Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì

Bệnh tăng sinh mạch dạng lympho có bạch cầu đa nhân ái toan (AHE) hay u mạch dạng biểu mô (Epithelioid hemagioma) là một bệnh lành tính, hiếm gặp, đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào nội mô dạng mô bào, xâm nhập viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân ái toan và bạch cầu lympho. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ tuy nhiên có liên quan đến chấn thương và dị dạng thông động tĩnh mạch.
2. Đặc điểm lâm sàng

Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi và trung niên. Biểu hiện là một hay nhiều sẩn, nốt hình vòm, bề mặt mềm mại, màu sắc thay đổi từ màu hồng đến màu mận chín, kích thước từ 0.5 đến vài centimet. Hay gặp tổn thương ở khu vực đầu, cổ đặc biệt là vùng quanh tai, trán, da đầu, ít gặp hơn ở thân mình, bìu, dương vật, miệng…Bệnh diễn biến từ vài tháng đến nhiều năm và thường không có triệu chứng khác đi kèm. Biểu hiện khác có thể gặp ở một số bệnh nhân như đau, ngứa, chảy máu, sờ thấy mạch đập tại tổn thương…

Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì

Hình 1. Bệnh tăng sinh mạch dạng lympho có bạch cầu đa nhân ái toan ( Bệnh nhân nam 43 tuổi – Bệnh viện Da liễu Trung ương)

 
3. Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ. Một số yếu tố liên quan như thông động tĩnh mạch, chấn thương tại chỗ, tăng nồng độ estrogen trong máu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Ngoài ra ở một vài bệnh nhân có sự tiến triển thành bệnh u lympho T ở da ( Mycosis Fungoides).  

4. Đặc điểm mô bệnh học

Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng bởi sự tăng sinh các mạch máu kích thước đa dạng được lót bởi các tế bào nội mô sưng phồng hay còn gọi là tế bào nội mô dạng mô bào. Những tế bào này có bào tương rộng, ưa acid và có những hốc sáng trong bào tương. Môt đặc điểm quan trọng khác, đó là sự xâm nhập của các tế bào viêm gồm chủ yếu lympho bào và bạch cầu đa nhân ái toan phân bố lan tỏa ở trung bì hay hạ bì, có thể xâm nhập vào mạch máu. Đặc điểm mô bệnh học cũng thay đổi tùy theo giai đoạn tổn thương. Giai đoạn đầu chủ yếu là sự tăng sinh mạch máu với các tế bào nội mô dạng mô bào. Còn ở giai đoạn muộn, chủ yếu có sự xâm nhập viêm bạch cầu lympho và các tế bào nội mô lót thành mạch có kích thước nhỏ hơn.

Dựa theo phân bố của tổn thương, bệnh được chia làm hai loại: một dạng tổn thương trong da, một dạng có tổn thương dưới da. Dạng AHE dưới da có sự tăng sinh nhiều tế bào nội mô dạng mô bào hình thành khối chắc ở dưới da. Trong khi đó, dạng AHE trong da có ít tế bào nội mô dạng mô bào hơn và thay bằng các tế bào nội mô có kích thước nhỏ hơn.

Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì

Hình 2. Mô bệnh học của bệnh tăng sinh mạch dạng biểu mô có bạch cầu đa nhân ái toan.

Hình ảnh tăng sinh mạch máu ở trung bì với các tế bào nội mô dạng mô bào và xâm nhập viêm mạn tính có bạch cầu đa nhân ái toan ở vật kính 4x (H2a) và vật kính 40x (H2b).

 
5. Chẩn đoán phân biệt – Bệnh Kimura đặc trưng bởi sự xuất hiện của một khối nằm dưới da ở vùng quanh tai hay dưới hàm dưới thường gặp ở người châu Á trẻ tuổi. Ngoài ra bệnh còn phối hợp với các biểu hiện khác như nổi hạch ngoại biên, tăng bạch cầu ái toan, tăng IgE huyết thanh và một số bệnh lý về thận. Đặc điểm mô bệnh học có sự xâm nhập viêm bạch cầu đa nhân ái toan, hình thành các vi apxe và không có các tế bào nội mô dạng mô bào. – Bệnh sarcoma mạch phân biệt với bệnh u mạch dạng biểu mô dựa vào mô bệnh học với sự biến đổi hình thái tế bào (Tế bào to nhỏ không đểu, tăng chất nhiễm sắc, nhiều nhân chia) và có sự nối thông giữa các mạch máu, xâm nhập rất ít tế bào viêm. – Ngoài ra bệnh còn phân biệt với một số bệnh khác như sarcoma Kaposi và viêm da mủ, chủ yếu dựa vào đặc điểm mô bệnh học.        

6. Điều trị

Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tổn thương. Tuy nhiên vẫn có khoảng 1/3 trường hợp tái phát sau phẫu thuật, có thể do chưa loại bỏ được hoàn toàn shunt động – tĩnh mạch. Phẫu thuật Mohs giúp khắc phục nhược điểm này. Ngoài ra còn có một số phương pháp điều trị khác như laser màu, laser C02, tiêm corticoid nội tổn thương có thể có hiệu quả với một số trường hợp.

Điều trị tại chỗ như bôi Tacrolimus, imiquimod, isotretinoin là những phương pháp điều trị mới, hiện đang được nghiên cứu.

Tin bài và ảnh:  Bs. Bùi Thị Phương Minh, Khoa Sinh hóa – HH – MD – GPB

Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT

Hỏi - 10/02/2015
Kính chào bác sĩ,

Theo chỉ định của bác sĩ bệnh viện Hùng Vương, thai em đã bị lưu phải bỏ, lúc đó thai 8 tuần. Em đã uống thuốc để bỏ thai, sau khi uống theo hướng dẫn, em ra huyết nhiều và có nhiều bã cục vào ngày 18/12. Theo lịch hẹn tái khám là ngày 1/1 nhưng em chưa kịp đi vì nghỉ lễ, nhưng trong ngày này em ra huyết rất nhiều sau đó được cấp cứu ở bệnh viện phụ sản Tiền Giang, bác sĩ chẩn đoán em bị sót nhau và viêm nội mạc tử cung, sau khi được điều trị em nhận lịch tái khám vào ngày 20/1. Đến 20/1 em quay lại kết quả siêu âm: lòng tử cung có khối echo hỗn hợp 13x51mm có tăng sinh mạch máu. Bác sĩ chỉ định em lên bệnh viện Từ Dũ để chích thuốc. 21/1 em đến khám tại bệnh viện Từ Dũ.

Kết quả siêu âm: có khối echo hỗn hợp 17x51mm lòng tử cung. Em có đưa bác sĩ xem kq siêu âm tại bệnh viện Tiền Giang và hỏi tăng sinh mạch máu là gì, bác sĩ nói không sao và cho thuốc Misoprostol về nhà ngậm 4 lần mỗi lần 2 viên. Khi em ngậm thuốc em không bị ra huyết cũng không có gì lạ. Đến ngày 1/2 em có kinh, ra huyết nhiều hơn bình thường và kéo dài đến 8 ngày (binh thường em chỉ có 3 ngày). Sau hết kinh em vẫn còn ra nhiều dịch nhầy. Đến ngày 9/2 em quay lại tái khám, kết quả siêu âm: Lòng tử cung có vùng echo trống, bờ dày giống hình túi thai dài 7mm.

Bác sĩ nói có thể em đã có thai lại và hẹn tái khám sau 2 tuần. Về nhà em có dùng que thử thai, kết quả là 1 vạch. Bác sĩ cho em hỏi vùng echo trống giống hình túi thai là gì? Nếu là thai thì có giữ được không? Có bị ảnh hưởng gì không? Nếu không phải thai thì để thêm 2 tuần nữa có sao không ạ? Tăng sinh mạch máu là gì ạ? Sao kết quả siêu âm ngày 21/1 lại không có và không được chích thuốc giống như ở bệnh viện Tiền Giang nói thì có sao không? Qua quá trinh điều trị thai lưu của em như vậy thì tử cung có bị ảnh hưởng gì về sau không ạ? Em đang hoang mang, mong bác sĩ trả lời giúp em, em cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời
Chào Hạnh,

Bác sĩ siêu âm có nhiệm vụ ghi nhận hình ảnh quan sát được. Hình ảnh ghi nhận trên siêu âm phụ thuộc nhiều khả năng phân giải của máy siêu âm cũng như kinh nghiệm của bác sĩ. “Tăng sinh mạch máu” là hình ảnh có nhiều mạch máu ở vùng quan sát, “Hình ảnh echo trống dài 7mm” có thể gợi ý nhiều chẩn đoán, trước tiên là “giống túi thai”, nghĩa là có thể đây là giai đoạn sớm của sự hình thành thai. Bác sĩ sản phụ khoa cần hỏi thêm bệnh sử về việc quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai đã áp dụng…để có thể hướng đến chẩn đoán chính xác.Nếu có thai lại thì về lý thuyết, em vẫn có thể giữ thai được. Tuy nhiên, trên thực tế, có thai lại ngay sau thai lưu chưa được 2 tháng thì kết cục của thai thường cũng khó giữ. Sau thai lưu, cần thời gian để kiểm tra lại sức khỏe của hai vợ chồng cũng như được tư vấn cho sự chuẩn bị tốt hơn ở lần mang thai sau.

Em tiếp tục theo dõi đến ngày tái khám. Nếu có dấu hiệu bất thường thì khám ngay, em nhé.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ

Tăng sinh mạch  máu là gì đang trở thành câu hỏi lớn của nhiều người hiện nay. Dấu hiệu này có nguy hiểm hay không và chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người bị tăng sinh mạch máu? Các bạn có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề này trong bài viết của Nesfaco nhé. 

Tăng sinh mạch máu là gì bạn có biết hay không? Tăng sinh mạch máu là một trong những triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tăng sinh mạch máu được xem là tình trạng các mạch máu trong cơ thể có sự thay đổi bất thường. Các mạch máu bị tổn thương khiến quá trình lưu thông máu trong cơ thể bị gián đoạn. 

Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì
Tìm hiểu về tăng sinh mạch máu

Tăng sinh mạch máu là khái niệm dùng để chỉ các hình ảnh siêu âm có nhiều mạch máu tích tụ. Thông thường nếu ai bị tăng sinh mạch thì sẽ có nguy cơ bị các u ác tính. như ung thư gan, ung thư phổi…. Nếu là ung thư gan thì khi bơm chất cản quang vào gan thì vị trí các khối u sẽ tập trung có chất này cao. Hay nếu có bị ung thư vú thì xung quanh bộ phận này sẽ xuất hiện mạch máu tăng sinh và ngoằn ngoèo. 

Do đó tăng sinh mạch máu là gì có nghĩa là dấu hiệu để phát hiện bệnh ung thư ở cơ thể con người. Nếu siêu âm thấy mạch máu tập trung nhiều ở một vị trí thì đây sẽ là dấu hiệu của u ác tính. 

>> Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân giãn cơ tim là gì và cách điều trị

Theo nghiên cứu thì các khối u ác tính sẽ có hiện tượng tăng sinh mạch máu. Tình trạng này sẽ khiến các mạch máu dần phát triển dày đặc đi nuôi những ổ di căn con trong cơ thể. Không những thế, u ác tính còn ngày càng trở nên to lớn, sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu. Từ đó khiến cho u ác tình có tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng và nguy hiểm. 

Thời gian ủ bệnh càng lâu thì việc điều trị, kéo dài sự sống càng trở nên khó khăn. Có thể nói tăng sinh mạch máu là triệu chứng để hình thành nên các khối u trên cơ thể người bệnh. U càng lớn thì khả năng tử vong của người bệnh càng cao. Chính vì thế, ngay từ khi phát hiện ra các tăng sinh mạch máu thì bạn cần phải điều trị ngay lập tức. Không nên chần chừ khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn. 

Những khối u trên cơ thể được chia thành 2 dạng là u ác tính là ung thư và u lành tính là u xơ có thể điều trị khỏi. Theo y học thì cả hai loại u này đều có quá trình hình thành như nhai nhưng trong nhân xơ thì sẽ có tính chất khác. Nhưng u ác tính thì sẽ có những rối loạn, biến đổi khôn lường mà chúng ta không thể nào kiểm soát được. Các tế bào già cỗi không chết đi và thay thế cái mới mà chúng lại vẫn tồn tại dẫn đến các khối u hình thành.

Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì
Sự khác nhau giữa u lành và u ác tính

U ác tính sẽ là các tế bào non phát triển có sự nhân đôi không kiểm soát và không có chức năng. Chúng sẽ nhận được nhiều chất kích thích tăng sinh mạch máu và ngày càng xâm lấn đến các cơ quan xung quanh. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng u ác tính di căn khi không được điều trị kịp thời.

Ngược lại nếu là u lành tình thì hiện tượng tăng sinh mạch máu sẽ không xuất hiện và không có tình trạng tăng trưởng về kích thước. Chúng sẽ không thể nào chui vào mạch máu để phá tan sức đề kháng của cơ thể. Đây chính là điểm khác nhau giữa u lành và u ác tính trên cơ thể người.  

Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì
U ác tính phát triển trong cơ thể thông qua mạch máu tăng sinh 

>> Xem thêm: Hạ huyết áp tư thế là gì và những nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế

Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng tăng sinh mạch máu 

Tình trạng tăng sinh mạch máu sẽ có mối liên hệ trực tiếp đến quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư. Do đó, ngay khi phát hiện các mạch máu tăng sinh thì bạn cần phải có biện pháp điều trị ung thư ngay lập tức, không nên để lâu thì thời gian lâu thì khả năng u ác sẽ di căn. Người bệnh phải điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh nặng để ngăn ngừa sự phát triển của các mạch máu. SỬ dụng kháng tăng sinh mạch máu chính là cách không gây ảnh hưởng tới những mạch máu bình thường. 

Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì
Giải pháp hạn chế sự phát triển của hiện tượng tăng sinh mạch máu

Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị thì bạn cũng cần phải bổ sung thêm hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để cơ thể có thể chống lại sự lan tỏa của u ác. Hãy thường xuyên tăng cường dưỡng chất có nhiều vitamin, khoáng chất. Hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất cồn…

Với những chia sẻ trên đây của nesfaco.vn các bạn đã hiểu tăng sinh mạch máu là gì rồi đúng không nào. Nếu muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến sức khỏe thì đừng quên ghé đến Nesfaco để cập nhật thêm nhé. Chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng những kiến thức thú vị về các bệnh lý nguy hiểm thường xảy ra hiện nay. Mời các bạn đón xem các bài viết tiếp theo nhé. 

  • Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì

  • Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì

  • Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì

Tăng sinh mạch máu ngoại vị là gì