Trẻ hờn phải làm sao

Mới đây, trên mạng xã hội, một ông bố đã chia sẻ về trường hợp trẻ khóc hờn tới mức tím tái, co giật phải nhập viện. Theo chia sẻ của người bố, khi anh đang nấu cơm dưới bếp thì con trai chạy vào mách bố rằng, bé bị chị trêu. Vừa bận lại muốn dạy con theo cách "để mặc con khóc" nên anh mặc kệ. Bé sau đó vẫn khóc lớn và chỉ ít phút sau có hiện tượng co giật, mặt dần chuyển sang tím ngắt. Gia đình vội vàng đưa bé vào viện.

Cũng như ông bố trên, nhiều bậc cha mẹ hiện cũng có quan điểm trong việc nuôi dạy con mỗi khi con khóc là hãy mặc kệ chúng, “khóc chán rồi nín” chứ không dỗ dành. Đa phần mọi người cho rằng, càng dỗ dành trẻ càng hư, càng khó bảo. Luyện tập như vậy một thời gian, trẻ sẽ quen và không còn quấy khóc nữa. Thậm chí nhiều mẹ còn tập ngủ cho bé sơ sinh bằng cách để mặc cho con khóc, sau đó con sẽ tự ngủ. Họ coi đó là một cách để dạy con tự lập từ nhỏ, giúp trẻ sau này trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, cũng như cách để từ bỏ được thói quen làm nũng, ăn vạ.

Tuy nhiên, liệu cách này có thực sự hiệu quả? Chuyên viên tâm lý Lê Khanh, Phòng tư vấn tâm lý gia đình và trẻ em (TP HCM) cho biết, trẻ khóc có nhiều nguyên nhân. Trẻ khóc thường là để thông báo rằng bé bị đau, bị ngứa, khó chịu, sợ, buồn hoặc là bị bệnh, hay đói, khát, lạnh… đó là những lý do chính đáng. Còn có những trẻ khóc mè nheo, ăn vạ…“tuyệt chiêu” được nhiều người chia sẻ, hướng dẫn biện pháp đối phó đó là làm ngơ, tỏ ra không quan tâm đến trẻ một cách cương quyết.

Song đây chỉ là “chiêu khởi động” cho một loạt các biện pháp sau đó. Nhiều cha mẹ không để ý, cứ bỏ mặc trẻ muốn gào khóc thế nào tùy ý. Kết quả là có những trẻ quá nhạy cảm, cơn gào khóc ấy có thể dẫn đến tình trạng tím tái, co giật hay những phản ứng xấu. Khi đấy, cha mẹ sẽ thành nạn nhân của chính biện pháp của mình.

Với hiện tượng trẻ khóc tới mức tím tái người thậm chí xuất hiện co giật sau, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, đó là bình thường. Hiện tượng này chỉ thoáng qua sau khi ôxy trong máu xuống thấp sẽ kích vào não phải thở, thanh quản của trẻ mở ra trẻ sẽ khóc to và tự thở lại. Trẻ sẽ tự hết co giật và sức khỏe lại trở lại bình thường với những trẻ không có bệnh lý nền như não, tim mạch… Những trẻ có bệnh lý, khi khóc xuất hiện tím tái rất nguy hại cần phải lưu tâm.

Cha mẹ đừng nhầm lẫn giữa việc dạy con tự lập và bỏ mặc con khóc mà bỏ mặc con hoàn toàn. Giáo dục sớm không phải là bỏ mặc mọi nhu cầu của trẻ, bắt trẻ phải học cách tự dỗ nín. Điều này không giúp trẻ phát triển đức tính tự lập, có chính kiến. Việc phớt lờ tiếng khóc của trẻ trong một thời gian dài cũng có thể tác động đến tâm lý của trẻ.

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà thần kinh học còn cho thấy, trẻ khóc trong thời gian dài vài tiếng đồng hồ sẽ tăng hormone stress như cortisol là loại hormone rất nguy hại đến não bộ của trẻ.

Trẻ hờn phải làm sao

Để mặc con khóc mà không dỗ, bố Hà Nội ân hận tột cùng vì con gặp nguy hiểm

Câu chuyện xảy đến với bé Nhật Nam - con trai anh Long, hẳn sẽ khiến nhiều bà mẹ giật mình về cách dạy "để mặc con khóc".

Khi con của bạn ở giai đoạn mới biết đi, dường như những hành động “hung hăng” chẳng hạn như đấm đá, la hét không hề có dấu hiệu dừng lại khiến bạn luôn lo lắng và bối rối. Có một số cách khá hiệu quả để điều chỉnh hành vi này của trẻ. Trong lúc trẻ đang có những hành vi đó, bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy rất chán nản. Nhưng thay vì bỏ qua nó, điều chỉnh hành vi hung hăng của bé là một cơ hội để giáo dục con của bạn.

Trẻ hờn phải làm sao
Điều chỉnh và phòng tránh hành vi khi bé hung hăng, hờn dỗi

Tại sao trẻ có những biểu hiện hung hăng ở độ tuổi này?

 Hành vi cáu kỉnh và hung hăng có thể ở nhiều mức độ từ hành vi hay hờn khóc đến la hét, đấm, đá, đánh… tùy theo mức độ. Hành vi này có ở cả bé trai và bé gái ở độ tuổi từ 1 đến 3. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính cách, một số em bé thường xuyên có những hành vi này, một số khác rất ít khi thể hiện. Đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ và không nhất thiết bị đánh giá và nhìn nhận theo chiều hướng tiêu cực và đáng lo ngại, bởi vì không giống như người lớn, trẻ nhỏ chưa có kinh nghiệm điều khiển hành vi hoặc kìm chế tức giận.

Bạn hãy thử hình dung cảm giác của mình khi bạn muốn và cố bật DVD mà lại không thể làm được mặc dù bạn đã rất rất cố gắng. Lý do là bạn không thể hiểu làm thế nào để bật DVD. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác vô cùng thất vọng và chán nản. Bạn có cáu kỉnh, ném hướng dẫn, đi ra ngoài và đóng sầm cửa lại không? Đó chính là biểu hiện hung hăng ở người trưởng thành. Trẻ nhỏ đang cố gắng để điều khiển thế giới của chúng và khi chúng không thể hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó, hành vi hung hăng chính là cách duy nhất để bé có thể bộc lộ được cảm xúc đó của mình.

Một vài nguyên nhân chung là trẻ hờn dỗi bố mẹ để gây chú ý hoặc khi bé mệt, đói, cảm thấy khó chịu. Thêm vào đó, hành vi hung hăng thường xảy ra khi trẻ cảm thấy thất vọng về thế giới của mình, chúng không thể có được điều mình muốn (có thể là một vật nào đó hoặc là sự chú ý của ai đó). Sự thất vọng đó là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống khi trẻ đang học để hiểu về con người, mọi vật xung quanh và chính mình.

Những hành vi này thường gặp ở trẻ khoảng 2 tuổi, khoảng thời gian mà trẻ đang học nói. Khi trẻ lớn hơn một chút, nói chung, chúng có thể dễ dàng hiểu và thể hiện cảm xúc của mình hơn. Nếu bạn hình dung bạn không thể trao đổi và nói nhu cầu của mình cho người khác, trải nghiệm thất vọng và bực bội đó có thể dẫn tới hành vi cáu giận. Khi khả năng diễn đạt qua ngôn ngữ của trẻ được cải thiện, những hành vi hung hăng và hờn dỗi này của trẻ sẽ giảm dần.

Ở độ tuổi mới biết đi, trẻ luôn muốn được tự lập. Trẻ luôn muốn có cảm giác được độc lập và tự điều khiển môi trường sống xung quanh mình mặc dù những điều đó có thể vượt quá khả năng của trẻ ở thời điểm hiện tại. Chính điều này đã tạo điều kiện và hình thành nên bản năng đấu tranh khi trẻ nghĩ rằng “con có thể tự làm nó một mình” hoặc là “con muốn cái đó, hãy đưa nó cho con đi”. Và cho đến khi trẻ phát hiện ra rằng mình không thể làm điều đó hoặc không thể có mọi thứ trẻ muốn, khi đó trẻ sẽ bắt đầu có những phản ứng hung hăng và hờn dỗi.

Tránh hành vi hờn dỗi của bé

Cách tốt nhất là tránh ngay khi có thể. Dưới đây là số cách có thể giúp ích cho bạn:

  • Trước tiên bạn phải chắc chắn rằng trẻ hờn dỗi đơn giản là vì trẻ chưa nhận được sự chú ý quan tâm đúng mực từ gia đình

Mặc dù điều này có thể rất khó để hình dung nhưng với một đứa trẻ, dù là sự chú ý không tích cực (phản ứng của cha mẹ khi trẻ hờn dỗi) vẫn tốt hơn là trẻ không nhận được sự chú ý nào. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, bất kì sự chú ý nào, bao gồm cả chú ý không tích cực cũng có thể làm tăng hành vi hờn dỗi của trẻ. Bạn hãy tạo cho mình thói quen tìm ra đúng lúc những khi trẻ có những cư xử đúng đắn và thưởng cho cô bé/cậu bé sự chú ý cho hành động tích cực đó. Đối với trẻ mới biết đi, thậm chí chỉ cần nhận xét về điều trẻ đang làm, bất cứ khi nào trẻ không hờn dỗi, hỗ trợ rất tốt cho việc làm tăng biểu hiện hành vi tích cực ở trẻ.​

  • Bạn hãy giúp trẻ có cơ hội được điều khiển những điều nho nhỏ trong cuộc sống

Điều này có thể đáp ứng nhu cầu được độc lập và tránh được những biểu hiện hung hăng, hờn dỗi của trẻ. Cho trẻ một số lựa chọn như “con muốn uống nước cam hay nước táo?” hoặc “con muốn đánh răng trước hay sau khi tắm?”. Theo cách này, bạn không nên hỏi “con có muốn đánh răng bây giờ không?” vì câu trả lời của trẻ chắc chắn sẽ là “không”.

  • Giữ một số đồ vật trẻ không được chạm vào ở cách xa tầm tay và tầm nhìn để trẻ ít thấy và không nỗ lực lấy chúng. Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng khả thi, đặc biệt là ở bên ngoài, nơi rất khó có thể điều khiển.
  • Tìm cách khiến trẻ quên lãng điều đó

Bằng cách thay thế vật mà bé đang muốn có bằng một đồ vật khác hoặc bắt đầu một hành động mới thay cho hành động thất vọng và bị cấm hoặc đơn giản là thay đổi môi trường, bạn có thể hạn chế hành vi hung hăng và hờn dỗi của bé. Đưa con của bạn vào trong hay ra ngoài phòng hoặc chuyển sang một phòng khác để cách ly trẻ với hành vi tiêu cực vừa xảy ra.

  • Đặt ra từng bước thành công khi trẻ đang chơi hay đang cố gắng trở nên thành thạo một nhiệm vụ nào đó. Đưa cho trẻ những đồ chơi và trò chơi phù hợp với lứa tuổi hoặc cho trẻ bắt đầu những nhiệm vụ đơn giản trước khi bắt đầu những nhiệm vụ có nhiều thử thách hơn đối với  trẻ.
  • Xem xét cẩn thận yêu cầu của trẻ khi trẻ muốn điều gì đó. Xem yêu cầu đó có thái quá không? Nếu như yêu cầu đó là đúng mực, bạn hãy đáp ứng nhu cầu của trẻ khi có thể.
  • Hiểu về những giới hạn của trẻ

Nếu bạn nhận thấy trẻ đang mệt thì không nên đưa trẻ đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa hoặc vào thêm một gian hàng nào đó. Nếu điều đó thuộc về vấn đề an toàn nhưng trẻ mới tập đi liên tiếp lặp lại những hành vi đã bị cấm sau khi đã được nhắc phải dừng lại, hãy giữ chặt trẻ một vài phút. Hãy luôn nhất quán để trẻ hiểu rằng bạn sẽ tuyệt đối không linh động cho trẻ trong vấn đề liên quan đến sự an toàn của trẻ.

Trẻ hờn phải làm sao

Một số điều bạn cần chú ý

Điều quan trọng nhất mà bạn phải luôn nhớ khi đối diện với một đứa trẻ đang hờn dỗi cáu gắt là luôn giữ bình tĩnh, bất luận nguyên nhân đơn giản hay phức tạp khiến trẻ như vậy. Đừng để sự chán nản của bạn làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Trẻ nhỏ có thể biết khi nào bố mẹ của trẻ trở nên tức giận và chán nản. Điều đó thường càng khiến cho sự thất vọng của trẻ nhân lên. Vì vậy, thay vì tức giận, bạn hãy hít thở sâu và cố gắng suy nghĩ thật chu đáo.

Con của bạn thường nhìn vào cha mẹ như là một ví dụ. Vì vậy, đánh và mắng trẻ sẽ không thể giải quyết được vấn đề gì. Ngược lại, các phương thức đó sẽ làm cho trẻ nghĩ rằng những hành vi sử dụng vũ lực cũng có thể được chấp nhận và hệ quả là những hành vi tiêu cực của trẻ sẽ tăng lên. Do đó, cả bố và mẹ của bé đều cần phải tự điều chỉnh bản thân mình.

Trước hết, bạn hãy tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra, sau đó cách xử lý của bạn phải tùy thuộc vào nguyên nhân. Cố gắng tìm hiểu trẻ vừa cảm thấy như thế nào. Ví dụ, nếu như trẻ đang vô cùng thất vọng thì bạn nên an ủi trẻ kịp thời. Nhưng sẽ là một tình huống khác nếu như sự giận dỗi bắt nguồn từ việc trẻ bị từ chối điều gì đó. Kỹ năng phân tích lý do ở trẻ nhỏ còn hạn chế, vì vậy bạn không cần phải giải thích nhiều cho bé. Cố tình không để ý đến sự bùng phát cơn giận của trẻ là một cách hiệu quả nếu như hành vi hung hăng của trẻ không đe dọa trẻ và những người xung quanh. Tiếp tục các công việc mà bạn đang làm, không chú ý đến trẻ nhưng vẫn luôn để trẻ trong tầm mắt mình, đừng để trẻ ở một mình.

Nếu trẻ có thể làm tổn thương chính mình hoặc người khác, trẻ nên được đưa tới nơi yên tĩnh và là một nơi ổn định để bình tĩnh lại. Khi trẻ trở nên cáu gắt và có hành vi hung hăng ở nơi công cộng, bạn cũng nên áp dụng cách này.

Trẻ ở trước tuổi đến trường hoặc lớn hơn một chút có thể dùng cách này để có được điều mà chúng muốn, nếu chúng học được rằng hành vi đó có hiệu quả. Khi trẻ đã đi học, đưa chúng vào phòng riêng để giữ bình tĩnh là một cách phù hợp. Bạn không đưa ra yêu cầu về giới hạn thời gian mà nói với trẻ ở trong phòng cho đến khi trẻ có thể bình tĩnh. Đó là cách giao quyền tự quyết để trẻ có thể điều khiển được sự việc bằng những hành động cụ thể của mình và vì vậy, trẻ sẽ lấy lại được cảm giác mất điều khiển trong khi trẻ đang hờn dỗi. Tuy nhiên, nếu lý do bạn cách ly trẻ là để dừng hành động tiêu cực (ví dụ: hành vi đánh nhau) hơn là hành vi cáu gắt thì bạn nên giới hạn thời gian.

Sau cơn giận của bé

Đừng thưởng cho hành vi giận dữ của trẻ bằng cách nhân nhượng. Điều đó sẽ chứng minh cho con của bạn rằng cách trẻ vừa làm là hiệu quả. Thay vào đó, nên khen trẻ ngay sau khi trẻ có khả năng kiểm soát trở lại.

Đặc biệt, trẻ cũng có thể bị tổn thương sau khi hờn dỗi khi chúng biết chúng không được yêu mến. Bây giờ, khi trẻ đã bình tĩnh lại, đó là thời gian ôm trẻ và nói cho con của bạn là chúng luôn được yêu thương ở bất kì trường hợp nào.

Hãy đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Ngủ ngon là một yếu tố rất quan trọng để trẻ cảm thấy thoải mái và giảm một cách hiệu quả hành vi cáu gắt và hờn dỗi. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa thiếu ngủ và hành vi này không phải lúc nào cũng hiển nhiên. Khi người lớn mệt mỏi, họ thường gắt gỏng hoặc thiếu sức sống nhưng trẻ có thể trở nên cau có và thể hiện bằng hành động. Đa số yêu cầu về thời gian ngủ ở trẻ có thể dự đoán được dựa trên độ tuổi nhưng mỗi đứa trẻ cũng có nhu cầu ngủ nhất định chứ không giống nhau.

Khi nào bạn cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ?

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu:

  • Bạn có những câu hỏi về điều mà bạn và bé đang làm
  • Nếu bạn không thoải mái với phản ứng của mình hoặc bạn cảm thấy bản thân bị mất kiểm soát
  • Bạn thường nhân nhượng mỗi khi trẻ cáu gắt và hờn khóc
  • Sự hờn dỗi hung hăng của trẻ gây ra một cảm giác rất tệ
  • Những hành vi này của trẻ có xu hướng tăng lên về tần số, cường độ hoặc biên độ
  • Trẻ làm tổn thương chính mình và người xung quanh
  • Trẻ có hành vi phá phách và tiêu cực
  • Trẻ dần bộc lộ biểu hiện rối loạn tâm lý ví dụ như tiêu cực, phá phách hoặc hoàn toàn độc lập trong mọi hành vi

Khi bạn trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra những vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể ảnh hưởng tới hành vi của trẻ, mặc dù đó có thể là những vấn đề không phổ biến nhưng có thể trẻ gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nghe, nhìn hoặc bệnh cấp tính, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc không có khả năng học tập.

Bạn có thể hiểu hành vi cáu giận và hung hăng của trẻ thông thường có thể tự dừng lại. Khi trẻ dần trưởng thành và phát triển, khả năng hiểu về bản thân và thấu hiểu thế giới xung quanh của trẻ cũng dần tăng lên cùng với thời gian, sự chán nản thất vọng của trẻ sẽ dần giảm đi. Sự kiểm soát tốt hơn và ít chán nản cũng có nghĩa là ít hờn khóc và cáu giận hơn, và ba mẹ của trẻ vì thế cũng sẽ vui hơn.