Tháo khớp là gì

ĐẠI CƯƠNG

Tháo bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp Lisfranc) là một thủ thuật thông dụng khi tổn thương cho phép giữ da gan, hoặc mu chân tới các đốt ngón chân. Tháo nửa trước bàn chân là thủ thuật tháo khớp các đốt bàn chân tiếp giáp với hệ các xương cổ chân bao gốm xương chêm I, xương chêm II, xương chêm III và xương hộp.

CHỈ ĐỊNH

Ung thư xương hoặc ung thư phần mềm mà tổn thương còn cho phép giữ được da gan chân hoặc mu chân tới các đốt ngón chân. 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các bệnh toàn thân nặng. Chống chỉ định tương đối khi ung thư đã di căn xa đến các tạng, ung thư gây các biến chứng nặng nề.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật xương khớp thông thường bao gồm: dao dài, dụng cụ giữ xương, cưa xương, lóc cốt mạc, dũa xương…

Người bệnh

Giải thích cho người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị phẫu thuật, những phiền phức của cuộc phẫu thuật cũng như các rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành cuộc mổ. Cùng người bệnh và người nhà ký cam kết mổ.

Uống thuốc an thần đêm trước mổ, sáng hôm mổ nhịn ăn uống hoàn toàn, thay quần áo, Băng vô trung vùng mổ.

Hồ sơ bệnh án

Các xét nghiệm thường quy, đông máu, sinh hóa, điện tim. Với những người tuổi cao cần thiết có thể phải đánh giá chức năng tim hoặc chức năng hô hấp trước mổ.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Trừ đau:

Gây tê vùng: gây tê ngoài màng cứng hoạc gây tê tủy sống; hoặc gây mê toàn thân.

Tư thế người bệnh:

Nằm ngửa, chân để ngoài bàn mổ.

Định mốc 

Mỏm trâm đốt bàn V, ở giữa bờ ngoài bàn chân

L m sau nền đốt bàn chân I, ở 2 cm trước mỏm trâm nói trên.

Kỹ thuật

Cắt vạt mu và gan chân:

Cắt vạt mu chân: Theo một hình cung, ở trong, đầu cung ở 2 cm trước nền đốt bàn chân I, Ở ngoài, đầu cung ở 1 cm trước mỏm trâm xương đốt bàn chân V. Cắt da, sau khi da co cắt tới xương.

Cắt vạt gan chân: Rạch từ trái sang phải, dọc theo bờ bên đốt bàn chân trái tới rãnh ngón gan chân, rồi rạch ngang theo rãnh ấy tới bờ bàn chân chân bên kia. Sau rạch theo bờ đốt bàn chân tới chỗ rạch của vạt mu chân.

Lật mạnh bàn chân, cắt các thành phần sợi của khớp bàn ngón chân. Khi cắt tới chỏm đốt xương bàn chân, cắt triệt để cơ và gân đến tận xương ở vòm bàn chân và đốt I, II. Sau khi cắt hết tổ chức phần mềm còn lại, bộc lộ mỏm trâm xương đốt V và củ bên trong xương đốt I. Bắt đầu tháo khớp bằng cách gấp mu chân, dùng dao cắt các gân cơ mác ngắn, đưa dao vào khe khớp, khi bàn chân bị toạc, bẻ từ trong ra ngoài, cắt nốt dây chằng Lisfranc. 

Khâu gân cơ duỗi vào cơ gân chân, dẫn lưu khoang phẫu thuật, khâu vạt da.

TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

Chảy máu sau mổ: có thể băng ép cầm máu hoặc mổ khâu cầm máu.

Nhiễm trùng vết mổ: mở rộng, dẫn lưu mủ, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tháo khớp là gì
  facebook.com/BVNTP

Tháo khớp là gì
  youtube.com/bvntp

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vết thương ở chân chảy mủ, đau nhức. Trước đó một tháng, vì nghĩ vết xước nhỏ nên ông chỉ bôi thuốc sát trùng và uống thuốc giảm đau. Khi đi khám ở bệnh viện tại An Giang được chẩn đoán tiểu đường, bệnh nhân lên TP HCM để điều trị.

Tháo khớp là gì

Kết quả Xquang ở bệnh nhâncho thấy vết thương hoại tử hủy hết xương ngón 2,3,4.

Do vết nhiễm trùng đã khá nặng và hoại tửđã đến xương, các bác sĩ chỉ còn biện pháp duy nhất là phải mổ cắt bỏ ngón 2,3,4 bàn chân trái. Trong quá trình mổ, nhận thấy phần mô dưới da và bao gân gập duỗi các ngón đã bị nhiễm trùng nặng, có mủ lan dọc đến tận giữa bàn chân, các bác sĩ buộc phải quyết định phải tháo khớp nửa bàn chân. Điều này nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể tái phát và lan rộng sẽ buộc phải mổ lại nhiều lần.

Bệnh nhân đã xuất viện sau 6 ngày điều trị, vết mổ khô và đường huyết ổn định. Về lâu dài cần phải uống thuốc và tiếp tục theo dõi để kiểm soát đường huyết.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Nương Minh Ngà, Giám đốcBệnh viện Sài Gòn ITOPhú Nhuận cảnh báo, người mắc bệnh tiểu đường không nên xem thường các vết thương trên da. Chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng rất lâu lành và có thể trở thành nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Nếu người bệnh được theo dõi điều trị thường xuyên để ổn định đường huyết tốt thì nếu có vết thương cần phải mổ cũng sẽ có khả năng chữa lành cũng giống như ở người bình thường.

Lê Phương

Hoại tử - tử nhanh

Bệnh nhân Vũ Đình Hải (54 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, chân trái phù nề như bắp chuối, vết lở loét ở gan bàn chân rộng, nhìn thấy cả xương. Bác sĩ chẩn đoán động mạch ngoại biên của ông Hải bị hẹp tới 99% nên máu không lưu thông xuống chân được, có thể phải tháo khớp chân để bảo toàn tính mạng. May mắn thay, sau đó ông được điều trị thành công bằng phương pháp tái thông mạch máu bằng can thiệp nội mạch qua ống. Hiện tại, chân trái của ông đã dần ổn định lại, vết hoại tử đang se miệng. Cuối tháng 10, ông tiếp tục điều trị chân phải bằng phương pháp này với hi vọng sẽ đi lại bình thường như trước.

Ông Hải cho biết, cuối năm 2012, ông phát hiện bàn chân trái bị hoại tử. Lúc đầu vết thương chỉ bằng hạt đỗ, ban đầu cứ nghĩ là do biến chứng của tiểu đường nên ông cũng chủ quan, chỉ lau rửa hàng ngày. Nhưng khoảng một tháng sau, chân ông bắt đầu mất cảm giác, véo mạnh cũng không đau và thấy lạnh toát vào ban đêm. Thậm chí, giữa mùa hè mà đắp mấy cái chăn vẫn cứ thấy lạnh như sốt rét... “Khi tôi nhập viện, không ai tin tôi sẽ qua khỏi, thậm chí gia đình đã sang Gia Lâm mua đất, khắc bia đá... chuẩn bị lo hậu sự”, ông Hải chia sẻ.

Tháo khớp là gì

Người thân theo dõi vết hoại tử trên chân của bệnh nhân Vũ Đình Hải

"Hiện nay, người dân có thể phát hiện bệnh động mạch ngoại biên từ khi chưa xuất hiện triệu chứng gì thông qua chụp mạch máu bằng máy chụp mạch số hóa. Người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán 100% khi sử dụng máy tại Bệnh viện Hữu Nghị”.

Bác sĩ Bùi Long Phó Chủ nhiệm Khoa, Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Hữu Nghị

Một trường hợp khác là bệnh nhân Nguyễn Văn Hộ (66 tuổi, ở Cao Thắng, Hạ Long, Quảng Ninh) chuyển đến Bệnh viện 103 trong tình trạng huyết áp tăng cao, chân trái tê đau, bàn chân thâm tím lạnh toát, gót chân bị lở loét, không đi lại được. Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân được chuyển vào Khoa Tim mạch với chẩn đoán tắc động mạch chi dưới. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ siêu âm mạch máu và chụp động mạch chủ bụng và động mạch chi, phát hiện động mạch chậu, động mạch chi dưới có nhiều nốt xơ vữa, dòng máu chảy chậm...

Vì vậy, bệnh nhân được chỉ định nong, đặt stent động mạch chậu, động mạch đùi. Sau 2 giờ đồng hồ tiến hành can thiệp mạch, máu đã lưu thông xuống chi dưới khiến bàn chân có dấu hiệu ấm trở lại. Tiếp tục điều trị tích cực trong thời gian gần một tháng, bệnh nhân ra viện với chỗ loét đang liền, bàn chân hết thâm tím và đi lại dễ dàng.

Bệnh nhân Hộ cho biết, ông đã đi khám cả Đông lẫn Tây y, nhưng nơi thì bảo bị thoát vị đĩa đệm, nơi thì bảo bị liệt thần kinh rồi kê thuốc về uống. Nhưng uống mãi chân không khỏi, đã vậy còn bị lở loét bốc mùi rất khó chịu. Tiếp tục đi khám, ông được chẩn đoán bị tắc mạch. Với chứng bệnh này, nhiều người đành phải cắt bỏ chân để bảo toàn tính mạng. Thấy vậy, con trai ông đã đưa bố lên Viện Bỏng Quốc gia rồi chuyển sang Bệnh viện 103.

Có thể gây đột quỵ

Bác sĩ Bùi Long - Phó chủ nhiệm Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Triệu chứng bệnh của các bệnh nhân trên gọi là bệnh mạch máu ngoại biên, một bệnh của các mạch máu ngoài tim và não. Các mạch máu này thường bị hẹp hoặc tắc, nguyên nhân là do xơ vữa động mạch, dẫn tới thiếu máu cho các cơ quan như thận, các chi của cơ thể. Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp ở người cao tuổi, những người bị bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp. Nếu không phát hiện sớm để điều trị sẽ dẫn đến hoại tử đầu chi, thậm chí phải tháo khớp hoặc cắt cụt chân tay. Với động mạch thận bị tắc, sẽ khiến thận bị suy vì không được cấp đủ máu. Nguy hiểm hơn, người mắc bệnh động mạch ngoại biên thường bị xơ vữa ở động mạch vành và động mạch não. Do đó, họ có nguy cơ tử vong rất cao do nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. “Ở nước ta vẫn chưa có điều tra, thống kê cụ thể về số người mắc bệnh động mạch ngoại biên nhưng bệnh này có nguy cơ gia tăng khi nước ta già hóa dân số”, bác sĩ Long cảnh báo.

Hiện nay, ngoài Bệnh viện Hữu Nghị, một số bệnh viện lớn như: Quân đội 108; 103; Bạch Mai... cũng đã chú ý điều trị căn bệnh này trong một vài năm trở lại đây. Tái thông mạch máu cho bệnh nhân bị động mạch ngoại biên bằng cách can thiệp nội mạch qua ống được xem là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Với cách này, bệnh nhân không cần phải mổ mà tỷ lệ thành công lên tới hơn 80%. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này, mọi người nên bỏ hút thuốc, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, hạn chế ăn các loại mỡ bão hòa. Người bị tiểu đường nên giữ đường huyết trong tầm kiểm soát tốt.

Theo Ngọc Khánh (Giaothongvantai.vn)