Tiêm covid bao lâu thì uống được kháng sinh

Hỏi

Chào bác sĩ. Bác sĩ làm ơn cho em hỏi, con em đang bị viêm phổi, dùng kháng sinh, sau khi dùng kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được ạ. Bé mới sinh được 20 ngày tuổi chưa tiêm phòng lao. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, cảm ơn bác sĩ.

Vũ Thị Ngần (1983)

Trả lời

Hiện tại không có khuyến cáo ngưng kháng sinh bao lâu thì có thể tiêm vắc-xin trở lại, thường các bác sĩ sẽ khuyên nên đi tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt sau khi khỏe lại, tôi thường khuyên bố mẹ bệnh nhân chọn mốc 1 tuần đến 10 ngày sau khi ngưng kháng sinh, bé khỏe hẳn (theo đánh giá của bố mẹ) là có thể đi tiêm vắc-xin.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới website Vinmec.com. Trân trọng.

ThS.BS Nguyễn Hoàng Thế Nhân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Tiêm phòng định kỳ là một biện pháp phòng bệnh chủ động rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ tạo cho trẻ một sức đề kháng tốt, chống lại một số bệnh truyền nhiễm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên thể trạng của trẻ trước mỗi lần tiêm phòng không phải lúc nào cũng như nhau, vậy nếu bé đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Thực tế, trẻ nhỏ trong độ tuổi cần tiêm chủng lại rất dễ mắc các bệnh gây ra triệu chứng ho sốt, tiêu chảy dẫn tới việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung thì việc sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với các loại vắc-xin (trừ vắc-xin thương hàn uống) nên có thể sử dụng đồng thời thuốc kháng sinh và vắc-xin. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào tổng trạng của trẻ qua thăm khám sàng lọc của bác sĩ để đưa ra quyết định hoãn tiêm chờ trẻ hồi phục hay tiếp tục sử dụng.

2. Các chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em

Tuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có.

Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

  • Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin.

Tiêm covid bao lâu thì uống được kháng sinh

Trẻ sốt cao cần thông báo với bác sĩ trước khi tiêm chủng cho trẻ

Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:

  • Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính
  • Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C
  • Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B)
  • Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày
  • Trẻ nặng dưới 2000g
  • Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.

3. Một số lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có:

  • Cân nặng: trẻ đã đủ 2,5 kg chưa (trẻ sơ sinh)
  • Tình trạng bú, ăn ngủ và chơi
  • Có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh gì không?
  • Có đang sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào không?

Tiêm covid bao lâu thì uống được kháng sinh

Trẻ đang uống thuốc điều trị bệnh lý có thể được trì hoãn lịch tiêm

  • Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc không?
  • Có tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin trong các lần tiêm trước không?

Khám sàng lọc trước tiêm chủng là việc làm rất quan trọng có tác dụng làm hạn chế tối đa các biến chứng sau khi tiêm cũng như các phản ứng khó lường trước được do thể trạng xấu của trẻ.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế được tối đa các phản ứng sau tiêm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm chủng ở tất cả trẻ em, người lớn. Quy trình khám và thực hiện tiêm chủng, theo dõi sau tiêm tại Vinmec được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi để giúp trẻ đảm bảo được sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng và được theo dõi nhiệt độ, phản ứng sau tiêm, đánh giá sức khỏe trước khi ra về. Nguồn vắc-xin tại đây đều có xuất xứ rõ ràng, các vắc-xin như sởi-quai bị-rubella, vắc-xin 6 trong 1 cùng nhiều loại vắc-xin khác có chất lượng cao phù hợp với độ tuổi tiêm chủng, được đảm bảo an toàn từ khâu nhập khẩu, bảo quản đến khi sử dụng.

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Tiêm covid bao lâu thì uống được kháng sinh

Trước khi tiêm chủng trẻ sẽ được khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

  • Các loại vắc xin cho trẻ từ 13 -18 tuổi theo khuyến cáo của CDC (Mỹ)
  • Có nên tiêm vắc-xin phế cầu khi trên 50 tuổi không?
  • Chậm lịch tiêm nhắc lại mũi 6in 1 có sao không?