Thực hành Tìm hiểu về tổ chức cơ thể

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – Từ năm 2021 trở đi môn Vật Lý lớp 6 đã gộp với các môn Hóa học, Sinh học để trở thành môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

Soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 và Giải bài tập KHTN lớp 6: Tại đây

Mở đầu bài Bài 23 Tổ chức cơ thể đa bào

Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Làm việc theo nhóm thường hiệu quả hơn làm việc cá nhân. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?

Trả lời:

Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào –> mô –> cơ quan –> hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.

I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

1. Quan sát hình 2.1 viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao

Thực hành Tìm hiểu về tổ chức cơ thể
Hội Gia sư Đà Nẵng

2. Quan sát hình 2.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây

Thực hành Tìm hiểu về tổ chức cơ thể
Hội Gia sư Đà Nẵng

a) Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A tới E cho phù hợp

b) Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình

Hướng dẫn soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 23 Tổ chức cơ thể đa bào

1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao

Thực hành Tìm hiểu về tổ chức cơ thể

2. 

a) A. Tế bào

    B. Mô

    C. Cơ quan

    D. Cơ thể

    E. Quần thể

b) Tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình:

Với cá cóc: tim

Với cây sâm: lá, thân, củ

II. Từ tế bào tạo thành mô

Quan sát hình 2.3 và 2.4 nêu một số mô ở người và ở thực vật

Thực hành Tìm hiểu về tổ chức cơ thể
Hội Gia sư Đà Nẵng

Hướng dẫn soạn bài Khoa học tự nhiên

Mô ở người gồm:

– Mô liên kết

– Mô cơ

– Mô biểu bì ở da

Mô ở thực vật gồm có:

– Mô mạch gỗ

– Mô mạch rây

– Mô biểu bì

III. Từ mô tạo thành cơ quan

1. Quan sát hình 2.5 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người.

Thực hành Tìm hiểu về tổ chức cơ thể
Hội Gia sư Đà Nẵng

2. Quan sát hình 2.6, hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D, ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:

Thực hành Tìm hiểu về tổ chức cơ thể
Hội Gia sư Đà Nẵng

1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.

2. Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.

4. Tạo ra quả và hạt.

Trả lời câu hỏi lớp 6 bài 23 Tổ chức cơ thể đa bào

1. 

  • Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.
  • Chức năng chính của phổi là giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (hồng cầu). Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng.
  • Thận là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài.
  • Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là: Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị. Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
  • Ruột có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.

2. 

A. Hoa

B. Lá

C. Thân

D. Rễ

Ghép: A – 4 ; B – 2 ; C – 1 ; D – 3

IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan

Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?

2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.

Tìm hiểu về hệ tiêu hóa ở người.

Hướng dẫn giải bài tập KHTN lớp 6

1. Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường Tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). 

2. Hệ tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài. Hoạt động tiêu hóa diễn ra hàng ngày và bao gồm nhiều bước khác nhau.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 2: Tổ chức cơ thể đa bào, sách KNTT nxb giáo dục

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.

Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

Lý thuyết:

I. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

- Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào, thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào: lấy và tiêu hóa thức ăn, hô hấp, vận động, sinh sản và trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài.

- Sinh vật đa bào có cơ thể cấu tạo từ nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo và thực hiện chức năng khác nhau nhờ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể.

II. Tổ chức cơ thể.

Các tế bào được tổ chức theo thứ tự nhất định từ cấp độ thấp đến cấp độ cao:

- Mô gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.

- Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện một chức năng nhất định, ở một vị trí nhất đinhhj trong cơ thể.

- Hệ cơ quan là tập hợp nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định.

- Cơ thể gồm các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể.

III. Thực hành tìm hiểu về tổ chức cơ thể

1. Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào

- Chuẩn bị: Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, kim mũi mác, lọ đựng dịch huyền phù nấm men, lọ đựng nước cất, lọ đựng xanh methylene, đĩa kính đồng hồ.

- Tiến hành:

+ Nhỏ một giọt nấm men lên lam kính.

+ Dùng kim mũi mác dàn mỏng dịch và để yên cho nước bay hơi hết.

+ Nhỏ một giọt xanh methylene lên vết mẫu đã khô và để yên trong 5 phút.

+ Nhỏ từ từ nước cất chảy qua vết mẫu đã nhuộm đến khi dung dịch chảy ra khỏi lam kính không còn màu xanh. Nhỏ mọt giọt nước cất lên vết nhuộm, đậy lamen lên vết nhuộm.

+ Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.

2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người.

- Chuẩn bị: Tranh hoặc mẫu cây thật có ở địa phương, tranh hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người.

- Tiến hành: Quan sát, nhận định và xác định vị trí

+ Các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh.

+ Một số cơ quan cấu tạo cơ thể người.