Tên ngành nhóm ngành là gì

Giờ này chắc hẳn các sĩ tử lớp 12 đang rất đau đầu trong việc chọn ngành học. Đây là một việc rất quan trọng khi chúng ta bước chân vào ngưỡng cửa đại học, vì việc chọn ngành bây giờ có thể sẽ quyết định đến ngành nghề và tương lai của các em sau này.

Sau này khi đi xin việc, tên NGÀNH mà em theo học sẽ được ghi trên tấm bằng Đại học của các em, và cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng xét tuyển.

Nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên khi ra trường mới nhận ra rằng TÊN NGÀNH ghi trên bằng đại học lại không hề giống với ngành bạn đã đăng ký để vào trường. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình xin việc sau này của các em.

Vậy tại sao lại xảy ra trường hợp như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé 

PHÂN BIỆT NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH

Trước tiên các em cần hiểu rõ được hai khái niệm NGÀNH ĐÀO TẠO và CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO.

Ngành đào tạo (ngành học): là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo. Ngành đào tạo sẽ được ghi trên bằng tốt nghiệp Đại học.

Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo. Chuyên ngành đào tạo sẽ được ghi trên bảng điểm.

Các trường đại học, cao đẳng sẽ đào tạo nhiều ngành học khác nhau vd như Ngành Kế toán, Ngành Quản trị kinh doanh, Ngành Công nghệ thông tin,.... Trong một ngành đào tạo, các trường có thể chia ra các chuyên ngành để đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu của sinh viên, ví dụ như Ngành Kế toán thường có chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, chuyên ngành kiểm toán, chuyên ngành kế toán công,....

 MẬP MỜ ĐỂ THU HÚT THÍ SINH ĐĂNG KÝ

Theo quy định, khi một trường muốn mở ngành đào tạo mới cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đủ điều kiện chuyên môn, chương trình đào tạo... Vì vậy một số trường đã lách bằng cách mở những chuyên ngành hot nằm trong một ngành nào đó của trường để thu hút thí sinh đăng ký. Một ví dụ, ngành quản trị khách sạn là một ngành khá mới nên rất khó để có đủ tiến sĩ, thạc sĩ để mở ngành, nên tại một số trường, nó trở thành chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh. Khi tuyển sinh, trường đó có thể ghi thông tin không rõ ràng để các em tưởng rằng mình đã đăng ký vào ngành quản trị khách sạn đang khá hot hiện nay. Và đến khi nhận bằng đại học, các em mới ớ ra rằng mình lại là Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh. Một số trường còn “nhét” tất cả các ngành kinh tế như Marketing, kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử, du lịch, khách sạn vào một ngành Quản trị kinh doanh; có thể không sai nhưng cũng có thể là một chiêu trò khi họ không giải thích rõ cho các em trước khi đăng ký hồ sơ để thu hút thí sinh đăng ký. Sau này, sinh viên đi xin việc rất khó lý giải với nhà tuyển dụng vì sao học ngành này nhưng lại nhận bằng tốt nghiệp ngành khác. Ngược lại, những trường đại học có nhiều ngành riêng hẳn nhiên là trường vững mạnh về cơ sở vậy chất và đội ngũ giảng viên nên các em có thể yên tâm đăng ký học rồi.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÂU LÀ NGÀNH ĐÂU LÀ CHUYÊN NGÀNH?

Trong thời gian này, các em nên lựa chọn và tìm hiểu kỹ trường đại học mà mình định đăng ký nguyện vọng, để đến khi tốt nghiệp phải được cấp bằng đúng với tên ngành đã học, tránh bị lừa bởi những thông tin mập mờ, không rõ ràng.

Các ngành đào tạo đều có mã ngành riêng, được quy định chung bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi đăng ký xét tuyển, các em sẽ phải điền thông tin mã ngành do các trường đại học cung cấp vào phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp hoặc phiếu xét học bạ. Thí sinh sẽ dùng mã đó tra theo bảng mã ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem tên ngành có đúng như ngành các em muốn đăng ký hay không.

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các em có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc lựa chọn ngành và trường để đăng ký xét tuyển.

Chúc các em may mắn và lựa chọn được ngành học, trường học như mong muốn.

Tổng hợp: Phòng truyền thông và tư vấn tuyển sinh

Kỳ thi THPT quốc gia 2020 đang đến gần. Nếu không có bất cứ thay đổi nào, trong vài tháng tới, sĩ tử trên cả nước sẽ bắt tay vào hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Đây là thủ tục có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối. Để tránh được các sai lầm dễ mắc phải trong quá trình điền hồ sơ, teen 2k2 có thể tham khảo cách ghi nguyện vọng thi đại học qua bài viết dưới đây.

Các bước tìm kiếm và điền thông tin

Cách ghi nguyện vọng thi đại học chính xác nhất sẽ bao gồm 3 bước sau đây:

Bước 1: Tìm mã trường đăng ký

- Truy cập địa chỉ: https://thituyensinh.vn

Tên ngành nhóm ngành là gì

- Nhập tên trường cần đăng ký, ví dụ: Đại học Lạc Hồng, bạn sẽ tìm được thông tin mã trường chính xác là DLH.

Bước 2: Tra cứu mã ngành học/ nhóm ngành học và tổ hợp môn xét tuyển

Từ giao diện kết quả tìm kiếm ở bước 1, bạn hãy nhấn chuột vào tên trường để mở đề án tuyển sinh chi tiết.

Tên ngành nhóm ngành là gì

Trang đề án tuyển sinh của Đại học Lạc Hồng năm 2019

Tại đây, thí sinh có thể xem được thông tin tổng quát về các ngành/ nhóm ngành mà đơn vị đào tạo đó có kế hoạch tuyển sinh, bao gồm: mã ngành, chỉ tiêu và các tổ hợp môn xét tuyển. Cụ thể như trong hình minh họa, ngành Khoa học môi trường của Đại học Lạc Hồng có mã là 7440301, xét tuyển 4 tổ hợp môn: A00, B00, C02 và D01.

Bước 3: Ghi thông tin ở trên vào phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia 2020

Dựa trên các kết quả đã tìm kiếm được, thí sinh có thể bắt tay vào việc điền thông tin ở mục 21 trong hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia. Trong quá trình đó, bạn cần lưu ý cách ghi nguyện vọng thi đại học sao cho vừa chuẩn xác, vừa nâng cao khả năng trúng tuyển vào ngành nghề yêu thích.

Tên ngành nhóm ngành là gì

Cách điền mục 21 trong hồ sơ dự thi

- Nguyện vọng 1 là nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất. Bạn cần viết lần lượt từ nguyện vọng 1, 2, 3... cho đến hết.

- Mức độ ưu tiên của nguyện vọng nên tương ứng với mức độ yêu thích và mong muốn trúng tuyển của bạn. 

- Cột mã trường: ghi chữ in hoa.

- Cột mã ngành/ nhóm ngành: Ghi chính xác theo thông tin đã tìm kiếm, kiểm tra kỹ càng tránh trường hợp nhìn lệch dòng hoặc nhầm số.

- Cột ngành/ nhóm ngành: ghi tên ngành/ nhóm ngành theo đúng thông tin mà đơn vị tuyển sinh công bố, không bỏ bớt từ. Ví dụ: “Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa” không được viết gọn thành “Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa”.

- Mã tổ hợp xét tuyển: ghi đầy đủ mã tổ hợp bao gồm 3 ký tự, tránh ghi tắt theo tên các khối thi cũ. Ví dụ: Với tổ hợp môn Toán - Lý - Hóa, bạn cần điền A00 chứ không phải A.

Thông tin về chương trình tuyển sinh 2020 của Đại học Lạc Hồng

Năm 2020, Đại học Lạc Hồng tuyển sinh tổng cộng 22 ngành học, trong đó, có nhiều ngành học được đánh giá sẽ trở thành xu hướng nhân sự trong thời gian tới như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ thực phẩm

Tên ngành nhóm ngành là gì

LHU áp dụng 5 phương thức xét tuyển trong mùa tuyển sinh 2020

Nhà trường dự kiến sử dụng 5 phương thức xét tuyển, bao gồm:

(1). Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2020.

(2). Xét tuyển đại học theo kết quả học bạ lớp 12, bao gồm 2 hình thức: 

- Tổng điểm 3 môn (theo tổ hợp xét tuyển) cả năm lớp 12 trong học bạ ≥ 18 điểm.  

- Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm. 

(3). Xét tuyển theo điểm trung bình 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12)

(4). Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Lạc Hồng hoặc ĐH Quốc gia TP. HCM.

(5). Xét tuyển thẳng vào Đại học:

- Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học, cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên. 

- Thí sinh có học lực loại khá 3 năm lớp 10, 11, 12. 

- Thí sinh học tại các trường chuyên. 

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

- Thí sinh thuộc 200 trường Top đầu cả nước.

- Thí sinh thuộc các trường THPT có ký kết nghĩa - hợp tác giáo dục với LHU.

Để đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia vào Đại học Lạc Hồng, thí sinh nên áp dụng các bước hướng dẫn cách ghi nguyện vọng thi đại học kể trên. Để đăng ký xét tuyển vào Đại học Lạc Hồng, bạn vui lòng truy cập: https://lhu.fun/EAE495.

Trên đây là cách ghi nguyện vọng thi đại học chuẩn xác dành cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm cơ bản, từ đó, tiết kiệm thời gian hoàn thiện hồ sơ.