Tổng hợp lực là gì lớp 10

Bài 9 : TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC.ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂMI. MỤC TIÊU1. Kiến thức :-Phát biểu được: định nghĩa lực, định nghĩa phép tổng hợp lực và phép phân tích lực.Nắm được quy tắc hình bình hành.Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.Hiểu được các khái niệm lực, hợp lực.Biết cách xác định hợp lực của các lực đồng quy và phân tích 1 lực thành các lực thànhphần có phương xác định.2. Kỹ năng :-Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc đểphân tích một lực thành hai lực đồng quy.Biết giải các bài tập về tổng hợp và phân tích lực.II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên :-Xem lại những kiến thức đã học về lực mà HỌC SINH đã học từ lớp 6 và lớp 8.Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về quy tắc hình bình hành.Thí nghiệm hình 9.4 SÁCH GIÁO KHOA2.Học sinh :-Xem lại khái niệm về lực đã học ở lớp 6, biểu diễn bằng 1 đoạn có hướng học ở lớp 8.Ôn tập các công thức lượng giác đã họcIII. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Ôn tập khái niệm lực và cân bằng lực.Hoạt động của giáo viênNêu và phân tích địnhnghĩa lực và cách biểudiễn một lực.Hoạt động của họcsinhGhi nhận khái niệm lực.Ghi nhận sự cân bằngcủa các lực.Nêu và phân tích điều cânbằng của các lực.Nêu và phân tích điềukiện cân bằng của hailực.Giới thiệu đơn vị lực Tìm hiểu qui tắc tổng hợp lực.Nội dung cơ bảnI. Lực. Cân bằng lực.Lực là đại lượng véc tơ đặc trưngcho tác dụng của vật này lên vậtkhác mà kết quả là gây ra gia tốccho vật hoặc làm cho vật biếndạng.Các lực cân bằng là các lực khi tácdụng đồng thời vào một vật thìkhông gây ra gia tốc cho vật.Hai lực cân bằng là hai lực cùngtác dụng lên một vật, cùng giá,cùng độ lớn và ngược chiều.Đơn vị của lực là niutơn (N).Hoạt động của giáo viênThực hiện thí nghiệm.Vẽ hình 9.6Yêu cầu học sinh trả lờiC3Giới thiệu khái niệmtổng hợp lực.Giới thiệu qui tắc hìnhbình hành.Cho ví dụ để học sinhtìm lực tổng hợp.Vẽ hình 9.7Hoạt động của họcsinhNội dung cơ bảnII. Tổng hợp lực.1. Thí nghiệm.Thực hiện thí nghiệm theo hình9.52. Định nghĩa.Tổng hợp lực là thay thế các lựctác dụng đồng thời vào cùng mộtvật bằng một lực có tác dụng giốnghệt các lực ấy.Lực thay thế này gọi là hợp lực.3. Qui tắc hình bình hành.Nếu hai lực đồng qui làm thànhhai cạnh của một hình bình hành,thì đường chéo kể từ điểm đồngqui biểu diễn hợp lực của chúng.Quan sát thí nghiệm.Vẽ hình 9.6Trả lời C3.Ghi nhận khái niệm.Ghi nhận qui tắc.Ap dụng qui tắc chomột số trường hợp thầycô yêu cầu.Vẽ hình 9.7F  F1  F2 Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất điểm.Hoạt động của giáoviênGiới thiệu điều kiệncân bằng của chất điểm.Hoạt động của họcsinhGhi nhận điều kiệncân bằng của chấtđiểmNội dung cơ bảnIII. Điều kiện cân bằng của chấtđiểm.Muốn cho một chất điểm đứng cânbằng thì hợp lực của các lực tác dụnglên nó phải bằng không.F  F1  F2  ...  Fn  0 Tìm hiểu qui tắc phân tích lực.Hoạt động của giáoviênHoạt động của họcsinhNội dung cơ bảnIV. Phân tích lực.Đặt vấn đề giải thích lại Giải thích sự cân bằng 1. Định nghĩa.sự cân bằng của vòngcủa vòng O.Phân tích lực là thay thế một lựcnhẫn O trong thí nghiệm.bằng hai hay nhiều lực có tác dụngNêu và phân tích kháiGhi nghận phép phân giống hệt như lực đó.niệm phân tích lực, lựctích lực.Các lực thay thế gọi là các lựcthành phần.thành phần.2. Phân tích một lực thành hai lựcthành phần trên hai phương choGhi nhận phươngtrước.Giới thiệu cách sử dụng pháp phân tích lực.qui thắc hình bình hànhđể thực hiện phép phântích lực.Cho vài ví dụ cụ thể đểhọc sinh áp dụng.Áp dụng qui tắc đểphân tích lực trong mộtsố trường hợp. Vận dụng, củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.Hoạt động của giáo viênXét hai trường hợp khi hai lực thành phầncùng phương, cùng chiều hoặc cùng phương,ngược chiều.Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.Yêu cầu học sinh chẩn bị bài sau.Hoạt động của học sinhXác định khoảng giá trị có thể của hợp lựckhi biết độ lớn của các lực thành phần.Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.Ghi những chuẩn bị cho bài sau.IV. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………………....

Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

Hai lực cân bằng khi nào?

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

Đơn vị của lực

Đơn vị của lực là Niutơn (N).

Tổng hợp lực

Tổng hợp lực là gì?

Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực.

Qui tắc tổng hợp lực

Qui tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng.

Tổng hợp lực là gì lớp 10

Quy tắc hình bình hành trong vật lý 10

Phân tích lực

Phân tích lực là gì?

Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai phương cho trước

Tổng hợp lực là gì lớp 10

Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai phương cho trước

Điều kiện cân bằng của chất điểm

Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.

Tổng hợp lực là gì lớp 10

Điều kiện cân bằng của chất điểm

Dạng bài tổng hợp và phân tích lực

Tổng hợp các lực tác dụng lên vật

Cách giải:

  • Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp: F = F1 + F2 và có chiều cùng chiều với 2 lực.
  • Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều thì lực tổng hợp: F = |F1 – F2| và có chiều cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn.
  • Nếu 2 lực không cùng phương thì lực tổng hợp: F² = F1² + F2² + 2F1.F2.cosα và có chiều theo quy tắc hình bình hành.

Giải bài tổng hợp và phân tích lực

Bài 1: Một vật có trọng lượng 60N được treo vào vòng nhẫn O ( coi là chất điểm). Vòng nhẫn được giữ yên bằng dây OA và OB. Biết OA nằm ngang hợp với OB góc 45 độ. Tìm lực căng của dây OA và OB.

Hướng dẫn giải:

Vẽ các lực tác dụng lên hình

Góc α là góc giữa OP và OB: α = 45 độ.

  • OI = OK. cosα => OK = OI / cosα => Lực căng OB là: T = P / cosα = 60√2 N
  • Tương tự KI = OK.sinα => Lực căng OA là: T = 60√2 sin45 = 30√2 N

Bài 2: Tổng hợp và phân tích lực – Cho F1 = F2 = 30 N, góc α = 60 độ. Hợp lực của véc tơ F1, F2 là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

  • Vẽ hợp lực
  • Áp dụng công thức tính hợp lực: F² = F1² + F2² + 2F1.F2.cosα => F = 30√3 N

Kiến thức tham khảo

Kiến thức liên quan: Momen lực – Hợp lực song song

Kiến thức liên quan: Chuyển động thẳng đều Chuyển động thẳng biến đổi đều

Kiến thức liên quan: Vật rơi tự do từ độ cao H

Bài viết liên quan: Định luật bảo toàn khối lượng + năng lượng + cơ năng + động lượng

Bài viết liên quan: Kiến thức tổng hợp về Công và Công suất!

Bài viết liên quan: Định luật Newton

Bài viết liên quan: Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton

Bài viết tham khảo: Định luật Kirchhoff 1 + 2

Bài viết tham khảo: Định luật Ohm

Chuyên mục tham khảo: Vật lý học

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter