Trong hai cách làm sau đây, cách nào được coi là đúng nhất khi thực hiện bài tập làm văn nghị luận

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới (Ngữ văn - Lớp 12)

1 trả lời

Lập dàn ý cho đề bài sau (Ngữ văn - Lớp 10)

1 trả lời

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Trong hai cách làm sau đây, cách nào được coi là đúng nhất khi thực hiện bài tập làm văn nghị luận ? 

A. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh. 

B. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm, tính chất của đề lập dàn ý cho đề bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dànbài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giátrị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.Mở bài:- Nêu vấn đề…..- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh ngôn, đoạn thơ, câu văn…cần nghịluận.Thân bài:Ý 1: Giải nghĩa câu được trích dẫn:- Cách 1: Nghĩa của từ ngữ  ý nghĩa khái quát.- Cách 2: Nghĩa đen suy ra …….  ý nghĩa khái quát.Ý 2: Chứng minh tính đúng đắn hoặc khía cạnh khác của vấn đề nghị luận:1. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:Lí lẽ:Ví dụ:- “Có chí”: kiên trì, bền bỉ, quyết tâm…vượt khó “thì nên”: tất sẽ có thành quả, cóthắng lợi

- “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”.

- “Đoàn kết là sức mạnh”- ………………Dẫn chứng:Trong văn học :- Ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn..- Các tác phẩm văn học: Đã học hoặc các em biết.…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………- Các tấm gương trong cuộc sống đời thường như: (học sinh tự kể tên)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………+ Trên thông tin đại chúng: (kể tên các chương trình, việc làm giàu giá trị nhân văn)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………+ Việc làm thiết thực của: trường, lớp, địa phương hay chính bản thân em……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….2. Những khía cạnh khác của vấn đề:Ví dụ:- Những kẻ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.- Những kẻ đi ngược đạo lí: bất hiếu, tàn nhẫn…- Những người tự ti, mặc cảm, thối chí, gần đèn mà không sáng….Dẫn chứng: (học sinh tự tìm dẫn chứng)..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Lưu ý: Trong quá trình chứng minh học sinh cần tránh:- Liệt kê (kể) dẫn chứng thuần túy.- Cần trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong khi nêu dẫn chứng.- Có thể lồng ghép mặt đúng, mặt sai của vấn đề trong khi lập luận.- Cách lập luận, lời văn giàu sức thuyết phục.Kết bài: Khẳng định lại luận điểm và rút ra bài học cho bản thân.Câu 6: Đọc kĩ và thực hiện yêu cầu:a, Lập dàn bài cho đề văn sau:Chứng minh rằng: Việt Nam – một đất nước nhỏ bé đã chung tay, đoàn kết một lòngtrong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phứctạp và nguy hiểm trên toàn thế giới.

b, Viết mở bài cho đề văn trên.

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.

1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.

2. Tiếng Việt giàu đẹp.

(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)

3. Thuốc  đắng dã tật.

4. Thất bại là mẹ thành công.

5. Không thể sống thiếu tình bạn.

6. Hãy biết quý thời gian.

7. Chớ nên tự phụ.

(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)

8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

9. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)

10. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

11. Thật thà là cha dại phải chăng?

(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)

a) Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? 

b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.

Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao? 

b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?