Trường công lập giá bao nhiêu?

TPO - HĐND TP Hà Nội vừa có Dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026. Trong đó, bậc THCS có mức tăng học phí từ năm 2021-2022 là 19.000 -155.000 đồng lên 300.000 đồng/ tháng.

Dự thảo quy định về áp dụng mức thu học phí theo vùng đối với các cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, không bao gồm trường chất lượng cao.

Trường công lập giá bao nhiêu?

Các bậc học dự kiến sẽ tăng học phí theo từng năm. (ảnh: Như Ý)

Quy định về phân loại vùng để các cơ sở giáo dục công lập áp dụng mức thu học phí, trong đó, vùng 1 bao gồm trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thuộc các quận và các phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Vùng 2 là địa bàn thị trấn thuộc các huyện của thành phố Hà Nội. Vùng 3 bao gồm học sinh trên địa bàn các xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của thành phố Hà Nội (trừ các xã miền núi). Vùng 4 gồm các xã miền núi thuộc các huyện của thành phố Hà Nội.

Mức thu dự kiến như sau:

Năm học 2022-2023: Mức thu học phí đối với bậc mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi ở vùng 1 và vùng 2 là 300.000 đồng, với vùng 3 là 100.000-200.000 đồng, vùng 4 là 50.000-100.000 đồng/tháng. Trong các năm tiếp theo, mức thu học phí sẽ tăng dần. Đến năm 2025-2026, mức thu học phí ở vùng 1 tăng lên từ 240- 350.000 đồng so với năm 2022-2023. Cụ thể bậc tiểu học vùng 1 năm học tới quy định mức học phí đối với học sinh tiểu học là 300.000 đồng, thì năm 2025-2026 là 540.000 đồng; Học sinh phổ thông năm học tới học phí 300.000 đồng thì 3 năm sau mức học phí là 650.000 đồng.

Vùng 2 năm học tới mức phí là 300.000 đồng/ em thì năm 2025-2026 lên 380.000 đồng đối với mầm non, tiểu học và bậc phổ thông tăng từ 300.000 đồng-490.000 đồng/em/ tháng.

Tương tự, mức học phí vùng 3 tăng từ 120-130.000 đồng; vùng 4 tăng từ 60-120.000 đồng.

Trường công lập giá bao nhiêu?

Tuy nhiên, Dự thảo cũng quy định, mức học phí đối với giáo dục tiểu học công lập quy định tại điểm này dùng làm căn cứ để thực hiện mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.

Năm học 2021-2022, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chỉ có mức thu từ 24.000 -217.000 đồng, trong đó, trẻ mầm non, học sinh các xã miền núi (19.000 đồng); học sinh địa bàn nông thôn (75.000- 95.000 đồng); học sinh các trường ở thành thị (155.000 - 217.000 đồng).

Năm nay, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 75% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành. Mức thu học phí trực tuyến của các trường cụ thể như sau:

Ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 – 2023.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 như năm học 2021 - 2022. Cụ thể như sau:

1. Học phí của trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2022 – 2023

- Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022 - 2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 - 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.

- Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

- Khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục.

2. Học phí trường đại học, giáo dục nghề nghiệp năm học 2022 – 2023

Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định của Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đã quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

3. Nguyên tắc xác định học phí

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.

- Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.

+ Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;

+ Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;

+ Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

(Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]