Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng nào

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. ư

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Chức năng của thị trường là gì.

Thị trường là gì?

Sự xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Hoặc có thể hiểu theo nghĩa khái quát hơn thì thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.

Dù là thị trường đơn giản hay thị trường hiện đại đều có sự tác động của các yếu tố cấu thành thị trường như: Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung – cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.

Các loại thị trường

Việc phân loại thị trường được dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, cụ thể như sau:

– Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì thị trường gồm 04 loại:

+ Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình.

+ Thị trường các yếu tố sản xuất: là loại thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất xã hội, cụ thể là cung cấp các yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thị trường hàng hóa tiêu dùng: là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội.

+ Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Ví dụ: Đối với các sản phẩm cho thuê phòng tại các khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch

– Căn cứ vào số lượng và vị trí của người mua, người bán thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường.

+ Thị trường độc quyền: Bao gồm cả độc quyền mua và độc quyền bán, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có một người mua hoặc một người bán

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái thị trường có sự đan xen giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh có thể xuất phát từ những lợi thế chi phí sản xuất hoặc do những yếu tố cản trở cạnh tranh khác như: Thương hiệu của doanh nghiệp, giá cả…

– Căn cứ vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực thị trường được chia thành 3 loại:

+ Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đó các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh.  

+ Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đó khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ.

+ Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Trong thị trường lý thuyết bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác.

Thị trường có 03 chức năng chính, cụ thể như sau:

– Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán, việc hàng hóa được sản xuất ra thì cần phải có người mua để tiêu thụ hàng hóa. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì xã hội đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó. Nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận.Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được thị trường chấp nhận.

– Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hóa, giá cả, chất lượng…

Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thị trường cho người sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu.Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.

– Chức năng điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Chức năng của thị trường là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Trần Anh

Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị. C. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.

D. Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Chức năng thông tin: Là căn cứ quan trọng để người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất Đáp án cần chọn là: A  

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới vào năm nào? A. 2001 B. 2003 C. 2005 D. 2007
  • ý thức là gì?
  • Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người A. Thích xen vào chuyện người khác. B. Thích thể hiện bản thân. C. Có uy tín trong khu phố. D. Có ý thức giữ gìn trật tự, an ninh ở địa phương.
  • Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo? A. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. B. Phê phán, bài trừ những hủ tục lạc hậu. C. Giới hạn số lượng các trường học, có sở giáo dục. D. Tự giác thường xuyên nâng cao trình độ học vấn.
  • : Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Gây rối loạn thị trường.
  • Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là A. Công an. B. Quốc hội. C. Tòa án. D. Nhà nước.
  • Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường? A. Cung lớn hơn cầu. B. Cung bằng cầu. C. Cung nhỏ hơn cầu. D. Cung gấp đôi cầu.
  • Nội dung phát triển công tác đối ngoại nhân dân là phương hướng cơ bản của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối ngoại. Đáp án cần chọn là: C
  • Lựu đạn là loại vũ khí được chế tạo như thế nào?
  • Quan niệm: "Hình (thể xác) là cái chất của tinh thần, tinh thần là tác dụng của (hình) thể xác" là của nhà triết học hoặc trường phái triết học nào ở Trung Quốc? a. Bùi Nguỵ (265-299) b. Phạm Chẩn (450-515) c. Phái Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Đông Pha. d. Chu Hy (1130-1200)

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm