Thiên hoàng nhật bản là ai

Thiên hoàng (天皇 (てんのう) Tennō?) còn gọi là Ngự Môn (御門 (みかど) Mikado?) hay Đế (帝 (てい) Tei?) là tước hiệu của người được tôn là Hoàng đế ở Nhật Bản. Nhiều sách báo ở Việt Nam gọi là Nhật Hoàng (日皇), giới truyền thông Anh ngữ gọi người đứng đầu triều đình Nhật Bản là Emperor of Japan (nghĩa là "Hoàng đế của Nhật Bản"). Thiên hoàng là người đứng đầu hoàng gia và là nguyên thủ quốc gia theo truyền thống của Nhật Bản.

Thiên hoàng của Nhật Bản
天皇 (てんのう)

Hoàng gia

Thiên hoàng nhật bản là ai

Thái thượng Hoàng hậu đương nhiệm, Michiko

Hoàng hậu đương nhiệm, Masako

Hoàng tự phi đương nhiệm, Kiko

Trong suốt lịch sử, Thiên hoàng và quý tộc Nhật Bản bổ nhiệm vị trí của Chính cung, bên cạnh đó còn có hệ thống phi tần và Nữ quan, Cung nữ.

Các triều đại hoàng gia Nhật Bản luôn thực hành chế độ đa thê, một truyền thống chỉ kết thúc vào khoảng Thời kỳ Đại Chính (1912-1926). Bên cạnh Hoàng hậu, Thiên hoàng vẫn có thể và gần như luôn luôn lấy thêm một số thứ cung với nhiều thứ bậc khác nhau. Sau một sắc lệnh của Thiên hoàng Ichijō, một số Thiên hoàng thậm chí đã có đến hai Hoàng hậu, phân biệt là Hoàng hậu (皇后; kōgo) và Trung cung (中宮; chūgū). Với chế độ đa thê, gia tộc hoàng gia có thể có nhiều con cháu hơn. Con của thứ cung thường được công nhận là hoàng tử và do vậy có thể được công nhận là người thừa kế ngai vàng nếu Hoàng hậu không sinh được một người thừa kế. Trong việc ngối nôi, con của Hoàng hậu thường được lựa chọn hơn là con trai của Thứ cung. Vì vậy, việc chọn vợ cho Thái tử, tức là Hoàng hậu tương lai, có tầm quan trọng lớn.

Rõ ràng, truyền thống lâu đời nhất của cuộc hôn nhân chính thức trong các triều đại quân chủ là một cuộc hôn nhân giữa các thành viên trong triều đại, thậm chí giữa anh chị em mang một nửa dòng máu, chú và cháu gái. Hôn nhân như vậy được coi là để bảo tồn tốt hơn dòng máu hoàng gia, hay nhằm vào việc sinh ra một đứa trẻ mang tính biểu tượng của sự hòa giải giữa hai chi nhánh của các triều đại quân chủ. Con gái của người không phải hoàng gia vẫn là thê thiếp, một thực tế kéo dài cho đến khi Thiên hoàng Shōmu (701-706) chọn chính thê cho ông là Hoàng hậu Kōmyō, một người thuộc Gia tộc Fujiwara.

Cũng như nhiều nước khác, hoàng gia Nhật Bản luôn liên minh với những thế lực mạnh. Nhiều liên minh như thế đã được thiết lập thông qua hôn nhân. Những cuộc hôn nhân như vậy đã sớm trở thành một truyền thống điều khiển các cuộc hôn nhân của những thế hệ sau này, mặc dù liên minh thực tế ban đầu đã mất đi ý nghĩa thực sự của nó. Một mô hình được lặp đi lặp lại là người con rể thuộc hoàng gia luôn nằm dưới sự ảnh hưởng của người cha vợ không thuộc hoàng gia. Bắt đầu từ thế kỷ VII và VIII, Thiên hoàng chủ yếu lấy phụ nữ của gia tộc Fujiwara làm chính cung - những người hầu như là mẹ của Thiên hoàng tương lai. Điều này được che giấu bằng truyền thống kết hôn giữa những người thừa kế của các vị thần trong Thần đạo: hậu duệ của Thiên Chiếu Đại Thần với con cháu của một vị thần thuộc gia tộc Fujiwara[9]. Con cái của hoàng gia, những người thừa kế của đất nước, với nguồn gốc đến từ hai vị thần được coi rất phù hợp - hoặc ít nhất là phù hợp với các lãnh chúa Fujiwara hùng mạnh, những người nhận được ưu tiên trong các cuộc hôn nhân của hoàng gia. Thực tế đằng sau những cuộc hôn nhân như vậy là một liên minh giữa một hoàng tử của triều đình và một lãnh chúa Fujiwara (cha vợ hoặc ông ngoại của hoàng tử), người với các nguồn lực của mình sẽ hỗ trợ hoàng tử lên ngôi và thường xuyên nắm quyền kiểm soát chính phủ. Những sắp xếp này tạo ra truyền thống nhiếp chính (Sesshō và Kampaku), với các vị trí này chỉ được giữ bởi một lãnh chúa thuộc Ngũ Nhiếp Gia (五摂家; go sekke) của gia tộc Fujiwara.

Trước đó, các Thiên hoàng thường kết hôn với những phụ nữ từ gia đình của các lãnh chúa Soga và phụ nữ của chính gia tộc hoàng gia, tức là anh em họ và thậm chí là chị em (chị em cùng cha khác mẹ/cùng mẹ khác cha). Một số người của hoàng gia thuộc thế kỷ thứ V và thứ VI như Thánh Đức Thái tử là con của các cặp vợ chồng như vậy. Những cuộc hôn nhân này thường là liên minh hoặc công cụ để lên ngôi: các lãnh chúa Soga đảm bảo sự thống trị của mình khi vị hoàng tử được đặt trên ngai vàng là con rối do chính lãnh chúa đó điều khiển; hay một hoàng tử bảo đảm sự kết hợp của hai gia tộc để tăng cường quyền lên ngôi của chính ông và con cháu. Những cuộc hôn nhân cũng là một phương tiện để đánh dấu một sự hòa giải giữa hai nhánh của triều đình.

Sau vài thế kỷ, Thiên hoàng không thể nào chọn bất cứ ai từ những gia đình bên ngoài để làm chính cung, mặc cho những lợi ít về quyền lực hay sự giàu có do một cuộc hôn nhân như vậy mang lại. Rất hiếm khi một hoàng tử lên ngôi mà người mẹ không có nguồn gốc từ các gia đình đã được phê duyệt. Sự cần thiết trước kia đã biến đổi thành một truyền thống nghiêm ngặt. Phụ nữ từ gia tộc Fujiwara thường làm hoàng hậu trong khi phi tần lại đến từ các gia đình quý tộc ít cao quý. Trong hàng ngàn năm, con trai của một người nam của hoàng gia và một phụ nữ của tộc Fujiwara thường là người được nối ngôi. Năm chi họ của Fujiwara gọi là Ngũ Nhiếp Gia gồm: Ichijō (Nhất Điều gia), Nijō (Nhị Điều gia), Kujō (Cửu Điều gia), Konoe (Cận Vệ gia) và Takatsukasa (Ưng Tư gia) là nguồn cung cấp thái tử phi từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIX, thậm chí thường xuyên hơn so với con gái của hoàng thân. Con gái của gia tộc Fujiwara do vậy thường là hoàng hậu và là mẹ của Thiên hoàng.

Sự hạn chế về vợ của Thiên hoàng và Thái tử đã được thực hiện rõ ràng hơn trong thời kỳ Minh Trị bởi luật hoàng gia năm 1889. Một điều khoản trong đó quy định rằng con gái của Ngũ Nhiếp Gia và con gái của gia tộc hoàng gia thường là cô dâu được chọn. Luật này được bãi bỏ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Thượng Thiên hoàng Bình Thành, đã trở thành thái tử đầu tiên trong hơn một ngàn năm kết hôn với một phụ nữ từ bên ngoài.

Chôn cấtSửa đổi

Cổng vào của Nghĩa trang Hoàng gia Musashi ở Hachiōji, Tokyo

Trong thời kỳ Kofun, cái gọi là "Tang lễ cổ xưa" đã được tổ chức cho các Thiên hoàng đã chết, nhưng chỉ có những nghi thức tang lễ từ cuối giai đoạn, vốn được các biên niên sử mô tả chi tiết hơn, được biết đến. Chúng tập trung xung quanh các nghi thức mogari, một lưu ký tạm thời giữa cái chết và chôn cất vĩnh viễn [10].

Hoàng hậu Jitō là nhân vật hoàng gia Nhật đầu tiên được hỏa táng (vào năm 703). Sau đó, trừ một vài ngoại lệ, tất cả các Thiên hoàng đều được hỏa táng đến tận thời kỳ Edo [10]. Trong 350 năm tiếp theo, chôn ở mộ trở thành nghi thức tang lễ được ưa chuộng. Vào năm 2013, Cơ quan nội chính Hoàng gia thông báo rằng Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ được hỏa táng sau khi chết [11].

Cho đến năm 1912, Thiên hoàng thường được chôn ở Kyoto [12]. Từ Thiên hoàng Taishō trở đi, các Thiên hoàng được chôn cất tại Nghĩa trang Hoàng gia Musashi ở Tokyo.

Kế thừaSửa đổi

Hoàng cung Tokyo

Hoàng gia Nhật Bản thường tuyên bố họ đã Vạn thế nhất hệ (万世一系; Bansei Ikkei), có nghĩa là "Cai trị từ thời xa xưa". Hàng thiên niên kỷ trước, hoàng gia Nhật Bản đã phát triển một hệ thống truyền ngôi đặc thù riêng. Hiện nay, Nhật Bản sử dụng nghiêm ngặt quyền con trưởng, vốn bắt nguồn từ Nho giáo thời phong kiến, sau đó được du nhập thêm từ hiến pháp nước Phổ, một nước mà Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng rất nhiều trong những năm 1870.

Các nguyên tắc kiểm soát và tương tác của hoàng gia dường như rất phức tạp và tinh vi, thậm chí dẫn đến những kết quả mang phong cách riêng. Một số nguyên tắc chính rõ ràng trong việc kế thừa là:

  • Phụ nữ được cho phép nối ngôi. Tuy nhiên, việc phụ nữ lên ngôi rõ ràng là rất hiếm so với nam giới, thường chỉ xảy ra khi người nam kế vị đang còn quá nhỏ, hoặc khi có xung đột triều chính nên không quyết định được ngay người kế vị (việc này chỉ từng xảy ra 8 lần trong lịch sử, thường là chị em hoặc con gái Thiên hoàng tiền nhiệm lên ngôi). Cả tám nữ thiên hoàng đó đều không kết hôn hoặc sinh con, sau khi thoái vị thì họ sẽ truyền ngôi cho một người nam khác trong hoàng tộc để ngai vàng không rơi vào dòng họ khác.
  • Nhận con nuôi là có thể và là một cách được sử dụng nhiều để tăng số lượng người thừa kế (tuy nhiên, con nuôi phải là đứa trẻ thuộc dòng họ hoàng tộc để ngai vàng không chuyển sang dòng họ khác).
  • Thoái vị được sử dụng rất thường xuyên, và trong thực tế đã xảy ra thường xuyên hơn so với việc Thiên hoàng chết khi còn tại vị. Trong những ngày đó, nhiệm vụ chính của Thiên hoàng là tế lễ thần linh, có chứa rất nhiều các nghi lễ lặp đi lặp lại vốn được coi là một dịch vụ mà sau khoảng mười năm, người thoái vị sẽ được tôn làm Thái Thượng Hoàng.
  • Quyền con trưởng không được sử dụng từ trước thế kỷ 15, thay vào đó, trong thời kỳ này, hoàng gia thực hành một hệ thống luân chuyển. Thông thường một người em trai (hay em gái) nối tiếp các anh chị em lớn tuổi hơn, thậm chí cả trong trường hợp người tiền nhiệm đã có con nối dõi. "Lượt" của thế hệ tiếp theo đến thường xuyên hơn sau một số cá nhân thuộc thế hệ trưởng bối. Xoay chuyển thường xuyên giữa hai hoặc nhiều chi nhánh của hoàng gia, khiến nhiều khi có tới hai người anh em họ đã kế ngôi lẫn nhau. Thiên hoàng Go-Saga thậm chí ra sắc lệnh thay đổi sự luân phiên chính thức giữa những người thừa kế của hai người con trai của ông, làm cho hệ thống này tiếp diễn trong một vài thế kỷ (cuối cùng dẫn đến việc Shogun gây ra (hoặc sử dụng) xung đột giữa hai nhánh này, Thiên hoàng "miền nam" và Thiên hoàng "miền bắc"). Trong 500 năm gần đây, có lẽ do ảnh hưởng của Nho giáo cũng như để tránh tranh chấp ngôi vua, hầu như luôn là người con trai cả của Thiên hoàng sẽ là người lên nối ngôi.

Thái Thượng hoàng Akihito.

Trong lịch sử Nhật Bản, quyền lên ngôi luôn được giao cho con cháu thuộc nhánh nam từ dòng dõi hoàng gia. Nói chung, phần lớn Thiên hoàng là nam giới, mặc dù trong số hơn 126 Thiên hoàng đã có 8 người là phụ nữ.

Hơn 1.000 năm trước, theo truyền thống thì một Thiên hoàng lên ngôi khi còn tương đối trẻ. Một hoàng tử vừa trải qua mấy năm đầu đời thì đã được coi là phù hợp và đủ tuổi kế vị. Do vậy, rất nhiều Thiên hoàng lên ngôi khi còn là trẻ con, trẻ nhất là 6 hoặc 8 tuổi. Hàng chục Thiên hoàng đã thoái vị và sống suốt quãng đời còn lại trong nhung lụa, nhưng nhiều người vẫn cai trị đằng sau hậu trường. Một số Thiên hoàng thậm chí còn thoái vị để được nghỉ ngơi an nhàn trong khi vẫn còn ở tuổi thanh niên. Truyền thống này được thể hiện trong dân gian, sân khấu, văn học, và các hình thức khác của văn hóa Nhật Bản, nơi mà Thiên hoàng thường được mô tả hoặc phác họa như là một trẻ vị thành niên.

Trước thời Minh Trị Duy tân, lịch sử Nhật có 8 nữ Thiên hoàng, tất cả đều là công chúa thuộc nội tộc hoàng gia, không một ai kế vị với tư cách là vợ hoặc góa phụ ngoại tộc của Thiên hoàng đã mất. Con gái và cháu gái của Hoàng gia, tuy nhiên, thường lên ngôi như một cách lấp đầy "khoảng trống kế vị" - nếu một người nam phù hợp kế vị đang không có sẵn hoặc một số chi họ của hoàng gia đang kình địch lẫn nhau, vì vậy mà một thỏa hiệp là cần thiết. Hơn một nửa số nữ Thiên hoàng đã tự thoái vị khi một hậu duệ nam phù hợp đã đủ tuổi để cai trị. Bốn nữ Thiên hoàng, Suiko, Kōgyoku và Jitō, cũng như Jingū trong thần thoại, là goá phụ của các Thiên hoàng đã chết và cũng là công chúa mang dòng máu hoàng gia. Một người, Gemmei, là vợ góa của một thái tử và cũng là công chúa của hoàng gia. Bốn người khác, Genshō, Kōken (hay Shōtoku), Meishō và Go-Sakuramachi, là con gái độc thân của các Thiên hoàng trước. Không ai trong số các nữ hoàng này kết hôn hoặc sinh con sau khi kế vị (để tránh ngôi vua rơi vào dòng họ khác).

Điều 2 của Hiến pháp Minh Trị năm 1889 ghi rằng "Ngôi báu sẽ được truyền cho con cháu của hoàng nam, theo quy định của Luật Hoàng gia". Luật Hoàng gia năm 1889 cố định việc chỉ con trai được nối dõi, và loại trừ phụ nữ khỏi việc kế thừa ngôi vị. Trong trường hợp dòng chính không còn ai kế vị, ngai vàng sẽ được truyền cho nhánh phụ gần nhất, vẫn phải là nam giới. Nếu hoàng hậu không sinh ra một người thừa kế, Thiên hoàng có thể lấy thêm một thứ phi và con trai ông với người thứ phi đó sẽ được công nhận là người thừa kế ngai vàng. Luật này được ban hành trong cùng một ngày với Hiến pháp Minh Trị, do đó được hưởng trạng thái cân bằng với hiến pháp.

Điều 2 của Hiến pháp Nhật Bản, vốn ban hành vào năm 1947 do lực lượng chiếm đóng của Mỹ viết ra và vẫn có hiệu lực, quy định rằng "Ngai vàng được kế vị và sự kế vị đó phải phù hợp với Luật Hoàng gia do Quốc hội thông qua." Hoàng Thất Điển Phạm ngày 16 tháng 1 năm 1947 thông qua bởi Đế quốc Nghị Hội cuối cùng vẫn giữ lại điều khoản không cho phụ nữ kế vị của bộ luật năm 1889. Chính phủ của thủ tướng Yoshida Shigeru đã thông qua đạo luật một cách vội vã để tuân theo bản hiến pháp do Hoa Kỳ định ra, vốn có hiệu lực vào tháng 5 năm 1947. Trong một nỗ lực để kiểm soát quy mô của gia đình hoàng gia, luật quy định rằng chỉ có các nam thành viên hợp pháp của hoàng thất có quyền kế vị; công chúa nếu kết hôn với người ngoài hoàng thất thì sẽ bị phế bỏ tước vị của mình và không được xem là thành viên của hoàng thất [13]

Theo Bộ luật năm 1947, chỉ còn duy nhất gia đình Nhật hoàng Hirohito và ba anh em của ông vẫn còn giữ danh hiệu Hoàng gia, hàng trăm thành viên hoàng tộc thuộc các chi họ xa hơn (các Ōke) đều bị mất danh hiệu. Ngoài ra, Thiên hoàng và tất cả các thành viên khác trong Hoàng gia không được quyền nhận con nuôi.

Tình trạng hiện naySửa đổi

Việc kế vị được quy định bởi luật của Quốc hội. Luật hiện không cho phép phụ nữ kế vị. Một đề xuất nhằm làm thay đổi bộ luật này từng được xem xét cho đến khi công nương Kiko sinh hạ một người con trai.

Trước sự ra đời của Hisahito, con trai của Hoàng tử Akishino vào ngày 6 tháng 9 năm 2006, có nảy sinh một vấn đề về việc kế vị. Hoàng tử Akishino là người con trai duy nhất được sinh ra trong gia đình hoàng gia từ năm 1965. Sau sự ra đời của công chúa Aiko, đã có một cuộc tranh luận công khai về việc sửa đổi Luật Hoàng gia hiện tại để cho phép phụ nữ kế vị, vì thế hệ kế tiếp của Hoàng gia đang không có người con trai nào.

Vào tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Koizumi Junichirō bổ nhiệm một ủy ban đặc biệt gồm các thẩm phán, giáo sư đại học và công chức để nghiên cứu sự thay đổi trong Luật Hoàng gia và để kiến nghị với chính phủ. Ủy ban giải quyết vấn đề về quyền kế vị vào ngày 25 tháng 10 năm 2005 đã đề nghị sửa đổi luật để cho phép phụ nữ của dòng nam thuộc hoàng gia được quyền lên kế vị. Ngày 20 tháng 1 năm 2006, Thủ tướng Koizumi Junichirō dành một phần của bài phát biểu hàng năm của ông để nói về cuộc tranh cãi và hứa hẹn sẽ trình lên một dự luật cho phép phụ nữ lên ngôi để đảm bảo rằng việc kế vị vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai một cách ổn định.

Ngay sau khi có công bố rằng công nương Kiko mang thai đứa con thứ ba, Koizumi đã đình chỉ kế hoạch. Con trai của bà, Hoàng tử Hisahito, xếp thứ ba trong dòng kế vị ngai vàng theo luật kế vị hiện hành. Ngày 3 tháng 1 năm 2007, Thủ tướng Abe Shinzō tuyên bố rằng ông sẽ từ bỏ đề nghị thay đổi Luật Hoàng gia [14].

Trong những năm gần đây, nhiều người đã đề xuất việc khôi phục danh hiệu cho một số Ōke - chi họ của Hoàng gia trước đây (đã bị tước tư cách thành viên Hoàng gia theo Bộ luật năm 1947) hoặc cho phép gia đình hoàng gia nhận nuôi các thành viên nam của các gia đình hoàng tử trước đây, như một giải pháp cho việc kế vị ngai vàng Nhật Bản (trong trường hợp chi họ của Thiên HoàngAkihito không còn con trai nối ngôi).

Xem thêmSửa đổi

  • Nhật Bản
  • Lịch sử Nhật Bản
  • Danh sách Thiên hoàng

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ 役員、総代としての基礎知識 全国神社総代会編集発行「改訂神社役員、総代必携」
  2. ^ Boscaro, Adriana; Gatti, Franco; Raveri, Massimo biên tập (2003). Rethinking Japan: Social Sciences, Ideology and Thought. II. Japan Library Limited. tr.300. ISBN0-904404-79-X.
  3. ^ The formal investiture of the Prime Minister in 2010, the opening of the ordinary session of the Diet in January 2012 and the opening of an extra session of the Diet in the autumn of 2011. The 120th anniversary of the Diet was commemorarated with a special ceremony in the House of Councillors in November 2010, when also the Empress and the prince and princess Akishino were present.
  4. ^ Boscaro, Adriana; Gatti, Franco; Raveri, Massimo biên tập (2003). Rethinking Japan: Social Sciences, Ideology and Thought. II. Japan Library Limited. tr.300. ISBN0-904404-79-X.
  5. ^ [1], National Diet Library
  6. ^ 《日本書紀・推古天皇》:「九月辛未朔乙亥、饗客等於難波大郡。辛巳、唐客裴世淸罷歸。則復以小野妹子臣爲大使、吉士雄成爲小使、福利爲通事、副于唐客而遺之。爰天皇聘唐帝、其辭曰「東天皇敬白西皇帝。使人鴻臚寺掌客裴世淸等至、久憶方解。季秋薄冷、尊何如、想淸悆。此卽如常。今遣大禮蘇因高・大禮乎那利等往。謹白不具。」
  7. ^ Screech, (2006). Secret Memoirs of the Shoguns: Isaac Titsingh and Japan, 1779–1822, p. 232 n4.
  8. ^ Kanʼichi Asakawa. The early institutional life of Japan: a study in the reform of 645 A.D.. Tokyo: Shueisha (1903), p. 25. "We purposely avoid, in spite of its wide usage in foreign literature, the misleading term Mikado. If it be not for the natural curiosity of the races, which always seeks something novel and loves to call foreign things by foreign names, it is hard to understand why this obsolete and ambiguous word should so sedulously be retained. It originally meant not only the Sovereign, but also his house, the court, and even the State, and its use in historical writings causes many difficulties which it is unnecessary to discuss here in detail. The native Japanese employ the term neither in speech nor in writing. It might as well be dismissed with great advantage from sober literature as it has been for the official documents."
  9. ^ Nguyên là, tộc Fujiwara là hậu duệ từ giới quý tộc tương đối nhỏ, do đó thần (Kami) của họ có một vị trí không đáng kể trong thế giới thần thoại Nhật Bản.
  10. ^ a b François Macé. “The Funerals of the Japanese Emperors”.
  11. ^ “Emperor, Empress plan to be cremated”. The Japan Times. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2013.
  12. ^ Seidensticker, Edward. (1990). Tokyo Rising, p. 20.
  13. ^ Martin, Alex, "Imperial law revisited as family shrinks, Emperor ages Lưu trữ 2012-07-14 tại Wayback Machine", Japan Times, ngày 16 tháng 12 năm 2011, p. 3.
  14. ^ “Report: Japan to drop plan to allow female monarch”. USA Today. McLean, VA: Gannett. The Associated Press. ngày 3 tháng 1 năm 2007. ISSN0734-7456. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2011.

Tham khảoSửa đổi

  • Asakawa Kan'ichi (1903). The Early Institutional Life of Japan. Tokyo: Shueisha. OCLC4427686; see online, multi-formatted, full-text book at openlibrary.org
  • Screech, Timon (2006). Secret Memoirs of the Shoguns: Isaac Titsingh and Japan, 1779–1822. London: RoutledgeCurzon. ISBN 0-7007-1720-X; ISBN 978-0-7007-1720-0.
  • Sakaiya Taichi, Mười hai người lập ra nước Nhật, Chương I: Thái tử Shotoku, Đặng Lương Mô biên dịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

Liên kết bên ngoàiSửa đổi

  • Japan opens imperial tombs for research
  • The Imperial Household Agency
  • List of the Emperors, accompanied with the regents and shoguns during their reign and a genealogical tree of the imperial family
  • The Emperor of Japan, explanation of the title of Emperor in the context of western terminology