Trách nhiệm cơ bản của nhà cung ứng dịch vụ

Sedex và SMETA: Chứng minh thực hành chuỗi cung ứng có trách nhiệm

Sedex là một nền tảng hợp tác để chia sẻ dữ liệu tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm trên chuỗi cung ứng. SMETA đánh giá tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với các nhà cung cấp và chuỗi cung ứng. Bureau Veritas cung cấp chứng nhận quốc tế cho các yêu cầu của SMETA.

AIM-PROGRESS: Xác minh nguồn có trách nhiệm

AIM-PROGRESS là một diễn đàn dành cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng tiêu dùng nhằm thúc đẩy các hoạt động tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm và hệ thống sản xuất bền vững. Tư cách thành viên, phụ thuộc khi hoàn thành đánh giá SMETA thành công, cho thấy tổ chức của bạn đánh giá cao sự xuất sắc về mặt đạo đức như thế nào.

SA8000: Thể hiện trách nhiệm xã hội

Chứng nhận SA8000 chứng thực cho một tổ chức Cam kết thực hành nơi làm việc có trách nhiệm xã hội. SA8000 dựa trên cách tiếp cận hệ thống quản lý và được trao cho các công ty đáp ứng các tiêu chí trách nhiệm xã hội nghiêm ngặt. Bureau Veritas cung cấp chứng nhận SA8000, giúp bạn chứng minh chất lượng tuân thủ xã hội cao nhất trong chuỗi cung ứng của bạn.

ISO 45001: Cải thiện an toàn sức khỏe làm việc

Chứng nhận ISO 45001: 2018 chứng tỏ rằng tổ chức của bạn đã triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S). Chứng nhận ISO 45001 của Bureau Veritas giúp doanh nghiệp đạt được nơi làm việc an toàn và lành mạnh, ngăn ngừa thương tích và bệnh tật, và cải thiện hiệu suất OH&S.

Đánh giá trách nhiệm xã hội theo yêu cầu

Chứng nhận của Bureau Veritas cung cấp đánh giá tùy chỉnh và dịch vụ đánh giá của bên thứ hai để tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm. Các chuyên gia của chúng tôi kiểm toán các hoạt động kinh doanh và tìm nguồn cung ứng có đạo đức đối với các công ty. Chứng nhận có thể được cung cấp trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến nhà phân phối

Trách nhiệm cơ bản của nhà cung ứng dịch vụ
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên Nguyễn Thị Ngân - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Dịch vụ công là những hoạt động thuộc về Nhà nước, vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội ở một quốc gia. Vậy dịch vụ công là gì? Đặc điểm và vai trò của dịch vụ công? Các hình thức cung ứng dịch vụ công đang được thực hiện như thế nào?

Trách nhiệm cơ bản của nhà cung ứng dịch vụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Dịch vụ công là gì?

Xét dưới góc độ chủ thể quản lý nhà nước, dịch vụ công được hiểu là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính và đảm bảo cung cấp các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung thiết yếu của toàn xã hội. Hoạt động dịch vụ công cần phải hiểu tách biệt với hoạt động hành chính công quyền như chủ trương của Chính phủ xóa bỏ cơ chế bao cấp, cắt giảm bộ máy cồng kềnh…

Về nghĩa rộng, dịch vụ công là toàn bộ những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng của Chính phủ, bao gồm các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Còn về nghĩa hẹp, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ tham gia vào việc cung cấp nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả và công bằng.

Đặc điểm dịch vụ công

Dịch vụ công có những đặc điểm sau đây:

  • Hàng hóa và dịch vụ đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức.
  • Dù được Nhà nước trực tiếp cung ứng hay thông qua ủy nhiệm thì đều được do Nhà nước chịu trách nhiệm. Trong trường hợp nhà nước chuyển giao dịch vụ công cho tư nhân cung ứng thì nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết đặc biệt, nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.
  • Cung cấp dịch vụ công là hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân.
  • Dịch vụ công phải hướng đến việc bảo đảm tính công bằng và hiệu quả trong cung cấp dịch vụ.

Vai trò của dịch vụ công

Trách nhiệm cơ bản của nhà cung ứng dịch vụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của dịch vụ công trong đời sống kinh tế, xã hội hằng ngày đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Việc cung cấp dịch vụ công được chịu trách nhiệm bởi Nhà nước, nhằm mục đích phục vụ lợi ích và nhu cầu chung của cộng đồng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi người nên nó mang tính phổ biến, thường xuyên và dễ tiếp cận hơn đối với các cá nhân và tổ chức.

Mọi đối tượng có yêu cầu thiết yếu cần được đáp ứng trong xã hội đều có khả năng nhận được sự cung ứng thông qua dịch vụ công của nhà nước như nhau, do mục tiêu của dịch vụ công là đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề cung ứng dịch vụ, bạn đọc tham khảo bài viết: Hợp đồng cung ứng dịch vụ

Các hình thức cung cấp dịch vụ công

Một số mô hình cung ứng dịch vụ công phổ biến nhất hiện nay được thực hiện như sau:

Ở hình thức này, Nhà nước là bên bỏ vốn thành lập, tiến hành và quản lí các hoạt động sản xuất, cung ứng HH-DVC trên cơ sở kế hoạch được giao và theo cơ chế bao cấp. Chủ thể trực tiếp cung ứng dịch vụ công theo hình thức trên là doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Mục tiêu chính của hoạt động này là hoàn thành kế hoạch đã được giao và được đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để hoạt động.

Nhà nước khi sử dụng hình thức này sẽ dành hầu hết việc cung ứng HH-DVC cho khu vực tư trực tiếp sản xuất cho xã hội. Nhờ có hình thức cung ứng dịch vụ công này mà các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân được phát triển mạnh mẽ và tham gia ngay cả trong lĩnh vực “công”.

Theo hình thức này, Nhà nước và tư nhân sẽ cùng liên kết, hợp tác sản xuất và cung ứng HH-DVC cho xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, Nhà nước luôn khuyến khích khu vực tư đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên một số doanh nghiệp của Nhà nước vẫn giữ vai trò làm công cụ điều tiết trực tiếp việc sản xuất, cung ứng một số HH-DVC quan trọng mà Nhà nước thấy cần thiết.

Đặc trưng cơ bản của cung ứng dịch vụ công là khả năng tìm kiếm lợi nhuận thấp, nói cách khác là không có lợi nhuận, bởi những hoạt động này đặt dưới sự quản lý tương đối chặt chẽ của Nhà nước với tính chất phục vụ, duy trì sự phát triển bình thường và ổn định của đời sống xã hội. Trong khi đó, bản chất và mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận. Vĩ lẽ đó, phần lớn các hoạt động cung ứng HH-DVC của các nước luôn thiếu sự đầu tư từ những doanh nghiệp thuộc khu vực tư, cho nên Nhà nước phải đứng ra chịu trách nhiệm, thực hiện vai trò, sứ mệnh để xã hội phát triển an toàn, ổn định, tích cực, lành mạnh bằng cách thực hiện cung ứng HH-DVC thay thế cho các doanh nghiệp thuần tuý khác.

Xem thêm các vấn đề về luật thương mại tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: .