Thuốc hạ sốt không corticoid là gì

Các thuốc trong nhóm này rất khác nhau về cấu trúc hóa học, gồm các dẫn xuất của salicylat, pyrazolon, anilin, indol và một số thuốc khác. Tất cả các thuốc, ở mức độ khác nhau, đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau, và – trừ dẫn xuất anilin – còn có tác dụng chống viêm , chống thấp khớp, chống đông vón tiểu cầu. Vì vậy còn được gọi chung là thuốc chống viêm không (mang nhân) steroid (CVKS) để phân biệt với các glucocorticoid, mang nhân sterol, được gọi là thuốc chống viêm steroid.

1.Tác dụng chính và cơ chế: Thuốc hạ sốt – giảm đau – chống viêm

Cơ chế chung của thuốc CVKS: ức chế sinh tổng hợp prostagladin

Vane 1971 cho rằng cơ chế tác dụng chính của các thuốc CVKS là ức chế enzym cyclooxygenase, làm giảm tổng hợp các prostaglandin là những chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc làm tăng v à kéo dài đáp ứng viêm ở mô sau tổn thương. Khi tổn thương, màng tế bào giải phóng phospholipid màng. Dưới tác dụng của phospholipase A 2(là enzym bị corticoid ức chế), chất này chuyển thành acid arAChidonic. Sau đó, một mặt, dưới tác dụng của lipooxygenas e (LOX), acid arAChidonic cho các leucotrien có tác dụng co khí quản; mặt khác, dưới tác dụng của cyclooxygenase, acid arAChidonic cho PGE 2 (gây viêm, đau), prostacyclin (PGI2) và thromboxan A 2 (TXA2) tác động đến sự lắng đọng tiểu cầu. Các CVKS ức chế COX nên ức chế được các phản ứng viêm (sơ đồ) Tuy nhiên, cơ chế trên chưa giải thích được đầy đủ những nhận xét lâm sàng trong quá trình sử dụng CVKS, như: – Hiệu quả và tính an toàn của các thu ốc CVKS không giống nhau. – Hiệu quả ức chế tổng hợp PG và TX của các thuốc rất thay đổi. Nhiều thuốc ức chế mạnh tổng hợp PG hơn TX và ngược lại. Aspirin ức chế mạnh và không hồi phục sự kết tụ tiểu cầu với liều thấp, nhưng phải liều rất cao mới có tác dụ ng chống viêm. Từ mươi năm gần đây, các nghiên cứu đã cho thấy có 2 loại COX, được gọi là COX – 1 và COX- 2 có chức phận khác nhau và các thuốc chống viêm tác dụng với mức độ khác nhau trên COX – 1và COX-2 (sơ đồ ) – COX-1: hay PGG/ H synthetase – 1 có tác dụng duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào là một “enzym cấu tạo” . Enzym có mặt ở hầu hết các mô, thận, dạ dày, nội mạc mạch, tiểu cầu, tử cung, tinh hoàn … Tham gia trong quá trình sản xuất các PG có tác dụng bảo vệ, do đó còn gọi là “enzym giữ nhà” (“house keeping enzyme”) : . Thromboxan A2 của tiểu cầu . Prostacyclin (PGI2) trong nội mạc mạch, niêm mạc dạ dày . Prostaglandin E 2 tại dạ dày bảo vệ niêm mạc . Prostaglandin E 2 tại thận, đảm bảo chức phận sinh lý.

– COX- 2: hay PGG/ H synthetase 2 có chức phận thúc đẩy quá trình viêm. Thấy ở hầu hết các mô với nồng độ rất thấp, ở các tế bào tham gia vào phản ứng viêm (bạch cầu 1 nhân, đại thực bào, bao hoạt dịch khớp, tế bào sụn). Trong các mô viêm, nồng độ COX – 2 có thể tăng cao tới 8 0 lần do các kích thích viêm gây cảm ứng và hoạt hóa mạnh COX – 2. Vì vậy COX- 2 còn được gọi là “enzym cảm ứng”

NSAID hay còn gọi là nhóm thuốc kháng viêm không steroid – thường được bác sĩ chỉ định phổ biến trong giảm đau. Bạn đã thực sự biết NSAID có tác dụng gì? Ngoài ra, cần lưu ý những gì trong quá trình dùng thuốc? Khi sử dụng nhiều thuốc NSAIDs sẽ gây ra tác dụng phụ gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật rõ NSAIDs là thuốc gì nhé!

  • Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs là tên viết tắt của non-steroidal anti-inflamatoy drug hay còn gọi là thuốc kháng viêm không chứa cấu trúc steroid.
  • Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không có cấu trúc steroids.

2. NSAIDs được chỉ định trong các trường hợp cụ thể nào?

NSAIDs thường được sử dụng để điều trị các trường hợp đau, viêm cấp hoặc mạn tính. Ngoài ra, một số thuốc được sử dụng ngăn ngừa ung thư trực tràng, chống đông vón tiểu cầu và trong bệnh lý tim mạch.

Nhìn chung, NSAIDs được chỉ định trong các bệnh lí sau:

    • Bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp;
    • Các bệnh tự miễn;
    • Tình trạng gout cấp;
    • Đau bụng kinh;
    • Trường hợp gây đau xương do ung thư di căn;
    • Đau đầu;
    • Các cơn đau nhẹ và vừa do chấn thương hoặc viêm mô;
    • Sốt;
    • Tắc ruột;
    • Cơn đau quặn thận;
    • Chống kết tập tiểu cầu.

3. Phân loại nhóm nhỏ trong thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs

3.1. Aspirin

  • Ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, aspirin còn có thêm tác dụng ngăn cản kết tập tiểu cầu.
  • Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày ….
  • Do đó hiện nay, aspirin ít được sử dụng để giảm đau và thường được dùng để chống kết tập tiểu cầu ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch với liều thấp.

3.2. NSAIDs có tác dụng giảm đau nhưng ảnh hưởng lên tiêu hóa

  • Diclofenac và Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin, nhưng đồng thời tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… cũng nặng hơn.
  • Một số hoạt chất khác như: naproxen, ketoprofen…. cũng tương tự như các hoạt chất trên.

3.3. Nhóm NSAIDs có thể giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả nhưng giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa 

Thuốc hạ sốt không corticoid là gì

Meloxicam

  • Đã có bằng chứng chứng minh meloxicam giúp giảm đau và giảm tình trạng cứng khớp trên bệnh nhân thoái hóa khớp, cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp.
  • Meloxicam ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch so với diclofenac, piroxicam và celecoxib.

Celecoxib, rofecoxib, valdecoxib

  • Giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa so với aspirin hay diclofenac.
    Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các hoạt chất này trên tim mạch, thận vẫn còn đang được nghiên cứu.
  • Rofecoxibvaldecoxib đã rút khỏi thị trường năm 2004 do nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng phụ liên quan đến tai biến về tim mạch và valdecoxib còn gây các phản ứng da nghiêm trọng.

4. NSAIDs sẽ không được sử dụng trên những đối tượng nào sau đây?

  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Rối loạn đông máu.
  • Suy gan, suy thận.
  • Phụ nữ có thai.
  • Dị ứng với NSAID.

5. Cách dùng và liều dùng của thuốc

  • Nên bắt đầu điều trị với thuốc có ít tác động phụ nhất.
  • Lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
  • Thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ: đã từng bị bệnh về dạ dày, tim mạch, bị dị ứng, suy gan, suy thận, đối tượng đặc biệt như: người già, phụ nữ có thai… và chỉ định thuốc sau khi đánh giá và cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc.
  • Bệnh nhân nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Sử dụng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Đồng thời, bệnh nhân phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng…
  • Lưu ý, không sử dụng đồng thời 2 hoặc nhiều thuốc NSAID vì không những không tăng hiệu quả mà còn gây tăng nguy cơ gặp tác động không mong muốn.
  • Đường tiêm bắp dùng <3 ngày. Tuy nhiên, để tốt hơn thì nên dùng đường uống do thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. 

6. Những tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc

6.1. Tác dụng phụ thường gặp

Thuốc hạ sốt không corticoid là gì

Thuốc hạ sốt không corticoid là gì

6.2. Các tác dụng phụ quan trọng khác

  • Suy thận (chủ yếu sử dụng mãn tính);
  • Suy gan, loét dạ dày;
  • Gây chảy máu kéo dài sau chấn thương hoặc phẫu thuật;
  • NSAID có thể gây ứ nước có thể dẫn đến phù nề, thường được biểu hiện bằng sưng mắt cá chân.

7. Các tương tác thuốc với NSAIDs

  • NSAID làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu và giảm việc loại bỏ lithium (Eskalith, Lithobid) và methotrexate (Rheumatrex, Trexall). 
  • Ngoài ra, NSAID cũng làm giảm khả năng đông máu và do đó làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, khi được sử dụng với các loại thuốc chống đông máu như warfarin sẽ làm tăng khả năng chảy máu nghiêm trọng hoặc biến chứng chảy máu. 
  • Không những vậy, NSAID cũng có thể làm tăng huyết áp ở bệnh nhân huyết áp cao).
  • NSAID làm tăng tác động có hại của cyclosporine lên chức năng thận.
  • Các đối tượng dùng các loại đồ uống có cồn mỗi ngày có thể tăng nguy cơ loét dạ dày tiến triển khi dùng NSAID.

8. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

  • Những người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ cao bị dị ứng nghiêm trọng với NSAIDs.
  • Người bị dị ứng nghiêm trọng với một NSAIDs có khả năng gặp phản ứng dị ứng chéo với NSAIDs khác.
  • Sử dụng aspirin ở trẻ em và thanh thiếu niên bị thủy đậu hoặc cúm có liên quan đến sự phát triển của hội chứng Reye, một bệnh gan nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
  • NSAIDs làm tăng nguy cơ phản ứng trên dạ dày và ruột (chảy máu, loét và thủng dạ dày hoặc ruột).Bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ cao hơn đối với các tác dụng phụ này.
  • NSAIDs (trừ aspirin liều thấp) có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các tình trạng liên quan. Do đó, NSAIDs không nên được sử dụng để điều trị đau do phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tránh sử dụng NSAIDs cho bệnh nhân ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và những người có yếu tố nguy cơ tim mạch.

9. Các đối tượng đặc biệt khi sử dụng NSAIDs

9.1. Lựa chọn NSAID giảm đau cho trẻ em: Ibuprofen

  • Ibuprofen là thuốc ưu tiên lựa chọn ở trẻ em do ít tác dụng phụ hơn NSAIDs khác.
  • Liều ibuprofen ở trẻ em: 4-10mg/kg mỗi 6-8h. Tối đa: 40mg/kg/ngày.
  • Vì các thuốc chung nhóm với ibuprofen chưa có nghiên cứu lớn, dài hạn để đánh giá tính an toàn trên đối tượng là trẻ em. Do vậy, các bác sĩ nên cân nhắc khi sử dụng.

9.2. Lựa chọn NSAIDs giảm đau cho phụ nữ cho con bú: Ibuprofen

  • NSAID tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
  • Nên ưu tiên lựa chọn ibuprofen khi cần sử dụng cho phụ nữ cho con bú, do ibuprofen rất ít tiết qua sữa.
  •  Theo khuyến cáo của WHO (2002), paracetamol ibuprofen là lựa chọn an toàn nhất cho phụ nữ cho con bú.

9.3. Không dùng NSAIDs ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin <30 ml/ph)

  • NSAID có nguy cơ gây độc tính trên thận do gây suy giảm độ lọc cầu thận, giảm tưới máu thận và dẫn tới hoại tử ống thận cấp. Tác dụng không mong muốn này hiếm gặp, thường ở người có bệnh thận mạn, giảm thể tích tuần hoàn, người cao tuổi.
  • Theo thông tin nhà sản xuất, KHÔNG DÙNG NSAIDs ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinin <30ml /ph).
  • Nên dùng NSAIDs trong thời gian ngắn và theo dõi chặt chẽ chức năng thận, đảm bảo đủ dịch, tránh dùng đồng thời các thuốc gây độc với thận.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng.

10. Cách bảo quản NSAIDs

  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.
  • Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau.
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.
  • Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. 
  • Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Thuốc NSAID là thuốc giảm đau, kháng viêm hạ sốt không có cấu trúc steroid. Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng khá tốt. Tuy nhiên, mỗi một thuốc trong từng nhóm của NSAID đều gây ra những triệu chứng không mong muốn có thể là gây đau hoặc loét dạ dày hoặc có thê gây các tình trạng xấu trên tim mạch. Do đó, người bệnh cần đến các bệnh viện và phòng khám uy tín để được hướng dẫn điều trị.