Tình hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI VIỆT NAM

1. Thực trạng ngành sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu và đánh giá của Viện nghiên cứu chiến lược và cạnh tranh (Institute for brand and Competitiveness strategy) phối hợp cùng Vibiz.vn, thị trường thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của Việt Nam hiện nay rất lớn, với quy mô mỗi năm ngành nông nghiệp nhập và sử dụng từ 70.000 – 100.000 tấn, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp (DN) cùng “nhảy” vào chia sẻ “miếng bánh” thị phần hấp dẫn này.
Hiện cả nước có trên 200 doanh nghiệp thuốc BVTV, gần 100 nhà máy chế biến thuốc (chế biến được khoảng 50% lượng chế phẩm sử dụng trong nước, khoảng 30.000 – 40.000 tấn/năm) cùng với với khoảng 30.000 đại lý thuốc BVTV.
Việt Nam thuộc top Quốc gia có danh mục thuốc trừ sâu được phép sử dụng trên cây trồng đa dạng nhất, với 1.700 hoạt chất và 4.080 thương phẩm. Trong đó thị phần thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường bán lẻ.

Tình hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

(Theo Viện nghiên cứu chiến lược và cạnh tranh phối hợp cùng Vibiz.vn)

Thị phần thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam phân chia theo doanh nghiệp thì Lộc Trời đang chiếm lớn nhất với 20%; kế đến là Công ty CP Khử trùng Việt Nam với khoảng 7,4%; Công ty CP Nông dược HAI chiếm khoảng 5,5%; Lúa Vàng và Bayer cùng chiếm tỷ lệ ngang nhau khoảng 5,2%; Công ty ADC khoảng 4%; Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) khoảng 3,7%; khoảng gần 200 doanh nghiệp còn lại chia miếng bánh 49% thị phần. Điều đó cho thấy, lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu. (Nguồn: Báo Công Thương)

Tình hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

2. Những khó khăn của ngành sản xuất thuốc BVTV
Ngành sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật tuy rất tiềm năng nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất, lượng sản xuất trong nước còn rất hạn chế, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài: Mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật dù Việt Nam nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức nhưng Trung Quốc vẫn là bạn hàng lớn nhất, chiếm tới 53,5% tổng giá trị của mặt hàng này mà Việt Nam nhập về ứng với 524 triệu USD. Trong đó, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000 tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn), ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng, khoảng 900 tấn.

Thứ hai, định hướng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Tại hội nghị “Định hướng công tác bảo vệ thực vật trong tình hình mới” do Bộ NN&PTNT tổ chức đã diễn ra ngày 15/5/2018, tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng NN&PTNT cho biết, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng khoảng 100 nghìn tấn mỗi năm, chủ yếu nhập khẩu thuốc hóa học và con số này phải tiếp tục giảm. Bởi, lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao, chất lượng không tốt, gây độc hại cho chính nông dân và người tiêu dùng, hệ sinh thái suy kiệt.

Thứ ba, công tác quản lý và cấp phép ngày càng nghiêm ngặt: Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, hiện công tác quản lý thuốc BVTV đang được siết chặt, tăng cường quản lý ở tất cả các khâu từ đăng ký, khảo nghiệm, cấp phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng.
Việc cấp phép khảo nghiệm được dựa trên cơ sở khoa học theo nguyên tắc loại bỏ dần những thuốc BVTV có độc tính cao, ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời khuyến khích những loại thuốc hiệu quả, an toàn trong sử dụng đặc biệt là các loại thuốc sinh học.

3. Giải pháp giúp phát triển các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và bị tác động bởi nhiều yếu tố, các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đang đi tìm hướng phát triển phù hợp. Sau đây là một số giải pháp giúp doanh nghiệp tìm hướng đi mới:

Một là, thúc đẩy xuất khẩu: Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã thành công khi tìm đường xuất khẩu sản phẩm của mình. Tính đến hết năm 2017, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nước bạn đã đạt trên 8.767 tấn. Kết thúc năm 2017, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật đã có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực.
Năm 2017, thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam đã được xuất đi hơn 15 thị trường trên thế giới. Theo số liệu của Vibiz.vn, nhìn chung lượng xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam đều tăng ở hầu hết các thị trường chính như: Campuchia (4.252 tấn); Đài Loan (666 tấn); Singapore (350 tấn); Myanmar (143 tấn); Lào (83 nghìn tấn). Trong đó, Campuchia là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, chiếm 48,5% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật mà Việt Nam xuất đi.

Hai là, phát triển sản phẩm mới: Xu hướng của một số doanh nghiệp là mở rộng sang kinh doanh giống cây trồng (ví dụ như Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, Nông dược HAI, Bảo vệ thực vật Sài Gòn) hoặc kinh doanh dịch vụ khử trùng (Công ty Khử trùng Việt Nam, Bảo vệ thực vật Sài Gòn). Đây là sự đa dạng hóa rất hợp lý nhằm tạo ra sự tích hợp dọc trong chuỗi giá trị, tiến tới cung cấp các giải pháp trọn gói: giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao.

Ba là, tái cơ cấu tổ chức: Trước những thách thức lớn về biến đổi khí hậu sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro dịch bệnh, hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng trong thời kỳ 4.0, các quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi ngành bảo vệ thực vật nói chung và doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật nói riêng cần phải tiếp tục tái cơ cấu phù hợp với tình hình mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bốn là, liên kết chuỗi sản xuất: Việc liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ là xu hướng tất yếu trong sản xuất hàng hóa, thị trường hóa sản xuất nông nghiệp để đảm bảo có thể quản lý tốt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhằm đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm cho sản phẩm.
Liên kết sản xuất còn là yếu tố quan trọng để tổ chức thu gom bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, không để gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các chuỗi liên kết cũng là tiền đề quan trọng để áp dụng các công nghệ 4.0 vào thực tế sản xuất.

Năm là, áp dụng khoa học công nghệ sinh học, thân thiện môi trường: Việc áp dụng công nghệ sinh học nhằm tạo ra những sản phẩm thân thiện và mang lại hiệu quả là hết sức cần thiết. Đồng thời cũng cần nâng cao nhận thức, hướng các nhà sản xuất, phân phối, người sử dụng vào sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như thuốc bảo vệ thực vật sinh học để thay thế dần các nhóm thuốc hóa học. Tăng cường tuyên truyền đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất thân thiện môi trường vào sản xuất.

Thuốc bảo vệ thực vật không thể thiếu đối với ngành nông lâm nghiệp, nhưng môi trường trong lành và sự an toàn sức khỏe cũng không thể thiếu đối với con người. Đó là bài toán cần phải giải của các cơ quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật và các doanh nghiệp sản xuất trong ngành. Cần phải chung tay tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề này.

Tài liệu tham khảo:
1. Quy mô thị trường ngành thuốc bảo vệ thực vật ngày càng “phình to” – http://www.vinachem.com.vn/tin-tuc/van-de-hom-nay-vnc/quy-mo-thi-truong-nganh-thuoc-bao-ve-thuc-vat-ngay-cang-phinh-to.html
2. Ngành bảo vệ thực vật phải tiếp tục tái cơ cấu hợp với tình hình mới – http://nongthonviet.com.vn/thoi-su/201805/nganh-bao-ve-thuc-vat-phai-tiep-tuc-tai-co-cau-hop-voi-tinh-hinh-moi-725314/index.htm
3. Toàn cảnh ngành thuốc Bảo vệ thực vật với các doanh nghiệp sản xuất uy tín đạt được sự hài lòng của khách hàng – Theo Vibiz.vn

Các đối tượng không chỉ là buôn lậu, trữ hàng…tìm cách đưa từ bên kia biên giới sang Việt Nam, mà còn có những cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái để đưa ra thị trường…làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất của nông dân.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm giá thành nông sản tại các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng bị sụt giảm, cùng với đó là giá vật tư nông nghiệp, phân bón tăng cao đã đè lên đôi vai của người nông dân. Ngoài ra, người nông dân còn phải gánh thêm rủi ro khi mua phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Tình hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Tình hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Cửa hàng vật tư nông nghiệp "Bảy Phận" tại ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, An Giang có gần 11.600 chai, gói thuốc BVTV, phân bón không hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Ông Võ Thiện Nghĩa, một nông dân ở phường Mỹ Phước, thành Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, Hiện nay, người nông dân mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giá cao, nhưng chất lượng lại không đúng như quảng cáo, giới thiệu trên bao bì. Chỉ khi mang phân bón về bón, không thấy cây trồng  phát triển, không có trái…thì lúc này chỉ biết kêu trời, “tiền mất tật mang”, cây trồng không được bổ sung dinh dưỡng đúng vụ mùa, nếu muốn bón lại phải tăng thêm chi phí. Thậm chí, một số thương lái, lợi dụng đường sá chưa thuận tiện, đã chở phân, thuốc bảo vệ thực vật bằng ghe đến tận nhà người dân để bán, khiến nhiều nông dân rơi vào cảnh “cười ra nước mắt”, khi mua phải phân bón giả nhưng chẳng biết kêu ai.

Ông Võ Thiện Nghĩa cho biết thêm: “Về giá cả phân bón hiện nay tăng cao, trong khi đó thì cái phân lạnh, phân DAP đều sản xuất tại Việt Nam, nguyên liệu của Việt Nam…mà tại sao giá cả lại tăng gấp đôi. Thư hai, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì chưa được như in trên bao bì. Đề nghị các ngành hữu quan của tỉnh, của Trung ương tăng cường kiểm tra chất lượng”.

Theo lực lượng chức năng tỉnh An Giang, trên thực tế thời gian qua, tại các địa bàn trọng điểm về trồng trọt, sản xuất nông nghiệp của địa phương, xuất hiện tình trạng của hàng, cơ sở sản xuất, bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, nhái thương hiệu thường lợi dụng quy định của pháp luật để sản xuất phân bón kém chất lượng. Thậm chí, trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét... để tăng khối lượng các sản phẩm phân bón. Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định, nhãn hàng hoá có thông tin không đúng bản chất, sự thật, hoặc ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ vi phạm về nhãn hiệu, bao bì để gây nhầm lẫn, ngộ nhận, đánh lừa người tiêu dùng.

Cụ thể như cửa hàng vật tư nông nghiệp Phúc Hiệp, ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, khi kiểm tra, lực lượng liên ngành tỉnh An Giang đã phát hiện tại đây có gần 100 bao phân đạm Urê, không có quyết định lưu hành trên thị trường Việt Nam, không có mã số phân bón.

Nhiều mặt hàng có nguồn gốc nhưng hết hạn sử dụng.

Giải thích về số hàng này, ông Nguyễn Hoàng Mai, chủ cửa hàng này cho rằng: “ Phân URê- Bo tôi mới nhận từ hồi tháng 9, nhưng do tình hình dịch Covid-19 nên tôi chưa bán ra. Trong quá trình nhận hàng cũng không nắm rõ các giấy đầy đủ của phía công ty, nên hôm nay có đoàn kiểm tra thì tôi mới biết số hàng này chưa có giấy tờ đầy đủ”.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, 18 cơ sở sản xuất phân bón và hàng nghìn cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhãn hiệu và sản phẩm lên đến hàng nghìn loại, rất đa dạng phức tạp.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng liên ngành tỉnh An Giang đã kiểm tra, phát hiện, xử lý hơn 30 vụ vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như: làm phân bón giả, kém chất lượng; găm hàng, bán hàng không rõ nguồn gốc...Tổng trị giá tiền phạt lên đến hàng tỷ đồng.

Điển hình như, trong tháng 10 vừa qua, Tổ liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Đức An tại ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú. Tại thời điểm kiểm tra, mặc dù hàng hóa có đủ nhãn hiệu, giá cả được niêm yết đầy đủ, đa dạng...nhưng lại có nhiều mặt hàng như: thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và phân bón… đã hết hạn sử dụng; thậm chí có những sản phẩm cấm sử dụng tại Việt Nam.

Mới đây, vào ngày 17/12, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang đã kiểm tra hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Trần Văn Ao, tại ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội, huyện An Phú, phát hiện, thu giữ nhiều chai, hộp thuốc thuộc danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.

Ông Trương Kiến Thọ cho biết thêm, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, để buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc... các đối tượng thường quảng cáo chất lượng hàng không đúng sự thật, đưa ra các hình thức khuyến mãi để hấp dẫn người mua: “Phần lớn là đánh vào tâm lý ham mua hàng giá rẻ của một số nông dân. Những vi phạm thì rất tinh vi từ việc làm thuốc, phân bón giả, kém chất lượng, thậm chí là đưa tên công ty để làm mở đí yếu tố chi tiết kỹ thuật bên trong… Người nông dân nên tổ chức sản xuất theo hợp tác xã, bởi vì trong HTX sẽ có những thông tin trao đổi về kỹ thuật…thì chúng ta sẽ biết được những sản phẩm nào đủ tin cậy. Khi mua sản phẩm, chúng ta phải yêu cầu xuất hóa đơn.

Theo Công an tỉnh An Giang, hiện nay, các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên các địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, nằm phân tán, hoạt động lén lút, gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn chưa thật sự tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành pháp luật của nhiều người, vẫn còn hiện tượng người dân tiếp tay cho buôn lậu hoặc tham gia vận chuyển phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở các địa bàn biên giới…Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Công an tỉnh An Giang tiếp tục chủ động triển khai nhiều biện pháp, nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả và xử lý nghiêm hành vi sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, việc đấu tranh, ngăn chặn tội phạm liên quan đến phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng này trên thị trường. Đồng thời, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính, nông dân và sức khỏe cộng đồng. Song song đó, phát động nhân dân phát hiện, tố giác những hành vi vi phạm đến cơ quan chức năng. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xảy ra thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý. 

Hiện nay, danh mục thuốc bảo vệ thực vật, phân bón được phép sử dụng và công nhận lưu hành ở nước ta có số lượng rất lớn, khiến cho người nông dân rất khó lựa chọn và là kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng nhằm kinh doanh bất chính. Do đó, ngoài sự vào cuộc của lực lượng chức năng, người nông dân cần cập nhật, nắm bắt thông tin từ các phương tiện truyền thông, khuyến cáo từ các ngành chức năng; đồng thời tích cực tố giác các hành vi vi phạm, để chất lượng sản xuất nông nghiệp được đảm bảo, kinh tế được phát triển bền vững./.