹ ghẻ – con chồng: mẹ Cám thôi thì tìm mọi cách bắt Tấm làm việc nặng nhọc, luôn đối xử bất công; Tấm vào cung làm hoàng hậu mà vẫn khiến phải Tấm chết (chặt cây cau…) (kể và phân tích)

    – Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám: Cám lừa lấy giỏ tép của Tấm, tranh mất ngai hoàng hậu, Tấm hoá thành cái gì cũng tìm cách loại bỏ (kể và phân tích),…

    → Mâu thuẫn trong xã hội giữa cái thiện và ác → khẳng định thiện luôn thắng ác

    1. Có sự tham gia của yếu tố kì ảo, nhân vật thần kì:

    Trong truyện vai trò của yếu tố kì ảo được chia làm 2 giai đoạn:

    – Giai đoạn 1 (lúc Tấm chịu áp bức): giúp đỡ Tấm

    + Nhân vật thần kì Bụt có vai trò quan trọng: Tấm mất phần thưởng yếm đỏ → cho cá bống; mất cá bống → cho khăn, quần áo đẹp…cho cơ hội đổi đời; mất giày → cho cơ hội gặp vua và trở thành hoàng hậu…

    + Con vật thần kì: chim sẻ; vật thần kì: lọ tro xương cá bống… → giúp Tấm

    2. Kết cấu đặc trưng là 3 phần: ban đầu là hoàn cảnh khổ sở buồn tủi của nhân vật chính, trải qua 1 chuỗi khó khăn thử thách cuối cùng được hạnh phúc…

    – Hoàn cảnh của Tấm:

    + Mẹ chết, bố đi bước nữa

    + Thường xuyên bị mẹ con Cám hành hạ, bắt làm việc cực nhọc

    – Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc:

    + Vào cung vua vẫn bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại (phân tích sơ lược)

    + Tấm đấu tranh bằng các lần hoá thân

    → Rút cục thì Tấm trở lại làm hoàng hậu và mẹ con Cám bị trừng trị.

    – Mâu thuẫn gia đình mẹ ghẻ – con chồng: mẹ Cám thôi thì tìm mọi cách bắt Tấm làm việc nặng nhọc, luôn đối xử bất công; Tấm vào cung làm hoàng hậu mà vẫn khiến phải Tấm chết (chặt cây cau…) (kể và phân tích)

    – Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám: Cám lừa lấy giỏ tép của Tấm, tranh mất ngai hoàng hậu, Tấm hoá thành cái gì cũng tìm cách loại bỏ (kể và phân tích),…

    → Mâu thuẫn trong xã hội giữa cái thiện và ác → khẳng định thiện luôn thắng ác

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kể Lại Truyện Tấm Cám Bằng Lời Văn Của Em Hay Nhất
  • Đóng Vai Nhân Vật Tấm Kể Lại Chuyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Giới Thiệu Về Truyện Cổ Tích Tấm Cám Bài Viết Của Cô Ngọc Hoa Chuyên Văn
  • Cảm Nhận Của Anh/ Chị Sau Khi Học Xong Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Một Số Biện Pháp Kể Cho Trẻ Mẫu Giáo 5
  • --- Bài mới hơn ---

  • Tìm Hiểu Văn Bản: Tấm Cám (Truyện Cổ Tích)
  • Tóm Tắt Và Phân Tích Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Sọ Dừa
  • Đặc Điểm Của Truyện Cổ Tích Việt Nam / 1
  • Truyện Cổ Tích Là Gì? Đặc Điểm, Đặc Trưng Của Truyện Cổ Tích
  • Những Đặc Điểm Về Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Hướng dẫn học bài

    Câu 1:

    Diễn biến của truyện có thể chia thành hai giai đoạn:

    – Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.

    Diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:

    – Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.

    – Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.

    Câu 2:

    Tấm sau khi chết đã hóa thân trở đi trở lại thành: chim vàng anh – hai cây xoan đào – khung cửi – quả thị, nghĩa là đều hóa thành vật. Sự hóa thân thần kì này phản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người và vật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sự biến chuyển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.

    Ví dụ: Khi là chim vàng anh, nhìn thấy Cám đang giặt áo, chim nhắc nhở: ” Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao “. Nhưng khi chiếc khung cửi lên lời, lại là lời đe dọa:

    C ó t ca , c ó t k é t L ấ y tranh ch ồ ng ch ị Ch ị kho é t m ắ t ra

    Có thể nói ý nghĩa chung nhất của quá trình biến hóa ấy là thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm. Sức sống ấy không thể bị tiêu diệt bởi bất cứ một thế lực nào. Và nó chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng của nhân vật.

    Câu 3:

    Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn gay gắt, một mất một còn, không thể hóa giải được. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Do đó, Tấm chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là Tấm sống (thì Cám phải chết), hoặc là Tấm chết. Bởi thế, hành động Tấm giết Cám không phải chỉ là vấn đề trả thù mà còn là vấn đề sinh tồn. Để bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của mình, Tấm chỉ có một chọn lựa duy nhất là phải giết Cám. Hành động trả thù của Tấm thể hiện quan điểm của nhân dân: ” ác giả ác báo “.

    Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.

    Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình. Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.

    Luyện tập

    Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:

    • Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật Bụt, xương cá bống và những lần biến hóa của nhân dân chính.
    • Về kết cấu, truyện có dạng: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì.
    • Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.
    • Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tải Về Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất
  • Chính Sách Bảo Mật Ứng Dụng Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Nghe Nghe Kể Chuyện Cổ Tích
  • Nghe Kể Chuyện Cổ Tích
  • Truyện Cổ Tích Cô Bé Lọ Lem
  • --- Bài mới hơn ---

  • Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất
  • Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất Cho Các Bé
  • 101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay Và Ý Nghĩa Nhất
  • Bản Chất Truyện Cổ Tích
  • Truyện Cổ Tích Cây Khế
  • Gửi đến độc giả: Đây là bản nguyên tác truyện cổ tích Tấm Cám, vì còn nhiều ý kiến trái chiều trong đoạn cuối của câu chuyện nên Đọc truyện cổ tích sẽ up cả bản mới đã chỉnh sửa lại phần kết và bản nguyên gốc. TẤM CÁM

    Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.

    Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.

    Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

    – Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

    Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi :

    – Làm sao con khóc ?

    Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

    – Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?

    Tấm nhìn vào giỏ rồi nói : – Chỉ còn một con cá bống.

    – Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:

    Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

    Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy !

    Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy.

    Truyện cổ tích Tấm Cám

    Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe. Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm:

    – Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

    Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt.

    Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

    – Con làm sao lại khóc ?

    Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

    – Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.

    Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm :

    – Cục ta cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bưới xương cho !

    Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn.

    Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày. Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem, trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

    – Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội.

    Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường. Tấm tủi thân òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

    – Làm sao con khóc?

    Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:

    – Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội, lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem.

    Bụt bảo: – Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống nhặt giúp.

    – Nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.

    – Con cứ bảo chúng nó thế này:

    Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao

    Thì chúng nó sẽ không ăn của con đâu.

    Bụt vừa dứt lời, ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại bảo:

    – Con làm sao lại khóc?

    – Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.

    Truyện cổ tích Tấm Cám

    – Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ thứ cho con trẩy hội.

    Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu. Đào lọ thứ ba thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuông đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Những Bộ Truyện Cổ Tích Tiếng Anh Song Ngữ Cực Hay Cho Bé
  • Top 10 Truyện Cổ Tích Tiếng Anh Hay Nhất Cho Bé
  • Tổng Hợp Truyện Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất Cho Bé
  • Những Câu Nói Tiếng Anh Hay Về Tình Yêu Cực Kỳ Sâu Lắng
  • --- Bài mới hơn ---

  • Type Truyện Cô Lọ Lem Ở Việt Nam Và Một Số Nước Châu Á
  • Anh( Chị) Hãy Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Phân Tích Nhân Vật Dì Ghẻ Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Ba Chú Heo Con Và Chó Sói
  • Ali Baba Và 40 Tên Cướp
  • Về truyện cổ tích Tấm Cám

    Soạn bài: Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

    Đã là người Việt Nam, trong thời thơ ấu của mình có mấy ai không từng được nghe kể chuyện Tấm Cám, và hình ảnh cô Tấm mồ côi ao ước chiếc yếm đào, ngồi khóc bên giếng vì mất bống, bị hắt hủi tội nghiệp đã làm lay động bao trái tim nhân hậu.

    Kiểu truyện Người mồ côi rất quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam và nước ngoài, trong đó Tấm Cám là kiểu truyện phổ biến. Ở Pháp có truyện Lọ Lem, Đức có Cô Tro Bếp, Trung Quốc có Nàng Diệp Hạn, Thái Lan có Con cá vàng, Mianma có Truyện con rùa, Cămpuchia có Nêang – Cantóc…. Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có những truyện tương tự Tấm Cám: Tua Gia Tua Nhi (Tày), Ý Ưởi Ý Noọng (Thái), Gầu Nà – Gầu Rềnh (Mông), Đôi giày vàng (Chăm), Ú và Cao (Hơ rê), Gơ liu- Gơ lát (Xơ rê)… Khác với những truyện tương tự Tấm Cám ở phương Tây, thường kể về cô gái mồ côi bất hạnh, chăm chỉ hiền lành được vào hoàng cung, lấy chồng hoàng tử và kết thúc ở đó. Truyện Tấm Cám còn có phần thứ hai, phản ánh cuộc đấu tranh gian nan và quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Cả hai phần của truyện đều thể hiện mơ ước thiện thắng ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa.

    1. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi

    Truyện kể “mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi”, lời kể đã xác định thân phận mồ côi của Tấm. Trong bao nỗi đau buồn của một đứa trẻ, có lẽ đau khổ thiệt thòi nhất là thiếu mẹ. Tục ngữ có câu “Cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá đầu chợ” để khái quát nỗi đau khổ, thiệt thòi vô cùng của đứa con mồ côi mẹ. Mồ côi cha đã khổ, mồ côi mẹ còn thiệt thòi, đau khổ hơn nhiều. Mọi đau khổ của Tấm đều bắt nguồn từ quan hệ với mẹ con người dì ghẻ. Tấm cô đơn chỉ biết khóc mỗi khi bị hành hạ. Bị Cám lừa trút mất giỏ tép, mất hi vọng có cái yếm đào, Tấm khóc. Cái yếm đào chỉ là một món quà bé nhỏ, nhưng với cô Tấm nghèo khó, mồ côi, đang ở tuổi trăng tròn, lại chẳng bao giờ được nhận một món quà nào thì nó thật đáng quý. Vì vậy, dường như Tấm không chỉ khóc vì bị mất yếm đào mà còn vì chút hi vọng được nhận yêu thương cũng tan biến mất. Bị lừa đi chăn trâu đồng xa để ở nhà mẹ con Cám làm thịt chú bống bé nhỏ bầu bạn với Tấm, Tấm lại khóc. Chú bống nhỏ bé, được cô nhường nhịn, chăm chút yêu thương trong bát cơm hẩm san sẻ cho bống và câu gọi thiết tha “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Với cô gái mồ côi không được nhận sự chăm sóc nào như Tấm thì chăm chút cho bống là một nhu cầu tình cảm, nhu cầu được chăm chút và sẻ chia. Vì vậy, việc giết bống đâu phải để thoả mãn sự tham ăn của mẹ con Cám mà là để hành hạ Tấm, phá đi chỗ dựa tình cảm của cô gái đơn côi. Cục máu bầm nổi trên mặt giếng như bằng chứng không lời về sự tàn bạo, độc ác của hành động giết bống. Lần thứ ba Tấm khóc là khi cô không được đi hội làng. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt. Đến đây, sự hành hạ chẳng cần phải che đậy như những lần trước. Hội làng là ngày vui nhất trong năm. Mọi người từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo đều được đi hội và chia sẻ niềm vui chung, thế mà riêng Tấm bị bắt ở nhà, cô càng lẻ loi hơn. Tấm lại khóc và dường như tiếng khóc lại một lần nữa đẩy nỗi đau khổ của cô lên cao hơn.

    Thân phận đầy đau khổ của cô Tấm trong truyện cổ là thân phận chung của những người nghèo, người mồ côi lương thiện trong xã hội xưa. Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ không chỉ là mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng mà còn là biểu hiện cụ thể của xung đột thiện – ác trong cuộc đời. Tấm đại diện cho nhân vật thiện chăm chỉ, lương thiện, đôn hậu (bắt được đầy giỏ tép, đi chăn trâu đồng xa, nhịn cơm dành nuôi bống,…) Cái ác hiện hình trong mẹ con mụ dì ghẻ qua hành động: lừa gạt lấy mất giỏ tép để tước đoạt ước mơ bé nhỏ của Tấm là cái yếm đào; lén lút giết chết con bống là giết chết người bạn bé nhỏ của Tấm; trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được đi hội làng, được giao cảm với đời của cô,… Tiếng khóc tội nghiệp của Tấm mỗi lần bị chèn ép, áp bức có sức lay động mọi trái tim nhân hậu, gọi dậy niềm cảm thông, chia sẻ của mọi người.

    Cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành, tác oai tác quái thì mâu thuẫn thiện – ác thể hiện càng sâu sắc, không thể dung hoà, tạo nên không khí căng thẳng buộc phải thay đổi.

    Truyện cổ tích thần kì thường giải quyết mâu thuẫn ấy theo hướng: dù lâu hay mau, dù gian nan khó khăn đến thế nào, song thiện nhất định sẽ thắng ác và người lương thiện nhất định sẽ được nhận hạnh phúc. Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn rất đặc trưng của cổ tích. Để giải quyết mâu thuẫn đó, truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố kì ảo.

    Truyện Tấm Cám, giải quyết mối xung đột thiện – ác cũng theo hướng thiện thắng ác và nhờ sự giúp sức của nhân vật Bụt. Bụt thường xuất hiện đúng lúc mỗi khi Tấm khóc, an ủi, nâng đỡ cô mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ. Tấm mất yếm đào – Bụt cho cá bống. Tấm mất bống – Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm không được đi hội – Bụt cho chim sẻ đến giúp Tấm, đưa Tấm đến hội, gặp nhà vua, được làm hoàng hậu và đạt đến đỉnh cao hạnh phúc. Bụt (tên gọi dân gian của Phật) vốn là nhân vật của Phật giáo, đã được dân gian hoá, trở thành ông lão hiền lành, tốt bụng, nhiều quyền năng, xuất hiện đúng lúc để nâng đỡ mơ ước, chữa lại số phận hẩm hiu cho người nghèo. Cùng với Bụt, con gà biết cảm thông với Tấm, chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tấm trên đường tới hạnh phúc. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất về hạnh phúc mà nhân dân có thể mơ ước cho cô gái mồ côi nghèo, cô đơn trong xã hội xưa.

    Những đau khổ của người mồ côi là có thực và phổ biến, còn hạnh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là mơ ước. Để phản ánh mơ ước về hạnh phúc qua nhân vật mồ côi, truyện cổ tích đã “chữa lại” số phận không may mắn cho họ. Điều đó thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai công bằng, dân chủ của nhân dân lao động.

    Trong truyện Tấm Cám Việt Nam và những truyện tương tự của nước ngoài, các cô gái mồ côi đến với hạnh phúc nhờ đôi giày, vật báu trực tiếp đem lại may mắn. Nhờ chiếc giày cô gái đánh rơi mà nhà vua hay hoàng tử nhận ra người đẹp và kết hôn với cô. Hình ảnh đôi giày trong văn hoá một số nước có ý nghĩa giao duyên, là vật làm tin các chàng trai cô gái thường trao cho nhau trước hôn lễ. Các chú rể người Đức thường tặng cho vị hôn thê của mình một đôi giày trong lễ đính hôn. Khi cô gái ướm chân vào giày, chàng trai phải tự tay mình đóng nốt những chiếc đinh cuối cùng với hi vọng hôn nhân của họ sẽ bền chặt. Ở Trung Quốc, các cô gái dù chưa biết mặt người chồng tương lai của mình là ai vẫn cứ khâu một đôi giày vải hoặc tết một đôi giày rơm làm món quà tặng đầu tiên cho chồng. Ở Việt Nam, đôi giày không có ý nghĩa giao duyên, nhưng khi những người phụ nữ bình dân nghe tin loa truyền, ai đi vừa giày sẽ được làm hoàng hậu thì “đàn bà con gái trong đám hội chen nhau đến ướm chân vào giày”. Ướm chân hay chính là được một lần thử vận may của mình! Có ai không mơ ước hạnh phúc và có ai lại bỏ qua cơ hội kiếm tìm hạnh phúc cho mình. Ướm giày, họ hi vọng một may mắn tình cờ nào đó sẽ dẫn mình đến tương lai tốt đẹp. Nhưng truyện cổ tích không bao giờ có ngẫu nhiên cho những người bất kì. Chỉ có người đáng hưởng hạnh phúc nhất mới là người ướm chân vừa giày và nhận món quà may mắn của số phận. Ta hiểu rằng, đằng sau luỹ tre làng yên tĩnh luôn ấp ủ bao mơ ước lãng mạn và kì diệu của người nghèo, truyện cổ tích đã tạo hình cho những mơ ước đó và nuôi nó sống động trong những câu chuyện kể.

    Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật thiện như Tấm trong truyện cổ tích châu Âu và thế giới. Điều đó một mặt phản ánh ước mơ thiện thắng ác, mặt khác còn nêu triết lí “ở hiền gặp lành”, một triết lí phổ biến trong truyện cổ tích.

    2. Cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi

    Các truyện cổ tích châu Âu cùng kiểu với truyện Tấm Cám của Việt Nam thường kết thúc khi cô gái mồ côi kết hôn với hoàng tử và hưởng hạnh phúc. Truyện Tấm Cám không chỉ dừng ở kết thúc phổ biến đó mà còn tiếp thêm một chặng nữa của cuộc đời nhân vật. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt. Cô Tấm lương thiện, hiếu thảo trèo cau hái quả cúng cha đã bị mẹ con Cám chặt cây giết chết. Cô Tấm hiền lành, ngây thơ vừa ngã xuống, một cô gái mạnh mẽ và quyết liệt hơn sống dậy, hoá thân trở về với cuộc đời, công khai chống lại cái ác đòi hạnh phúc. Cuộc chiến đấu đó thật gian nan, quyết liệt nhưng cũng thật hấp dẫn đối với người nghe, người đọc truyện cổ tích. Bởi trong cuộc đời, những gì người mồ côi yếu thế, nhỏ nhoi không thể làm được thì cô Tấm đã thay họ thực hiện ” oán thì trả oán, ân thì trả ân” đến tận cùng.

    Tấm thảo hiền bị dì ghẻ chặt cây sát hại mà không cam chịu chết. Cô hoá vàng anh, bay vào cung vua báo hiệu sự có mặt của mình trong lời nhắc nhở “Giặt áo chồng tao, thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”, vàng anh bị giết chết. Tấm hoá cây xoan đào (khung cửi), tuyên chiến với kẻ thù trực tiếp và dữ dội hơn “Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”, khung cửi bị đốt cháy. Từ đống tro tàn chết chóc, Tấm hoá cây thị (quả thị) trở lại với đời. Trong sự hoá thân ấy có sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Phải chăng trong nhân vật Tấm đã hội tụ sự dịu dàng và tính cách bất khuất của phụ nữ Việt Nam từ xa xưa.

    Tấm đã hoá thân, cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa thiện với ác, đồng thời cũng thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. Phải chăng cô Tấm có thể chết đi sống lại, có thể tự mình hoá thân để trở lại với đời? Chính những người dân nhân hậu và giàu tình thương đã không nỡ để một cô gái lương thiện như Tấm phải chết oan ức trong thầm lặng. Họ đã mượn yếu tố kì ảo, thổi sức sống mãnh liệt cho nhân vật, di dưỡng sức sống tiềm tàng trong đó, vực nhân vật dậy “đi trả thù và sống tự do”. Nhân dân đã gửi gắm vào nhân vật Tấm lòng nhân đạo, tình yêu thương con người sâu sắc của mình.

    Chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị) là những nơi Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó cũng là những hình ảnh đẹp của làng quê, làm nên ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện. Nếu như ở phần đầu truyện, mỗi lần Tấm khóc Bụt thường hiện lên ban tặng vật thần kì, thì ở phần sau, cuộc đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn nhưng Tấm không còn khóc, cũng không còn thấy sự xuất hiện của Bụt, chỉ thấy Tấm hành động liên tiếp để chống lại kẻ thù. Cũng chính nhân dân lao động, những người có thân phận như Tấm, những người thấu hiểu và cảm thương cô Tấm thiệt thòi, đã gửi vào nhân vật ấy ý thức mãnh liệt giành và giữ hạnh phúc của mình. Đằng sau câu chuyện đã gửi gắm một chân lí: Hạnh phúc chỉ bền chặt khi ta biết dũng cảm giành và giữ lấy. Vì vậy, nếu lúc đầu mỗi lần Tấm uất ức chỉ biết ngồi khóc, còn Bụt làm thay tất cả, thì đến đây chim vàng anh, khung cửi, quả thị (yếu tố kì ảo) không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm hoá thân, tạm ẩn mình để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.

    Sau bao lần hoá thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về với cuộc đời, với làng quê bình dị, vẫn là cô gái đảm đang khéo léo trong miếng trầu têm cánh phượng. Nhờ miếng trầu mà nhà vua nhận ra người vợ đảm của mình và đưa Tấm về cung. Miếng trầu là hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống văn hoá Việt Nam, gắn với phong tục hôn nhân người Việt “Miếng trầu nên dâu nhà người”, “Miếng trầu ăn ngọt như đường, đã ăn lấy của phải thương lấy người”…Miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên như vậy đã có mặt trong sự hội ngộ của nhà vua và Tấm.

    Nhưng sau nhiều lần chết đi sống lại trong lốt chim, cây, quả… dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn chừng nào cái ác còn tồn tại, chừng nào mẹ con Cám còn hiện diện. Cô lừa Cám để nó sai người đào hố, giội nước sôi, tự tìm đến cái chết. Kết thúc đó nêu triết lí dân gian “ác giả ác báo”, phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt tận gốc kẻ thù. Cuối cùng, hạnh phúc đã trở về với Tấm như món quà tặng quý giá cho lòng chung thuỷ và sự dũng cảm của cô.

    Sự hoá thân nhiều lần rồi trở về với cuộc đời của Tấm là biểu hiện sinh động của quan niệm về công bằng xã hội và hạnh phúc. Người lương thiện phải được nhận hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt, đó là quy luật của lòng nhân đạo, tình yêu thương con người. Người lao động không chờ đợi hạnh phúc đẹp và mơ hồ ở cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay trên mảnh đất mình từng gắn bó, ở nơi trần thế. Những lần hoá thân ấy của Tấm đã hàm chứa nhiều triết lí dân gian sâu sắc về hạnh phúc và đấu tranh, đúng như có nhà thơ đã viết:

    Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta,

    Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp

    Rơi vào tay người đó là định luật,

    Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam.

    Khi bàn về sự hoá thân của Tấm, có người cho đó là ảnh hưởng từ thuyết luân hồi nhà Phật (luân: vòng tròn, bánh xe; hồi: quay trở lại. Luân hồi là sự xoay vần liên tục. Một sinh vật sau khi chết sẽ chuyển sang hình hài một sinh vật khác: người, vật, cây cỏ… để trả nợ cho những gì kiếp trước mình đã phạm). Nhưng nếu có mượn thuyết luân hồi thì truyện Tấm Cám chỉ mượn hình thức để thể hiện mơ ước, tinh thần lạc quan của người lao động mà thôi. Bởi luân hồi nhà Phật là để chịu đau khổ do tội lỗi từ kiếp trước của mình, rồi sau đó tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc xa xôi. Còn cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần không phải để chịu khổ đau, cũng không định tìm hạnh phúc đẹp nhưng mơ hồ ở cõi Niết bàn mà để quyết giành và giữ hạnh phúc có thực của mình ngay ở thế giới này. Đó là lòng lạc quan, yêu đời và tinh thần thực tế của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.

    Cuộc chiến đấu giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ gian nan, quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo và lạc quan theo quan niệm của nhân dân. Kết thúc có hậu trong truyện cổ tích là biểu hiện tập trung những ước mơ của tác giả dân gian. Hầu hết truyện cổ tích đều kết thúc có hậu: người nghèo sẽ giàu có, người mất vợ sẽ tìm lại được và sống hạnh phúc, người xấu xí, dị dạng trở nên xinh đẹp, người bị áp bức nhiều nhất sẽ bước lên địa vị tối cao, được làm vua hay hoàng hậu… Kết thúc đó mang đến ánh sáng và vẻ đẹp lãng mạn cho truyện cổ tích, làm cho nó có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mọi thế hệ, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp, cái thiện của nhân dân lao động Việt Nam xưa. Cô Tấm nghèo khổ, bị hành hạ, chết đi sống lại, cuối cùng đã tiêu diệt cái ác, gặp lại chồng, trở về làm hoàng hậu bên những người dân hiền lành tốt bụng. Kết thúc đó còn mang mơ ước đổi đời của những người lao động nghèo, là bức tranh về một xã hội lí tưởng có “vua hiền, tôi giỏi”. Trong xã hội mơ ước đó, người lao động hiền lành, lương thiện đã được hưởng hạnh phúc.

    Cũng như nhiều truyện dân gian khác, truyện Tấm Cám có nhiều dị bản. Những bản kể ra đời ở thời trung đại đều kết thúc khi Tấm giết Cám, làm mắm gửi về cho dì ghẻ. Mụ ăn cứ tấm tắc khen ngon, đến khi ăn hết mới nhận ra đầu lâu con mình ở đáy hũ liền lăn đùng ra chết. Không ít người từng hài lòng trước sự trừng phạt ấy, bởi Tấm đã thay mặt cái thiện để tiêu diệt cái ác, thực hiện công lí mang tính nhân dân; thể hiện quan niệm và mơ ước về sự chiến thắng tuyệt đối, tự mình tiêu diệt tận gốc kẻ thù. Mẹ con Cám đã không từ thủ đoạn độc ác nào để hành hạ Tấm, từ lừa gạt đến trắng trợn bóc lột, từ lén lút giết Tấm đến công khai đốt cô thành tro bụi…Tội ác man rợ đó đáng bị trừng trị, hơn thế theo quan niệm “làm ác trả ác”, “hại nhân nhân hại” thì sự trừng phạt ấy là đích đáng. Nhưng hiện nay, tính chất thời đại đã thay đổi, hình thức trừng phạt ấy khiến cho nhiều người cảm thấy rùng rợn và ấn tượng đẹp về một cô Tấm thảo hiền, đôn hậu bị giảm đi. Vì vậy truyện cổ tích Tấm Cám lại tiếp tục số phận lịch sử của nó trên chặng đường truyền miệng, lời kể đã được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và quan niệm thẩm mĩ ở thời hiện đại mà nó đang lưu truyền.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Soạn Bài Truyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Dân Văn Phòng Học Được Gì Qua Câu Chuyện Cổ Tích Tấm
  • Phân Tích Nhân Vật Tấm Trong Chuyện Cổ Tích Tấm Cám
  • Triết Lý Nhân Quả Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám (Lê Xuân Chiến
  • Tả Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám Lớp 5, 6
  • Bạn đang xem chủ đề Truyện Cổ Tích Là Những Giấc Mơ Đẹp Tấm Cám trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Quảng Cáo

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Đề Xuất

    Truyện Kiều: Ngẫm Hay Muôn Sự Tại Trời, Trời Kia Đã Bắt Làm Người Có Thân Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân   Đến với Kiều như một mối duyên nợ học hành, chẳng ngờ bao nhiêu năm sau đó những tiếng lục bát gây thương nhớ vẫn ngấm ngầm theo chân tôi trên suốt những chặng đường đời. Ở đây, tôi chỉ muốn kể lại đôi ba câu chuyện vụn vặt, gọi là: “Mua vui cũng được một vài trống canh”… Tôi yêu văn chương từ thuở nhỏ, lúc nào cũng mơ được đắm mình trong cái phong khí văn thơ, nghệ thuật. Những năm 15, 16 tuổi,...

    10 Chuyện Cười Hay Nhất Ngày Tết 10 CHUYỆN CƯỜI HAY NHẤT NGÀY TẾT 10 CHUYỆN CƯỜI HAY NHẤT NGÀY TẾT Chuyện kiêng ngày Tết, cách thưởng Tết của sếp, vợ đẹp vì sắp Tết… là những truyện cười thú vị đầu năm. Chuyện kiêng ngày Tết                                      Kiêng người lạ vào xông đất nhưng mà trước đó trộm đã viếng thăm.   – Xin báo cho 113 gấp. Tôi ở số nhà… Căn hộ của tôi vừa bị kẻ gian bẻ khoá, chúng đã lấy...

    Những Bài Hát Ru Em Bé Ngủ Đi Cùng Năm Tháng Tuổi Thơ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Con ơi muốn nên thân người Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ, cù lao chín chữ ghi lòng con ơi Lời ru đầy ngọt ngào chan chứa chắc hẳn chúng ta cũng đã nghe tới khi bà và mẹ hay hát cho ta nghe. Những bài...

    Tổng Hợp 101+ Lời Chúc Sinh Nhật Người Yêu Cũ Ý Nghĩa Nhất! Sắp đến sinh nhật người yêu cũ và bạn băn khoăn có nên mở lời chúc mừng sinh nhật cho người yêu cũ hay không? Nếu có thì thế nào cho hay và ý nghĩa đây? Sau khi chia tay, cả 2 không còn bên nhau không có nghĩa sẽ không bao giờ nhìn mặt nhau nữa. Sinh nhật của người yêu cũ cũng là 1 dịp để cho người ấy biết rằng bạn vẫn nghĩ tốt về họ dù bây giờ đã đường ai nấy đi. Hãy giữ mối quan hệ như người bạn tốt với người yêu cũ,vì...

    Giáo Án Thơ Thăm Nhà Bà 1. Mục đích – yêu cầu: a. Kiến thức: – Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. – Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nhịp điệu bài thơ. – Nhớ tên bài thơ. b. Kỹ năng: – Phát triển ngôn ngữ , rèn lời nói rõ ràng mạch lạc. – Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm. – Kỹ năng trả lời đầy đủ câu. c. Giáo dục: – Trẻ biết kính trọng giúp đỡ ông bà, những người thân trong gia đình. – Có ý thức trong...

    Truyện Cổ Tích Thế Giới Hay Nhất là một thể loại văn học tự sự dân gian theo xu hướng chứa đựng các tình tiết hư cấu. Và được phân chia thành 3 thể loại là: truyện cổ thần kỳ, truyện cổ thế sự và truyện cổ loài vật. Nội dung của không quá dài với các nhân vật chính thường về các nhân vật quen thuộc trong dân gian như: thần tiên, người lùn, người khổng lồ, người cá,….Những nhân vật này có những khả năng đặc biệt hay phép thuật kỳ lạ. Phân biệt truyện cổ tích thế giới với các loại truyện khác Giữatruyện...

    Đọc Truyện Alibaba Và Bốn Mươi Tên Cướp Vào thời xa xưa, có một người đàn ông tên là Ali Baba sống ở Persia. Anh ta là một người tiều phu. Anh ta sẽ luôn là một người tiều phu nếu không có một ngày đặc biệt kia. Một ngày nọ, khi đang đốn củi trong rừng, Ali Baba trèo lên một thân cây để chặt một cành cao. Đột nhiên anh ngừng đốn vì nghe có tiếng vó ngựa. Một nhóm người đang cưỡi ngựa đến. Trông họ có vẻ dữ dằn và giống những tên cướp. Họ cưỡi ngựa qua bên dưới cành cây mà Ali...

    Truyện Cổ Tích Trung Quốc Con Cò Vàng Ngày xưa, ở một vùng nọ bên Trung Quốc, có một lãnh chúa phong kiến quyền thế rất lớn. Hắn rất hách dịch và tàn ác. Mỗi lần đi ra đường, người dân đang làm gì mà thấy hắn, cũng phải cúi xuống sát đất để chào. Một hôm, có một chàng trai trẻ từ miền xa tới. Tên chàng là Mi. Vẻ mặt hiền hậu, vui vẻ, giản dị và rất đáng yêu. Chàng vừa đi vừa thổi sáo. Bước chân của chàng uyển chuyên theo từng nhịp điệu. Tiếng sáo của chàng trong êm như tiếng chim hót buổi...

    Anh Học Trò Và Ba Con Quỷ Anh học trò và ba con quỷ – Truyện cổ tích Việt Nam Chuyện về anh học trò tên Long đã giúp đỡ gia đình phú hộ cứu được cô con gái và thu phục được 3 con quỷ. Sau đó, anh sở hữu được những đồ vật quý từ chúng gồm: một con ngựa, một mặt trời và một mặt trăng. Sử dụng những đồ vật này không chỉ giúp anh thoát khỏi tội khi quân mà còn trở thành một quan huyện. Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ có đôi vợ chồng nhà một phú hộ...

    Tổng Hợp Những Mẩu Truyện Cười Hay Nhất Ngày Gia Đình Việt Nam Hôm trước ngày lễ kỷ niệm đám cưới bạc, vợ hỏi chồng: – Chúng ta sẽ kỷ niệm ngày đáng nhớ này như thế nào đây, anh yêu? – Tốt nhất hãy dành một phút im lặng BÀI HỌC RÚT RA Một cặp vợ chồng tổ chức lễ kỷ niệm đám cưới vàng. Một tờ báo ở địa phương đã cử phóng viên đến phỏng vấn và chụp hình ông chồng về bí quyết giữ gìn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Người chồng kể: – Lúc đó là tuần trăng mật. Chúng tôi đi thăm Grand Canyon, quyết định đi...