Ví dụ về văn bản quản lý hành chính nhà nước

(Last Updated On: 31/07/2021 By Lytuong.net)

Văn bản quản lý nhà nước là gì? Các loại văn bản quản lý nhà nước.

Văn bản quản lý nhà nước

Văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

Văn bản quản lý hành chính nhà nước

Văn bản QLHCNN là một bộ phận của văn bản QLNN, bao gồm những văn bản của các cơ quan nhà nước (mà chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành. Các văn bản đặc thù thuộc thẩm quyền lập pháp (văn bản luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật) hoặc thuộc thẩm quyền tư pháp (bản án, cáo trạng,…) không phải là văn bản QLHCNN.

Phân loại văn bản quản lý nhà nước

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Nghị định của Chính phủ

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

+ Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

+ Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước

+ Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội

+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp

+ Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp

Văn bản hành chính

Văn bản hành chính thông thường

Văn bản hành chính thông thường dùng để chuyển đạt thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức; ghi chép lại các ý kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa tổ chức và công dân. Văn bản hành chính đưa ra các quyết định quản lý, do đó, không dùng để thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt.

Văn bản hành chính thông thường là loại văn bản hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước, được sử dụng giải quyết những công việc có tính chất như hướng dẫn, trao đổi, đôn đốc, nhắc nhở, thông báo…

Các loại văn bản hành chính

+ Công văn

+ Thông cáo

+ Thông báo

+ Báo cáo

+ Tờ trình

+ Biên bản

+ Dự án, đề án

+ Kế hoạch, chương trình

+ Diễn văn

+ Công điện

+ Các loại giấy (giấy mời, giấy đi đường, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép,…)

+ Các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình,…)

Văn bản hành chính cá biệt

Văn bản hành chính cá biệt là những quyết định quản lý hành chính thành văn mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra quy tắc xử sự riêng áp dụng một lần đối với một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ rõ.

Các loại văn bản hành chính cá biệt:

+ Lệnh: là một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới.

+ Nghị quyết: là một trong những hình thức văn bản do một tập thể chủ thể ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới.

+ Nghị định quy định cụ thể về tổ chức, địa giới hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

+ Quyết định là một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới.

+ Chỉ thị: một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban hành có tính đặc thù, nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới có quan hệ trực thuộc về tổ chức với chủ thể ban hành. Chỉ thị thường dùng để đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thực hiện những quyết định, chính sách đã ban hành.

+ Điều lệ, quy chế, quy định, nội quy,… có tính chất nội bộ. Đây là loại văn bản được ban hành bằng một văn bản khác, trình bày những vấn đề có liên quan đến các quy định về hoạt động của một cơ quan, tổ chức nhất định.

Văn bản chuyên môn – kỹ thuật

Đây là các văn bản mang tính đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một số cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật. Những cơ quan, tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này phải tuân thủ theo mẫu quy định của các cơ quan nói trên, không tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức của những văn bản đã được mẫu hóa.

Văn bản chuyên môn được hình thành trong một số lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước như tài chính, ngân hàng, giáo dục… hoặc là các văn bản được hình thành trong các cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật. Các loại văn bản này nhằm giúp cho các cơ quan chuyên môn thực hiện một số chức năng được Ủy quyền, giúp thống nhất quản lý hoạt động chuyên môn. Những cơ quan không được nhà nước Ủy quyền không được phép ban hành văn bản này.

Văn bản kỹ thuật là các văn bản được hình thành trong một số lĩnh vực như kiến trúc, xây dựng, khoa học công nghệ, địa chất, thủy văn,.. Đó là các bản vẽ được phê duyệt, nghiệm thu và đưa vào áp dụng trong thực tế đời sống xã hội. Các văn bản này có giá trị pháp lý để quản lý các hoạt động chuyên môn, khoa học kỹ thuật.

Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

Ví dụ về văn bản quản lý hành chính nhà nước

TỪ KHÓA: Luật hành chính, Quản lý nhà nước

1. Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước là hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính-chính trị.

2. Các đặc điểm của quản lý nhà nước

– Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước, được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước: Hoạt động chấp hành được thể hiện trên phương diện tuân thủ các quy định của pháp luật của các chủ thể khi tham gia quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động điều hành thể hiện việc các chủ thể đặc biệt áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu Quốc hội có chức năng cơ bản, quan trọng là lập pháp, Toà án có chức năng bảo vệ pháp luật là chủ yếu thì các cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Quốc hội, Tòa án có thể tham gia quản lý hành chính nhà nước nhưng các cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể chủ yếu thực hiện hoạt động này.

VD1: Hoạt động làm tạm trú cho công dân tại Trụ sở công an phường Láng Thượng: Các đồng chí Công an phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết công việc, các thủ tục giải quyết. Trong khi đó, các đồng chí công an áp dụng những quy phạm pháp luật hành chính về giải quyết tạm trú cho công dân, các đồng chí công an có quyền xem xét hoặc không xem xét nếu không đủ giấy tờ và yêu cầu công dân cung cấp thêm giấy tờ.

VD2: Quốc hội quản lý hành chính nhà nước bằng cách ban hành các quyết định hành chính như: Quyết định bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga.

VD3: Toà án tham gia quản lý hành chính nhà nước bằng việc quản lý nhân sự của ngành toà án: Quyết định bổ nhiệm nhân sự …

– Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước, có tính thống nhất chặt chẽ: Quản lý hành chính được thực hiện bởi các chủ thể sử dụng quyền hành pháp để áp đặt ý chí lên các chủ thể khác nên hoạt động này mang tính quyền lực rõ ràng. Tính thống nhất chặt chẽ của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở việc các hoạt động quản lý đều tuân theo các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, các quyết định hành chính của cấp dưới không được phép trái với các quyết định hành chính của cấp trên …

VD: UBND huyện Sóc Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông A do chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp với diện tích 0.05ha tương ứng với mức xử phạt là 15 triệu đồng.

– Chủ thể quản lý hành chính nhà nước: Các chủ thể nhân danh nhà nước sử dụng quyền hành pháp.

VD: Các chiến sĩ công an giao thông đang thi hành nhiệm vụ, UBND các cấp, Bộ và cơ quan ngang bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ …

– Khách thể quản lý hành chính nhà nước: Trật tự quản lý được quy định bởi quy phạm pháp luật. Trật tự quản lý là trạng thái được thiết lập bởi tổng thể các hành vi cần thiết của đối tượng quản lý theo đúng yêu cầu của chủ thể quản lý.

VD: Trật tự quản lý giao thông có thể là việc các phương tiện đi đúng làn đường, đi đúng tốc độ, tuân thủ các biển báo và hiệu lệnh của các chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ.

– Đối tượng quản lý hành chính nhà nước: Là những quan hệ xã hội.

VD1: UBND quận Đống Đa ra quyết định thu hồi đất với ông A. Quyết định hành chính này nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng đất với nhà nước.

VD2: Cấp giấy khai sinh là hành vi hành chính xác nhận sự ra đời của một công dân, nó xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đó.

– Phương tiện quản lý hành chính nhà nước: Quy phạm pháp luật.

VD: Căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, các chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ trên đường Nguyễn Chí Thanh đã xử phạt 300.000 đồng với anh A vì hành vi đỗ xe trên hè phố trái quy định của pháp luật.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?-Nguồn: Xóm Luật