Theo em thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.18 KB, 3 trang )

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Người đăng: Uông Nga - Ngày: 02/05/2018

Bài học giúp ta luyện tập cách phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học trong chương trình.
Tech22h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các
bạn cùng tham khảo.

A. Kiến thức cơ bản
I. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm
tháng Giêng
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Đọc bài thơ, em hình dung, tưởng tưởng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh
như thế nào?
b) Chi tiết nào làm em chú ý và hứng thú? Vì sao?
c) Qua bài thơ, em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là một người như thế nào?
Trả lời
a) Đọc bài thơ, em hình dung và tưởng tượng:
Bài thơ Cảnh khuya


Khung cảnh thiên nhiên: Không gian yên tĩnh của đêm tối nơi núi rừng; âm thanh tiếng suối vang
vọng trong trẻo như tiếng hát; trăng đã lên cao, phủ ánh sáng xuống khắp mọi nơi, xuyên qua tán
lá tạo thành những bông hoa tròn xoe dưới đất.



Tình cảm của tác giả: Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên; nỗi suy tư, trăn trở của vị lãnh
tụ với vận mệnh của non sông, đất nước.

Bài thơ Rằm tháng Giêng




Khung cảnh thiên nhiên: Đêm trăng rằm khi tiết trời đã vào xuân; dòng sông mênh mông với con
thuyền lênh đênh theo dòng nước;



Tâm trạng của tác giả: Yêu thiên nhiên, sự tinh tế và nhạy cảm trong cảm nhận của người thi sĩ;
tình yêu nước sâu đậm của Bác.

b) Chi tiết làm em chú ý và thấy hứng thú:


Cảnh khuya: "trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" => Hình ảnh giàu sức gợi với điệp từ lồng được
nhắc lại tới 2 lần trong cùng một câu thơ tạo nên những liên tưởng ghép về khung cảnh thiên
nhiên. Ánh trăng chiếu xuống mặt đất, lồng vào tán cây cổ thụ sừng sững trong rừng, ánh trăng


chiếu xuống những bông hoa trên mặt đất khiến chúng trở nên lung linh, huyền ảo hay chính ánh
trăng xuyên qua tán lá tạo thành những bông hoa? Dù hiểu theo cách nào thì ánh trăng cũng
quấn quít, đan lồng vào với bóng cổ thụ, với những đóa hoa còn ngậm sương tạo nên không
gian vừa yên tĩnh, vừa đẹp đến lặng người.


Rằm tháng Giêng: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" => Không gian như được mở ra
mênh mông bởi từ "ngân". Đêm đã về khuya, việc quân vừa mới bàn bạc xong cũng là lúc trăng
đã lên cao vút. Ánh trăng chiếu xuống biến con thuyền tràn ngập ánh trăng, như được dát một
lớp vàng mỏng. Khung cảnh trở nên mơ hồ, huyền ảo....

c) Qua bài thơ, em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là một người nghệ sĩ yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tự


do nhưng đồng thời Người cũng là một người chiến sĩ cách mạng với ý chí kiến cường, một vị lãnh tụ vĩ
đại với tấm lòng yêu nước sâu nặng.
2. Dàn bài
a) Mở bài: Giới thiệu về bài thơ và cảm nghĩ chung của em
b) Nêu cảm nghĩ của em:
- Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm
- Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước sau)
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ
3. Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói
a) Mở bài:
Có thể tham khảo những cách mở bài sau:
- Giới thiệu tác phẩm:
+ Cảnh khuya (hay Rằm tháng Giêng) là một bài thơ...
+ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào thời kì...
- Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc của mình:
+ Đọc bài Cảnh khuya, em thấy bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí...
+ Bài Cảnh khuya thật thú vị...
b) Thân bài
- Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài (phong cảnh, tâm hồn)


- Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ. Ở đây nên vận dụng các biện pháp liên tưởng,
tưởng tượng, so sánh...
c) Kết bài:
Có thể kết bài theo những cách sau (hoặc nghĩ thêm cách khác):
- Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ...
- Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một con người lạc quan, yêu đời...
- Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời...
=> Tham khảo thêm các bài viết



II. Thực hành trên lớp



Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học em yêu thích nhất

Xuất bản ngày 23/08/2018 - Tác giả: Tâm Phương

Tuyển chọn những bài văn hay nhất phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học em yêu thích nhất danh cho học sinh lớp 7 tham khảo.

Mục lục nội dung

  • 1. Bài mẫu 1
  • 2. Bài mẫu 2

Mục lục bài viết

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học em yêu thích nhất

***

Một số bài văn đạt điểm cao biểu cảm về tác phẩm văn học yêu thích

Bài mẫu 1:Cảm nghĩ về bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương là một bài thơ cảm động. Tác phẩm được viết khi ông từ quan về quê sau năm mười năm xa cách. Ngôn ngữ chân thành đã diễn tả được nỗi nhớ quê hương tha thiết, đồng thời có chút ngậm ngùi, chua xót.

Hạ Tri Chương là người tài giỏi, kiến thức uyên bác, ông đỗ tiến sĩ và nhiều năm làm quan. Sau thời gian dài cống hiến cho đất nước, ông đã xin từ quan trở về quê hương. Bài thơ đã thể hiện cảm xúc chân thành của ông khi bước chân về quê hương yêu dấu. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài tâm trạng nhớ thương tha thiết khi được trở về thăm quê nhà.

Có lẽ tình cảm yêu quê hương của ông luôn thường trực, canh cánh trong lòng nên ngay từ giây phút ban đầu trở lại quê hương cảm xúc ông dâng trào, buột lời mà thành ý, thành thơ. Hai câu thơ đầu nêu lên hoàn cảnh trở về quê hương:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải mấn mao tồi.

Ông kể đấy mà thực chất lại chính là để thể hiện tâm trạng của mình, một tâm trạng có phần ngậm ngùi, chua xót. Ngậm ngùi vì thời gian xa quê đã quá dài, trong suốt cuộc đời làm quan bận bịu trăm công nghìn việc ông chưa hề nghỉ ngơi để có một ngày trở về thăm quê hương. Ông còn ngậm ngùi vì khi xa quê tuổi còn trẻ, về quê thì tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ - già, giữa “li gia” – “hồi hương” đã hơn nửa thế kỉ li biệt. Và càng xót xa hơn khi cuối đời mới về quê nên thời gian sống ở quê nhà chẳng còn được là bao. Thật đáng ngưỡng mộ mà cũng thật đáng thương cho ông, cả đời tận tụy cho đất nước, khi được nghỉ ngơi thì tuổi đã quá cao, thời gian cho ông không còn nhiều.

Tình yêu quê hương của ông còn được thể hiện đặc biệt rõ ở câu thơ thứ hai. Tác giả nêu lên mối quan hệ giữa cái thay đổi và cái không thay đổi: dù mái tóc đã ngả bạc nhưng hồn cốt của quê hương thì sẽ chẳng thể nào thay đổi chính là giọng nói. Quê hương đã trở thành hơi thở, máu thịt của ông. Chao ôi, thật đáng trân trọng nhân cách cao đẹp của Hạ Tri Chương, tình yêu quê hương của ông thật tha thiết, bền chặt.

Hai câu thơ sau nói lên hoàn cảnh đầy nghịch lí nhưng qua đó lại càng rõ nét hơn về tình yêu quê hương của ông:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?

Sự xuất hiện của những em bé vừa chân thực lại vừa kịch tính. Với bản tính hiếu động, có lẽ khi xuất hiện một vị khách lạ tất yếu những đứa trẻ sẽ hỏi han nguồn gốc quê quán. Và cũng vô cùng chân thực khi tác giả trở về đã là 86 tuổi, hơn nửa thế kỉ xa quê hương, bạn bè, bởi vậy mấy ai có thể nhận ra ông. Hạ Tri Chương bị đẩy vào tình huống là người làng nay lại hóa là “khách”. Thật ngậm ngùi và chua xót làm sao. Nhìn hình thức bên ngoài hai câu cuối mang sắc thái đùa vui, hóm hỉnh nhưng thực chất lại hết sức đau lòng. Làm sao có thể không chua xót cho được khi trở thành kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình. Chỉ một chữ “khách” mà đã chất chứa biết bao ngậm ngùi, chua xót.

Bài thơ không chỉ hay và cảm động người đọc ở nội dung mà còn hấp dẫn ở hình thức nghệ thuật đặc sắc. Tác giả xây dựng cấu tứ bài thơ độc đáo: hai câu đầu và hai câu sau có sự chuyển ý bất ngờ, tự nhiên mà vẫn vô cùng hợp lí. Các câu chữ không trực tiếp bộc lộ tâm trạng mà nó được thể hiện qua giọng thơ, khiến bài thơ càng giàu sức gợi hơn. Nghệ thuật đối được tác giả vận dụng vô cùng điêu luyện. Thật tuyệt vời khi ông đã tạo nên phép đối chỉnh đến vậy: tiếu tiểu – lão; li gia – đại hồi; hương âm – mấm mao kết hợp với nghệ thuật tương phản bao trùm lên là cái không đổi: hương âm. Đã làm nổi bật lên tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của ông.

Gấp trang sách lại tôi vẫn không khỏi bồi hồi xúc động trước tình yêu quê hương chân thành, thắm thiết của tác giả. Đó quả là một tình cảm đẹp đẽ, đáng trân trọng. Đọc xong bài thơ tôi cũng nhận ra rằng tình yêu quê hương là một trong những tình cảm thiêng liêng, bền vững nhất của mỗi con người. Mỗi chúng ta phải trân trọng, nâng niu tình cảm cao quý ấy.

Bài mẫu 2:Phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

Hồ Chủ tịch không những là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam mà còn là một thi sĩ nổi tiếng.

Đọc bài thơ Cảnh khuya em càng thấy rõ hơn tâm hồn thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ trong Bác. Em thấy say mê cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ của núi rừng Việt Bắc - cái nôi của cách mạng. Em cũng rất khâm phục, kính yêu lòng yêu nước vĩ đại của Bác:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bức tranh thiên nhiên đẹp của rừng Việt Bắc thể hiện ở ngay câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc bỗng trở nên thơ mộng hơn, tươi đẹp hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Âm thanh mới trong trẻo, du dương, ngân nga làm sao. Âm “a” cuối câu gợi nên cung bậc của tiếng suối đều đặn, miên man, mang lại cho tâm hồn em một âm hưởng thiết tha, ngọt ngào, mà sâu lắng.

Nghệ thuật so sánh còn tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ: Bác biến dòng suối thành tiếng hát, một âm thanh rất trong trẻo, trẻ trung. Tiếng suối như có hồn của người nghệ sĩ. Bác đứng dưới rừng Việt Bắc thưởng thức tiếng suối, thưởng thức cảnh thiên nhiên của núi rừng khi đã về khuya. Phải rất say mê, chan hòa với thiên nhiên, hòa hợp thán thiết với thiên nhiên Bác mới nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên như thế. Thiên nhiên tạo ra vẻ đẹp trong tâm hồn Bác. Đọc đến đây dẫu không phải là người nghệ sĩ, không thân thiết được với thiên nhiên như Bác, em cũng thấy lòng mình rung động mãnh liệt. Em thấy vỏ cùng sung sướng, xúc động và em như thấy con suôi hiện ra trước mắt mình thật lung linh, huyền ảo.

Nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lặng, sâu lắng thì ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng hơn:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trăng tròn vành vạnh tỏa ánh sáng xuống trần gian. Những lùm cây rậm rạp được trăng chiếu xuống trông như những sợi kim tuyến lấp lánh trang điểm trêm mái tóc bồng bềnh của nàng thiếu nữ. Trăng soi qua kẽ lá, chiếu xuống đất tạo thành muôn vàn những đốm trắng nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm. Trăng, cây cổ thụ, bóng hoa tuy ở ba tầng bậc khác nhau nhưng chúng không cách biệt mà gắn bó, đan xen vào nhau, lồng vào nhau, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Chúng cũng sống động lên nhờ từ “lồng”. Trước mắt em là một bức tranh tươi đẹp, các nét cảnh hòa quyện đan xen khiến cho bức tranh đó làm em say mê, ngây ngất.

Cảnh rừng Việt Bắc rất phong phú nhưng Bác chỉ khắc họa một vài nét: ánh trăng, tiếng suối. Tuy nhiên em vẫn hình dung thấy một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Người.

Phải chăng Bác thao thức, chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp?

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Nghệ thuật so sánh này gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Cảnh rừng Việt Bắc như một bức tranh - “như vẽ“ một bức tranh tươi đẹp nhưng cũng hết sức hoàn hảo, có trăng, có suối, có bóng hoa, có cây cổ thụ. Hai lần tác giả dùng biện pháp so sánh trong bài nhitog mỗi lần so sánh, mang đến một vẻ đẹp tươi khác nhau. Nhờ đó cảnh rừng Việt Bắc hiện ra cụ thể hơn. Hãy trở lại với tâm hồn của Bác. Bác muôn vàn kính yêu của chúng ta quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc. Khác với người xưa, Bác không những yêu thiên nhiên mà Bác còn lo lắng cho nước nhà, lo cho giang sơn tươi đẹp:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảm xúc khâm phục Bác càng dâng lên trong em. Câu thơ đã lí giải toàn bộ nguyên do vì sao Bác không ngủ: vì lo nỗi nước nhà.

Nhờ câu thơ này em hiểu ra hoàn cảnh của Bác lúc đó. Có lẽ đã bao đêm Bác thao thức không ngủ như thế này vì Bác lo cho dân, cho nước. Rồi đêm nay, giữa núi rừng Việt Bắc, bất chợt gặp khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, lòng Bác tràn trề cảm xúc và đã bật ra những vần thơ chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Điều ấy càng khiến em xúc động. Em càng kính yêu, khâm phục vô bờ bến đốì với tâm hồn, trái tim vĩ đại của Bác.

Đọc Cảnh khuya em vừa say mê với cảnh vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Đọc bài thơ em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ. Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hòa trong con người Bác. Bác không bao giờ xao lãng việc nước, xao lãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Từ đó em càng thấy kính trọng, tôn kính Người.

--------------------------------------------------------------------

» Xem thêm:

  • Biểu cảm về loài cây em yêu

  • Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất trong gia đình

CÁCH LÀM BÀI VĂN PHÁT BIỂU CẢMNGHĨ VỀ TÁC PHẦM VĂN HỌC

I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC:

Tìm hiểu ví dụ.

Bạn đang xem: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học

Đọc bài văn Sgk/146,147.

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn?

Có thể chia làm 4 đoạn:

– Đoạn 1: “Từ đầu đến … tối mờ mờ”. Cảm nghĩ về 2 câu đầu.

– Đoạn 2: “Có lúc tôi … gọi nhện”. Cảm nghĩ về 2 câu tiếp theo.

– Đoạn 3: “Tiếp theo … vô cùng”. Cảm nghĩ về 2 câu tiếp theo.

– Đoạn 4: “Phần còn lại”. Cảm nghĩ về 2 câu cuối.

Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? à (Vì nhớ mà buồn )

“Đêm qua ra đứng bờ aoTrông các cá lặn trông sao sao mờBuồn trông con nhện chăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.”

Tác giả cảm nhận như thế nào về hai câu đầu? Ở đây người viết đã dùng cách nào?

-Tưởng tượng: Bóng một người đâu đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

Tác giả đã phát biểu điều gì ở bốn câu thơ tiếp theo? Để phát biểu điều đó, nhà văn đã làm gì?

– Nhà văn đã tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của người trong bài ca dao. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc (liên tưởng).

– Tác giả tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng (tưởng tượng).

Qua sự liên tưởng, tưởng tượng của tác giả giúp chúng ta hình dung tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài ca dao này thế nào?

– Dường như đang chờ đợi một cái gì đó. Đó có thể là tâm trạng nhớ quê đến da diết, nao lòng với giọng điệu dìu dặt, thiết tha.

“Đêm đêm … đã ba năm tròn” được phát biểu như thế nào? Ở đây, nhà văn sử dụng yếu tố nào để phát biểu cảm nghĩ?

– Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang – Chức Nữ và tưởng tượng về một người đứng trên sông mà nhớ thương (tưởng tượng, suy ngẫm).

Ở hai câu cuối, nhà văn cảm nhận như thế nào?

– Nêu lên cảm nhận chung, ấn tượng chung tác phẩm để lại.

Xem thêm: Review Đánh Giá Acer Aspire E15 Giá Tốt, Máy Tính Laptop Acer Giá Rẻ, Trả Góp 0%

Từ những vấn đề đã phân tích trên, em hãy cho biết để làm một bài văn biểu cảm về TPVH cần phải có những yêu cầu gì?

– Đọc kĩ tác phẩm văn học.

– Hình thành cảm xúc về những chi tiết trong tác phẩm.

– Phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về tác phẩm đó (nội dung, hình thức).

Đối với bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có cần phải tuân thủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài không? Chỉ ra nội dung các phần của bài văn biểu cảm?

Cần phải tuân thủ 3 phần.

– Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.

– Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

– Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

=> Đọc ghi nhớ Sgk/147.

II. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của HCM?

– Em có cảm nghĩ gì về bài thơ này?

– Hãy kể và tả lại những gì đã làm em có những cảm nghĩ trên?

* Hs: Trình bày, nhận xét.

* Gv: Nhận xét, bổ sung, …

Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài “ … về quê”?

– Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

– Cảm xúc chủ đạo: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê.

  • Giá z5 premium
  • Các cách tẩy da chết tại nhà
  • Cách làm kem cà phê
  • 3 cách làm hoa hồng từ vải voan cho ngày lễ tình yêu

Văn biểu cảm là gì?

Trong chương trình văn học chúng ta được học nhiều loại văn khác nhau như là văn miêu tả, văn biểu cảm, văn nghị luận… Mỗi thể loại thì có những đặc điểm cách làm và phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau.

Trước khi tìm hiểu về văn biểu cảm thì trước hết ta cần hiểu biểu cảm nghĩa là gì.

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận… Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Khi làm văn chúng ta thường bắt gặp các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

Cảm nhận của em về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô…).

Cảm nhận về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…).

Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Khi viết văn biểu cảm, chúng ta có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, chúng ta sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Trong văn biểu cảm thì cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.