Tại sao phải học văn học

Tại sao phải học văn học

Văn học là nhân học – câu nói đã đi vào tiềm thức của mọi người. Từ xưa đến nay, môn văn là một trong những bộ môn chính được giảng dạy trong nhà trường và trong các kỳ thi. Tuy nhiên, mức độ hứng thú và tầm quan trọng của môn văn học này với học sinh đang bị đi xuống.Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu vấn đề:Tại sao phải học môn văn?

Văn học ở xung quanh ta.Bạn đang xem: Tại sao bạn thích học môn văn

Thứ nhất: Thực trạng của việc học bộ môn văn trong nhà trường

Môn ngữ văn bao gồm các bộ môn: đọc hiểu, tiếng việt, tập làm văn. Các bộ môn có sự gắn kết và tích hợp để rèn cho học sinh về kỹ năng đọc hiểu, phân tích, rèn luyện về vốn từ và viết bài làm văn. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự hứng thú và yêu thích môn văn họccủa học sinh trong trường học không nhiều.Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự phát triển về công nghệ và thông tin đại chúng. Kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu của học sinh càng giảm. Học giảng văn nhưng không nắm bắt, tóm tắt được cốt truyện, không thuộc bài thơ thì sao có thể phân tích, cảm nhận được nội dung, rút ra được bài học.

Học sinh phụ thuộc vào văn mẫu, sau đó nhào nặn,sao chép thành bài văn của mình mà không có sự suy nghĩ, tư duy logic, phân tích vấn đề. Viết văn nhưng khô cứng, không liền mạch, không có cảm xúc .Văn mà chép của người khác lấy làm của mình thì đó gọi là đạo văn, chép văn mẫu giống như Nam Cao đã từng nói: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi. khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” hoặc “Thấy người ăn khoai cùng vác mai đi đào”. Học sinh không có sự sáng tạo, suy nghĩ, tìm tòi, dập khuôn.

Xem thêm: Tại Sao Nói Cuộc Khởi Nghĩa Hương Khê Là Cuộc Khởi Nghĩa Tiêu Biểu Nhất Trong Phong Trào Cần Vương?

Thứ hai: Tầm quan trọng của học môn văn

Môn văn là môn học rất quan trọng rèn luyện cho chúng ta về ngôn ngữ, diễn đạt, cách trình bày một vấn đề. Trong bất kỳ một ngành nghề nào, chúng ta đều cần đến các văn bản, thông báo, bảng biểu,.. Nếu một người được cho là thông minh, có văn hóa cao mà trình bày lộn xộn, không mạch lạc, rõ ràng thì không thu hút và thuyết phục được người nghe.

Học văn là để rèn luyện về nhân cách. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Nếu không học văn thì làm sao học sinh hiểu được những tấm gương đạo đức đã có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm vượt khó khăn để đưa chúng ta đến ngày tự do, hòa bình như Hồ Chí Minh,..một danh nhân văn hóa, một vị cha già có tài và có đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục.

Học văn để cảm nhận cái hay cái đẹp của nghệ thuật và ứng dụng vào thực tế đời thường. Mỗi bài thơ, câu chuyện là những gửi gắm của tác giả về nét đẹp truyển thống, văn hóa dân tộc, những hiện thực cuộc sống đời thường được đưa vào những trang thơ, câu chuyện. Qua đó, chúng ta cảm nhận được thực tế cuộc sống, hiểu biết về các văn hóa vùng miền hoặc của các dân tộc trong và ngoài nước.

Học văn là học để hoàn thiện về nhân cách và phát triển về tư duy ngôn ngữ trong giao tiếp và hành văn hằng ngày.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Cô Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ văn trường Marie Curie Hà Nội chia sẻ về cách dạy, học môn Ngữ văn trong trường phổ thông, từ đó nêu lý do khiến môn học trở nên nhàm chán với học sinh.

Dạy Văn để thi cử

Nhiều học sinh than thở các em không thích học Văn nhưng phải học để đi thi. Đi thi tất nhiên ai cũng mong được điểm cao nhưng cách cho điểm môn Văn lại theo barem điểm. Do vậy học sinh để có điểm cao môn Văn thì yêu thôi là chưa đủ mà cần phải học đủ ý như được dạy. Việc học thay vì tạo niềm vui lại trở thành nghĩa vụ bắt buộc.

Học Văn để đi thi là lý do chính khiến môn học này kém hấp dẫn học sinh và giáo viên. Những giáo viên dạy Văn có thể dạy thoáng, dạy mở ở các khối dưới. Nhưng đến năm cuối cấp phải gò học sinh ôn luyện phục vụ thi cử. Điều này hạn chế sự sáng tạo và cảm xúc của các em.

Dạy theo kiểu học thuộc, không tư duy

Xã hội đang nhìn nhận Ngữ văn là môn học thuộc. So với các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, người học Văn không cần thiết phải tư duy quá nhiều. Chính quan niệm này làm giảm giá trị của môn Văn. Tuy nhiên phải nhìn nhận khách quan, sở dĩ xã hội có cái nhìn như vậy là bởi cách Ngữ văn trong nhà trường thiên về đọc chép, không chú trọng phát triển tư duy của học sinh.

Nguyên nhân sâu xa vẫn bắt nguồn từ câu chuyện thi cử. Bởi điểm thi môn học này được chấm theo barem điểm nên giáo viên sẽ dạy theo kiểu đọc chép. Học sinh làm bài chỉ cần đúng ý, đủ điểm và không dám phá cách.

Với cách dạy theo kiểu học thuộc sẽ hạn chế năng lực tư duy, phản biện xã hội của học sinh. Nhiều em sau khi ra trường cảm thấy tiếc nuối vì không học môn Văn tử tế. Nhưng các em cũng tâm sự thật, với cách dạy Ngữ văn khô cứng như hiện nay, chẳng mấy học sinh yêu thích môn học này.

Dạy thụ động, thiếu sự phản biện 

Vài năm trở lại đây, trong cấu trúc đề thi Văn mới dè dặt thêm phần nghị luận xã hội. Trong khi đó nhiều nước đã có những đề thi Văn 100% là nghị luận xã hội. Nhiều học sinh so sánh cách viết văn bằng tiếng Anh và viết văn bằng Tiếng Việt. Các em thừa nhận thích viết văn bằng tiếng Anh hơn vì được thoải mái sáng tạo trên nhiều khía cạnh.

Chính sự thoải mái đó thúc đẩy sáng tạo, tư duy mở của học sinh. Do vậy muốn học sinh hứng thú với môn Ngữ văn cần phải thay đổi cấu trúc đề thi theo hướng tăng phần nghị luận xã hội, giảm phần nghị luận văn học. 

Nghị luận xã hội chính là mảnh đất giúp học sinh khai phóng tư duy và bày tỏ chính kiến của mình. Giáo viên phải đưa được những vấn đề đa chiều và cho phép học sinh phản biện.

Tại sao phải học văn học

Dạy Văn để đi thi là một trong những lý do chính khiến môn học này nhàm chán. (Ảnh minh họa: VTV)

Dạy Văn mang tính áp đặt

Đối với môn Toán, Lý, Hóa học sinh có thể giải bài tập theo nhiều cách khác nhau chỉ cần đúng kết quả. Và chúng ta khen ngợi những các em đó là thông minh, sáng tạo. Nhưng không em nào học môn Ngữ văn khi đi thi lại dám viết lên suy nghĩ trái với những điều được dạy trên lớp. Đây là điểm hạn chế trong cách dạy môn Ngữ văn tại nhà trường khi nặng về tính áp đặt.

Hàng chục năm qua, chúng ta vẫn dạy học trò nhân vật chính diện luôn luôn là người tốt, nhân vật phản diện bắt buộc là người xấu. Nhưng cuộc sống này vốn đa chiều và xã hội luôn vận động. Bất kể một sự vật, hiện tượng, con người nào cũng có những mặt được và chưa được. Môn Văn phải khơi gợi được chính kiến của học sinh thay vì ép các em phải viết, nói những điều các em không nghĩ.

Chú trọng kỹ năng viết, bỏ qua đọc hiểu, nói

Trong môn Ngữ văn có 3 kỹ năng rất quan trọng bao gồm nói, viết và đọc hiểu. Nhiều nền giáo dục chú trọng đến việc dạy nói, đọc hiểu, viết cho trẻ. Nhưng học sinh Việt Nam chỉ được học viết chưa được dạy cách nói, đọc hiểu. Có thể nhìn thấy điểm yếu cố hữu của học sinh nước ta đó là kỹ năng nói rất yếu, không dám bày tỏ suy nghĩ cá nhân, không dám đứng thuyết trình trước đám đông.

Cho nên để môn Văn hấp dẫn với học sinh, giáo viên phải thay đổi cách dạy cho phép các em được nói, được bày tỏ quan điểm. Có như vậy cái gốc rễ mà môn Văn vun trồng mới bám chặt, bám sâu.

Nặng tính giáo điều, xa rời cuộc sống

Cách dạy Văn đi theo một lối mòn. Nhiều giáo viên thời đại 4.0 nhưng vẫn giữ một giáo án, phương pháp dạy cách đây hàng chục năm. Vì người ta ngại đổi mới nên mặc định chỉ dạy học sinh những điều có trong khuôn mẫu.

Trên thực tế, xã hội luôn vận động và phát triển. Nếu vẫn giữ khư khư cách dạy theo lối mòn học sinh sẽ nhàm chán. Những tác phẩm được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong sách vở không phản ánh hết thực tế cuộc sống vốn đã sinh động. Cho nên để học sinh hiểu, tiếp thu và yêu môn học này, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy, gắn chặt môn Văn với những bài học trong cuộc sống.

Suy cho cùng cái địch lớn nhất của việc học Văn là để trau dồi tâm hồn và học cách làm người. Nếu giáo viên không hướng học sinh đến những giá trị đó thì môn học này đương nhiên sẽ bị gắn mác nhàm chán.

Vũ Ninh (ghi)