Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống hiv/aids

Quy định về việc phòng, chống HIV/AIDS? Trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS thuộc về ai?

Trong khi nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển thì một trong những vấn  đề đang được quan tâm và rất nhức nhối hiện nay đó là đại bênh HIV/AIDS. Bởi vì nói là nhức nhối bởi vì đối với những chủ thể là cá nhân mắc phải bệnh này thì sẽ phải chấp nhận là sống chung với bệnh bởi vì căn bệnh này đến thời điểm hiện tại thì mới có thuốc làm chậm sự phát triển của virus chứ chưa có thốc chưa trị khỏi dứt điểm đối với căn bệnh này. Theo thống kê thì Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao và có xu hướng tăng. Việc biết về mức độ nguy hiểm nhưng vẫn không khống chế và hạn chế được việc lây nhiễm của căn bệnh này là do một phần ý thức của người dân chưa được tốt đồng thời thiếu sự hiểu biết về việc phòng tránh sự lây nhiễm của căn bệnh này.

Do đó, vấn đề này đặt ra thách thức cho nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ những đối tượng đặc biệt này, họ là nhóm đối tượng dễ bị mọi người kỳ thị, cộng đồng xa lánh, dễ bị tổn thương cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhận định được sự quan trong của vấn đề này cho nên các nhà làm luật đã đưa ra các quy định liên quan đến bênh HIV/AIDS được quy định rất chi tiết trong Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 ra đời, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng, chống HIV/AIDS, vậy, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS thuộc về ai? Để trả lời cho câu hỏi này, trong nội dung bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung như sau:

Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống hiv/aids

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Quy định về việc phòng, chống HIV/AIDS

Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS thuộc về ai? thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc về khái niệm của HIV được định nghĩa dưới góc độ pháp lý với nội dung ra sao? Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì định nghĩa về hái niệm về  HIV thường được xem xét dưới hai góc độ, y tế và pháp lý, trong đó, dưới góc độ pháp lý.

Do đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS  giải thích: “HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh”. Như vậy, người nhiễm HIV được biết đến là người nhiễm vi rút HIV được cơ sở y tế xác định chính xác, mà việc nhiễm HIV làm cho người bị nhiễm suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó thì người nhiễm HIV/AIDS cũng được biết đến là người nhiễm căn bệnh thế kỷ đối với việc chữa trị căn bệnh này cho đến nay chưa có các loại thuốc đặc trị hay thuốc để đảm bảo sức khỏe và sự sống cho người bệnh.

Theo như quy định của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 thì HIV được nhận định là virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae, là loại virus có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T. Kết quả của quá trình này là làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại nên HIV còn gọi là bệnh cơ hội.

Theo như những tìm hiểu của tác giả về căn bệnh này thì các chuyên gia đầu ngành đã xác định HIV không có ổ chứa dịch trong tự nhiên, mà đối với những người nhiễm HIV được biết đến là nguồn truyền nhiễm duy nhất cho những người xung quanh chứ không thống qua những vật thể khác làm trung gian. Theo đó, được nhận định các con đường truyền nhiễm thuộc ba con đường lây nhiễm HIV chủ yếu dưới đây:

Thứ nhất là lây qua đường máu và các chế phẩm của máu có khả năng lây truyền HIV từ người sang người thông qua việc một hoặc nhiều người dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng trong y tế có dính máu của người nhiễm HIV. Do đó, khi các cá nhân thực hiện hoạt động dùng chung dao cạo, kim xăm trổ, xăm lông mày, kim châm cứu,… hoặc là những vết thương hở của những cá nhân bình thường tiếp xúc với những người bị nhiễm HIV thì cũng sẽ bị phơi nhiễm HIV mà các nhà khoa học đxa khuyến cáo về vấn đề này.

Thứ hai là HIV sẽ được xác định là lây qua đường tình dục. Do đó khi các cá nhân có các hoạt động quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm HIV đồng nghĩa với việc người quan hệ với người bị nhiễm HVI đó có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV. Nguy cơ cao nhất khi quan hệ là dẫn qua đường hậu môn, sau đó đến đường âm đạo, quan hệ qua đường miệng.

Xem thêm: Hình phạt đối với tội lây truyền HIV cho người khác

Thứ ba là lây từ mẹ sang con: Virus HIV có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua 3 con đường được khóa học chứng minh đó là việc lây qua nhau thai trong quá trình mang thai. Hoặc là việc khi người mẹ mang thai đưa trẻ mà mắc HIv thì cũng có thể lay bệnh qua con thông qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của trẻ. Cuối cùng đó là việc lây qua sữa mẹ.

2. Trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS thuộc về ai?

Trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS thuộc về ai? đây là một trong những câu hỏi được rát nhiều các cá nhân đặt ra và thắc mắc về nội dung này. Những trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ trả lợi và giả đáp sự thắc mắc này của qúy bạn đọ đó là. Vấn đề phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội và được pháp luật hiện hành quy định.

Bởi vì quy định trách nhiệm trong phòng, chống HIV/AIDS thuộc về toàn xã hội là vì HIV/AIDS đang được xác định là căn bệnh đáng báo động, phần lớn đối tượng mới được phát hiện tập trung vào lứa tuổi trẻ và những người không phải là đối tượng hành vi nguy cơ cao. Thực trạng này là thách thức, mối nguy hại đối với sức khỏe, tính mạng, tương lai nòi giống của dân tộc; tác động trực tiếp, nghiêm trọng đến sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, trật tự an toàn xã hội và khả năng phát triển lâu dài của  đất nước.

Là thành viên của LHQ, nhiều năm qua, Việt Nam nêu cao trách nhiệm  tham gia ký, thực hiện đầy đủ các văn bản, điều ước quốc tế quan trọng về HIV/AIDS. Trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, Ðảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư kinh phí ngày càng tăng cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Bằng nhiều hoạt động thiết thực do các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội thực hiện cùng các hoạt động chuyên môn khác của ngành y tế, việc phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS thời gian qua mang lại kết quả rõ rệt.

Tuy nhiên, trước nguy cơ lây nhiễm ngày càng tăng, HIV/AIDS đang làm băng hoại đạo đức, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nòi giống của dân tộc, hơn bao giờ hết, phòng, chống đại dịch HIV/AIDS là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn xã hội. Trên cơ sở tiếp thụ những kinh nghiệm, phương pháp phòng, chống căn bệnh thế kỷ của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần nắm vững và vận dụng tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, lấy công tác dự phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS làm nhiệm vụ trọng tâm. Coi trọng và đầu tư thích đáng các hoạt động can thiệp, làm giảm tác hại lây lan của HIV. Xây dựng cơ chế phù hợp để huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Ngành y tế cần chủ động mở các hoạt động tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, cung cấp máu an toàn, nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS và Tháng chiến dịch truyền thông phòng, chống AIDS năm nay, từng cá nhân, từng gia đình và toàn xã hội hãy dấy lên phong trào, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, bảo vệ, chia sẻ, cảm thông, tạo điều kiện phát huy vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong một thế giới có AIDS. Ðó chính là hành động tích cực, kiên quyết, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, mang lại hạnh phúc cho từng thành viên trong cộng đồng và toàn xã hội. Ðó còn là cơ sở, tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2010 đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tăng cường nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS, ưu tiên các hoạt động nghiên cứu triển khai. Bảo đảm cung cấp thuốc thiết yếu, tiếp cận cách làm thuốc giá rẻ, đáp ứng nhu cầu đại trà; đồng thời đề ra nhiều biện pháp xây dựng và tạo dư luận xã hội rộng khắp, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS, cũng như bảo vệ các cán bộ, nhân viên y tế làm việc trong môi trường tiếp xúc căn bệnh nguy hiểm này. Các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương chủ động xây dựng, áp dụng mô hình lồng ghép trong các hoạt động phòng, chống HIV gắn liền với các hoạt động phòng, chống sử dụng ma túy và hoạt động tình dục không an toàn; nhất là trong tầng lớp thanh niên, thiếu niên.

         Hiện nay đại dịch HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền, ở khắp nơi trên thế giới. Đại dịch HIV/AIDS không những gây ra hậu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội đối với các quốc gia mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân, gia đình và người thân của họ. Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, từng gia đình và mỗi cá nhân. Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết về HIV/AIDS – điều này được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.

       HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

       AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư…

Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:

1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:

– Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).

– Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

– Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

– Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

HIV/AIDS không phải là bệnh xã hội mà người nhiễm HIV/AIDS là một người bệnh. Không phải chỉ những người “xấu”, người dính vào tệ nạn xã hội mới nhiễm HIV mà tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV nếu không thực hiện các hành vi an toàn.

Đừng bao giờ dùng ma túy. Ma túy là con đường gần nhất dẫn đến HIV/AIDS.

Gia đình và cộng đồng cần hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.

Người nhiễm HIV/AIDS có trách nhiệm phòng, tránh gây lây nhiễm HIV/AIDS cho gia đình và cộng đồng.

III.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIV/AIDS:

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng ngừa như sau:

  1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

– Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

– Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

– Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

  1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

– Không tiêm chích ma túy.

– Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

– Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

– Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…

  1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

– Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

– Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

– Sau khi sinh nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

Riêng ở lứa tuổi các em học sinh Mầm non cha mẹ cần chú ý :

.Không được nhặt kim tiêm,Không được chơi với kim tiêm  . Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi.

– Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.

– Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, kim xuyên lỗ tai, …

– Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

“PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI” 

Mỗi người hãy cùng chung tay bảo vệ sức khỏe của toàn cộng đồng