Tốc độ xử lý của laptop phụ thuộc vào

Hiệu suất hoạt động của từng bộ phận cấu thành nên máy tính có thể ảnh hưởng đến tốc độ của máy tính. Tốc độ của máy tính nhanh hay chậm không phải là một nhiệm vụ đơn giản vì tốc độ của phần cứng bị chi phối bởi mức độ tương tác giữa các bộ phận cũng như cách mà bạn sử dụng máy tính. Vậy, tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào yếu tố nào? Dưới đây là các yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ xử lí của máy tính mà Toploigiai đã tổng hợp lại cho các bạn tham khảo.

1. Bộ xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm CPU (viết tắt của chữ Central Processing Unit) được xem là não bộ của máy tính với nhiệm vụ chính là xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện đầu vào của máy tính và xử lý tất cả các lệnh mà CPU nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên laptop hay máy tính.

Bộ xử lý trung tâm CPU đóng vai trò quan trọng trong việc máy tính có chạy được chương trình phức tạp và đa nhiệm hơn không. Nhưng cũng đừng quá chú trọng vào những thông số về tốc độ xử lý theo thông báo của nhà sản xuất. Có nhiều thứ đáng được quan tâm hơn nếu bạn muốn bộ xử lý hoạt động hiệu quả hơn.

Bộ xử lý trung tâm CPU gồm có 3 bộ phận chính:

- Bộ điều khiển (CU – Control Unit): Có nhiệm vụ xử lý và thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống.

- Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu.

- Các thanh ghi (Registers): ó nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.

Thông số khác cần phải xem xét ở đây là bộ nhớ cache của CPU, thường được gọi là L2, L3 hoặc L4. Đây là bộ nhớ nhanh cho phép CPU xử lý những tác vụ phức tạp. Dung lượng bộ nhớ cache là điều cần thiết cho việc cải thiện tốc độ của máy tính, nhưng nó thực sự phát huy hiệu quả khi máy tính được sử dụng ở hiệu suất cao.

Tốc độ xử lý CPU là tần số tính toán và làm việc của CPU được đo bằng đơn vị GHz hoăc MHz. Ví dụ như dòng chíp Intel Core i3 thì xung nhịp cao hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng làm việc cũng tốt hơn. Nhưng nếu giữa 2 dòng chíp khác nhau đó là Core i3 hai nhân xung nhịp 2.2 Ghz và Intl Pentium Dual Core 2.3 Ghz thì không thể so sanh ngay được bởi vì tốc độ xử lý của laptop hay PC phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm Cache, RAM, chíp độ họa, ổ cứng.

>>> Xem thêm: CPU là gì? Chức năng và quy trình sản xuất cùng học tin học?

2. Bộ nhớ RAM

RAM được viết tắt từ Random Access Memory - một trong những yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh vi xử lý. RAM là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý.

Dung lượng RAM lớn sẽ giúp bộ nhớ của máy tính bớt chật chội hơn, cho phép nhiều tác vụ thực hiện cùng một lúc.

Không giống như bộ xử lý, chất lượng RAM là yếu tố quan trọng chứ không phải là số lượng. Nghĩa là thanh RAM với tốc độ xử lý cao và độ trễ thấp hơn thì quan trọng hơn một thanh RAM có dung lượng lớn. Đó là lý do vì sao những thanh RAM đời mới luôn cho hiệu năng sử dụng tốt hơn

Ngày nay Laptop thường được trang bị RAM tối thiểu là 2 GB, một số dòng máy khác RAM có thể lên đến 8 GB, một số dòng laptop giá chat hơn thì được trang bị RAM từ 12 GB đến 16 GB.

Mức RAM tối thiểu (2 GB) chỉ phù hợp cho các công việc như duyệt web, email, xem video hay chơi một số game nhẹ. RAM 4GB là mức RAM mà một chiếc laptop Windows hay OS X có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của phần lớn người dùng hiện nay.

Tóm lại, 8 GB RAM sẽ đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng và nếu dung lượng RAM lớn hơn các con số này thường là để đáp ứng một số đam mê của người dùng như chơi game 3D hay làm đồ họa, kế toán với các bảng tính có số liệu lớn,...

Lắp thêm RAM sẽ làm cho máy tính nhanh hơn, và đây chính là một cách nâng cấp tốc độ máy tính phổ biến nhất. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng tốc độ của máy tính được cải thiện nhiều hay ít tùy thuộc vào độ tương thích giữa CPU và RAM.

>>> Xem thêm: GPU là viết tắt của từ gì?

3. HDD và SSD

Tốc độ xử lý của laptop phụ thuộc vào
HDD và SSD

SSD luôn cho tốc độ xử lý nhanh và hiệu năng tốt hơn so với HDD. Và đương nhiên giá của SSD cũng đắt hơn. Tuy nhiên nếu SSD rẻ nhất cũng vẫn có thể cải thiện được tốc độ của máy tính. SSD chạy êm, mát, đáng tin cậy, tiết kiệm năng lượng hơn và quan trọng là dễ nâng cấp hơn.

Ổ cứng SSD trên thị trường hiện nay bao gồm: SLC, MLC, và TLC. Quy tắc chung là nhiều layer/cell hơn sẽ rẻ, tuổi thọ ngắn và chậm hơn. Chậm hơn ở đây có nghĩa là ổ SSD này có thể chậm hơn ổ SSD kia nhưng tất cả đều nhanh hơn so với HDD.

4. Bộ xử lý đồ họa (GPU)

Bộ phận xử lý đồ họa (GPU, graphics processing unit) là một vi mạch chuyên dụng được thiết kế để thao tác và truy cập bộ nhớ đồ họa một cách nhanh chóng, đẩy nhanh việc tạo ra các hình ảnh trong bộ đệm khung hình (framebuffer) trước khi xuất ra màn hình hiển thị.

Bộ xử lý đồ họa

Cơ bản thì GPU là CPU được thiết kế riêng để xử lý những tác vụ liên quan đến đồ họa. Chi tiết đáng quan tâm ở đây là ở băng thông hoặc bộ nhớ tích hợp vào GPU. Với GPU thì thông số cao hơn luôn tốt hơn: GDDR4 tốt hơn DDR4, và GDDR5 tốt GDDR4. Nếu bạn quan tâm đến GPU thuộc phân khúc cao cấp, nên chú ý đến thông số của lõi CUDA, shaders, quạt tản nhiệt và thiết kế của bộ tản nhiệt (TDP) để tối đa hiệu suất sử dụng của GPU.

5. Bo mạch chủ

Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là motherboard hay mainboard và thường được nhiều người gọi tắt là: mobo, main. Những bộ phận trên bo mạch chủ có thể tự quyết định tốc độ xử lý khi cần thiết. Với những hệ thống cao cấp, tốc độ Front Side Bus nhanh hơn sẽ giúp hệ thống tận dụng được tốt hơn hiệu năng của CPU. Nói chung thì người dùng phổ thông không cần phải quá lo lắng về điều này.

6. Phần mềm

Có một vài điều cần phải lưu ý như sau:

- Hệ điều hành: Chạy Windows 10 trên máy tính có cấu hình thấp khiến bạn cảm thấy máy chậm hơn, nhưng nếu cùng máy đó mà bạn cài bản Linux nhỏ thì tốc độ của máy sẽ nhanh hơn.

- Chương trình: Nếu bạn chỉ sử dụng Notepad và Firefox thì không cần phải nói nhiều. Nhưng chỉ cần phát một video thôi thì lúc đó hệ thống nào mạnh yếu sẽ được xác định rõ.

- Các chương trình nền: Ngay cả máy tính có hiệu năng cao cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các chương trình chạy nền. Vì thế việc gỡ bỏ các chương trình này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tốc độ máy tính.

- Các phần mềm mới: Máy tính cũ mà cài phần mềm mới thì tốc độ sẽ giảm đi một chút.

- Các phần mềm rác: càng sử dụng máy tính lâu thì càng có nhiều dữ liệu rác cần phải gỡ bỏ. Việc xóa và cài đặt lại có thể khiến cho máy tính chạy mượt như mới.

Vậy tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào: Bộ xử lý trung tâm, Bộ nhớ RAM, HDD và SSD, Bộ xử lý đồ họa (GPU), Bo mạch chủ, Phần mềm.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào yếu tố nào? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 5 hay nhất