Tử cung hạn chế khảo sát là gì

Siêu âm vùng chậu là kỹ thuật mang đến những hình dung nhanh nhất về các cơ quan và cấu trúc vùng chậu của phụ nữ bao gồm tử cung, cổ tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng và buồng trứng. Với nam giới, kỹ thuật này giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt, túi tinh và bàng quang.

Tư vấn chuyên môn bài viết ThS.BS HỒ HOÀNG PHƯƠNG – Giám đốc Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM

Siêu âm vùng chậu (hay siêu âm vùng bụng dưới, siêu âm phụ khoa, siêu âm qua ổ bụng, siêu âm qua âm đạo,…) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn tạo ra hình ảnh được sử dụng để đánh giá các cơ quan và cấu trúc bên trong khung chậu.

Tử cung hạn chế khảo sát là gì

Kỹ thuật siêu âm này sử dụng một thiết bị gọi là đầu dò truyền sóng âm ở tần số cao để có thể nghe thấy khi cần (thường áp dụng khi siêu âm thai kỳ). Đầu dò siêu âm được tịnh tiến trên da, sóng siêu âm di chuyển trong cơ thể đến các cơ quan và cấu trúc bên trong. Những sóng âm này dội vào các cơ quan và mô của bạn, sau đó dội ngược trở lại đầu dò. Máy tính chuyển đổi sóng âm thành hình ảnh các cơ quan, xuất hiện trên màn hình vi tính.

Một loại gel chuyên dụng được bôi lên đầu dò và vùng da cần siêu âm. Gel này giúp cho đầu dò chuyển động trơn tru trên da và loại bỏ không khí lọt giữa da và đầu dò, giúp khả năng dẫn truyền sóng âm tốt nhất. (2)

Siêu âm vùng chậu có thể được thực hiện bằng một hoặc cả hai phương pháp:

  • Ổ bụng (xuyên bụng). Một đầu dò được đặt trên bụng bằng cách sử dụng gel dẫn điện.
  • Qua âm đạo. Một đầu dò thuôn, dài được bao phủ bởi gel dẫn điện và màng bọc (bao cao su) rồi đưa vào âm đạo.

Việc lựa chọn phương pháp siêu âm thường phụ thuộc vào lý do siêu âm. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc cả hai phương pháp để có được đầy đủ thông tin cần thiết cho chẩn đoán hoặc điều trị.

Các thủ tục liên quan khác có thể được sử dụng để đánh giá các vấn đề của khung chậu bao gồm nội soi tử cung, soi cổ tử cung và nội soi ổ bụng.

1. Tử cung

Tử cung (hay còn gọi là dạ con) là một cơ quan sinh dục, thường có hình quả lê ngược nằm ở bụng dưới của phụ nữ, giữa bàng quang và trực tràng. Lớp nội mạc của tử cung sẽ được bong ra mỗi tháng trong kỳ kinh nguyệt, nếu trứng chưa được thụ tinh – làm tổ và mang thai sau đó.

2. Cổ tử cung

Cổ tử cung có hình trụ, được kết nối với âm đạo và thân tử cung. Nằm ở phần dưới cùng của tử cung, cổ tử cung được cấu tạo chủ yếu bởi mô sợi. Cổ tử cung có các tuyến có vai trò tiết ra các dịch nhầy để bảo vệ tử cung, cùng với dịch tiết ở âm đạo giúp duy trì độ ẩm cho môi trường âm đạo, bảo vệ âm đạo khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại và giúp tinh trùng có thể di chuyển dễ dàng bên trong âm đạo.

3. Buồng trứng

Cấu tạo cơ thể của phụ nữ có hai buồng trứng hình bầu dục: một nằm bên trái, một nằm bên phải. Cơ quan sinh sản này nằm trong khung chậu và đảm nhiệm hai chức năng: nội tiết và ngoại tiết. Với chức năng ngoại tiết, các nang noãn của buồng trứng phát triển và được lưu trữ tại đây. Buồng trứng cũng là nơi sản xuất các hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone vì thế có thêm chức năng nội tiết.

4. Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng còn được gọi là vòi trứng hoặc vòi tử cung. Là nơi trứng và tinh trùng thụ tinh và di chuyển đến buồng tử cung. Tuy nhiên, trứng không có khả năng tự di chuyển nên sau khi thụ tinh, trứng sẽ được các lông mao nằm trong ống dẫn trứng “vận chuyển” về buồng tử cung. Vì thế, nếu ống dẫn trứng bị viêm nhiễm sẽ dễ để lại sẹo, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của trứng đã thụ tinh.

5. Bàng quang

Bàng quang tiết niệu là một túi cơ trong khung chậu, dưới phúc mạc và sau xương mu. Khi rỗng, bàng quang có kích thước và hình dạng của một quả lê ngược.

Nước tiểu được tạo ra trong thận và đi xuống hai ống được gọi là niệu quản đến bàng quang. Bàng quang lưu trữ nước tiểu và kiểm soát số lần đi tiểu. Bàng quang được lót bởi các lớp mô cơ căng ra để giữ nước tiểu. Dung tích của bàng quang thay đổi, bình thường khi bàng quang chứa khoảng 250-300ml nước tiểu thì ta đã có cảm giác muốn đi tiểu, khi bí tiểu bàng quang có thể chưa tới vài lít. Khi bàng quang căng, cơ bàng quang co bóp, để nước tiểu chảy vào niệu đạo rồi dẫn ra ngoài cơ thể.

Chỉ định siêu âm vùng chậu ở nam giới nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh tại các bộ phận, vị trí “đặc sản” của nam giới, bao gồm:

1. Bàng quang

Vì niệu đạo của nam giới đi qua dương vật nên so với nữ giới, niệu đạo ở nam giới dài hơn 6 lần (khoảng 18-24cm). Khi ở trạng thái rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong vùng chậu, phía sau khớp mu, trước tạng sinh dục và trực tràng. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

2. Tuyến tiền liệt

Là loại tuyến có kích thước bằng quả óc chó nằm giữa bàng quang và dương vật, ở phía trước trực tràng. Niệu đạo chạy qua trung tâm của tuyến tiền liệt, từ bàng quang đến dương vật, để nước tiểu chảy ra ngoài cơ thể.

Tuyến tiền liệt tiết ra chất lỏng nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng. Trong quá trình xuất tinh, tuyến tiền liệt ép chất lỏng này vào niệu đạo. Khi có cơ hội, chúng sẽ được tống ra ngoài cùng với tinh trùng dưới dạng tinh dịch.

3. Túi tinh

Vị trí hai túi tinh nằm ở dưới bàng quang và phía trên của tiền liệt tuyến. Là phần phồng ra phía bên của ống dẫn tinh, dung tích khoảng 3 – 4ml, kích thước thông thường là 2 – 4cm chiều dài và 1 – 2cm chiều rộng. Túi tinh có chức năng sản xuất và lưu trữ chất dịch – thành phần của tinh dịch sau này – chiếm khoảng 70% lượng dịch giải phóng ra trong quá trình xuất tinh. Chất dịch này đóng vai trò quan trọng: giúp tinh trùng tồn tại và phát triển.

Những chỉ định siêu âm này còn được gọi bằng một số tên khác, bao gồm:

  • Siêu âm phụ khoa
  • Quét vùng chậu
  • Siêu âm vùng chậu
  • Siêu âm qua ổ bụng
  • Siêu âm qua ngả âm đạo
  • Siêu âm qua trực tràng
  • Siêu âm nội âm đạo

Ở phụ nữ, bác sĩ áp dụng kỹ thuật siêu âm này nhằm mục đích:

  • Tìm các vấn đề liên quan đến cấu trúc của tử cung hoặc buồng trứng
  • Tìm các dấu hiệu ung thư trong buồng trứng, tử cung hoặc bàng quang
  • Tìm dụng cụ tử cung (IUD)
  • Tìm các khối u như u xơ hoặc u nang (khối u không phải ung thư)
  • Khám phá nguyên nhân chảy máu hoặc cơn đau bất thường
  • Đánh giá hoặc điều trị các vấn đề về sinh sản
  • Theo dõi sự phát triển của em bé trong thai kỳ
  • Kiểm tra bệnh viêm vùng chậu (PID – nhiễm trùng tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng)
  • Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung)
  • Tìm một mẫu mô nhỏ (thường là lớp màng lót bên trong tử cung) phục vụ cho việc sinh thiết nội mạc tử cung

Nam giới thực hiện siêu âm để:

  • Kiểm tra các vấn đề về bàng quang, tuyến tiền liệt và túi tinh
  • Tìm khối u hoặc sỏi bàng quang (1)
    • Kỹ thuật thực hiện siêu âm qua ổ bụng thường yêu cầu bàng quang cần phải chứa nhiều nước tiểu. Vì thế, bạn sẽ phải uống khoảng 1 lít nước trong khoảng ít nhất 1 giờ trước khi xét nghiệm. Bàng quang đầy giúp hình ảnh các cơ quan hiển thị rõ ràng hơn.
    • Ngược lại với siêu âm qua ổ bụng, siêu âm qua ngả âm đạo được thực hiện khi bàng quang rỗng.
    • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Bạn có thể phải mặc áo choàng của bệnh viện trong quá trình làm siêu âm.

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện kỹ thuật này theo một trong ba cách sau:

    • Siêu âm qua ổ bụng được thực hiện tại vùng bụng. Bạn nằm ngửa trên giường siêu âm. Bác sĩ bôi gel lên đầu dò và da vùng bụng cần khảo sát và thực hiện quá trình đưa nhẹ đầu dò di chuyển qua lại trên vùng bụng của bạn.
    • Siêu âm qua ngả âm đạo được thực hiện qua đường âm đạo. Bạn cũng được yêu cầu nằm ngửa trên giường siêu âm và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đầu dò sau khi được bao phủ bởi gel và bao cao su sẽ được đưa vào âm đạo để khảo sát.
    • Siêu âm trực tràng ở nam giới được thực hiện qua trực tràng. Bệnh nhân được yêu cầu tư thế nằm nghiêng trái, đầu gối co vào phía bụng. Thiết bị đầu dò sau khi được bôi gel sẽ nhẹ nhàng di chuyển quanh trực tràng để có thể chụp ảnh từ những góc độ khác nhau. Bạn có thể cảm thấy một số lực ấn nhẹ. Trong một vài trường hợp, nước được đưa vào trực tràng để làm sạch phần cuối đầu dò, giúp hình ảnh hiển thị rõ ràng hơn.

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích hình ảnh siêu âm và gửi kết quả cho bạn. Thông qua kết quả, bạn sẽ biết được những bất thường liên quan đến vùng chậu, mạch máu hoặc thai nhi (nếu có). Đây cũng chính là ý nghĩa siêu âm vùng chậu.

Bác sĩ sẽ giải thích kỹ về kết quả để bạn hiểu rõ về kết quả hình ảnh. Một vài thủ thuật khác cũng có thể được đề nghị để kiểm tra sức khỏe các cơ quan vùng chậu, bao gồm:

  • Nội soi tử cung để tìm kiếm các vấn đề trong tử cung
  • Nội soi ổ bụng để kiểm tra các cơ quan trong khung chậu

Kết quả siêu âm được xem là “bình thường” khi:

  • Các bộ phận buồng trứng, cổ tử cung và tử cung có hình dạng, kích thước bình thường và nằm đúng vị trí
  • Không có sự xuất hiện, tăng trưởng của các khối u, chất dịch hoặc các vấn đề khác
  • Nếu người bệnh đang sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) thì nó phải nằm đúng vị trí trong tử cung
  • Nếu phụ nữ đang ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ thì thai nhi phải phát triển bình thường bên trong tử cung
  • Kích thước và hình dạng bàng quang ở trạng thái bình thường. Không có sỏi hoặc tăng trưởng bất thường.
  • Bàng quang được kiểm tra sau khi đi tiểu phải hoàn toàn trống rỗng. Nước tiểu chảy bình thường từ niệu quản vào bàng quang

Bất thường sẽ xảy ra khi kết quả siêu âm xuất hiện những vấn đề sau:

  • Hình dạng tử cung lớn hoặc có hình ảnh hồi âm bất thường (u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung…).
  • Xuất hiện những khối u với hình ảnh gợi ý khối u ung thư (buồng trứng, tử cung).
  • Dải nội mạc tử cung dày bất thường, nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID), áp xe, sỏi niệu quản đoạn chậu hoặc sự xuất hiện của các vấn đề khác
  • Thai ngoài tử cung
  • Xuất hiện một lượng chất dịch bất thường trong khung chậu
  • Thành bàng quang dày và có hình dạng bất thường. Sỏi xuất hiện hoặc tăng kích thước trong bàng quang.
  • Kiểm tra bàng quang sau khi đi tiểu vẫn thấy chứa dung dịch, không rỗng hoàn toàn.
    • Kết quả siêu âm cho thấy tuyến tiền liệt và túi tinh có kích thước và hình dạng bình thường. Không thấy có sự xuất hiện hay tăng trưởng của khối u hoặc các vấn đề khác.
    • Kích thước và hình dạng của bàng quang ở trạng thái bình thường. Không có sỏi hoặc sỏi không tăng kích thước bất thường tại thời điểm siêu âm. Bàng quang được kiểm tra sau khi đi tiểu hoàn toàn trống rỗng. Nước tiểu chảy bình thường từ niệu quản vào bàng quang.
  • Một trong những bất thường hay gặp nhất ở nam giới là phì đại tuyến tiền liệt (tuyến tiền liệt bị phì đại hay BPH). Những bất thường khác như áp xe, khối u trong hoặc gần tuyến tiền liệt/ bàng quang, sỏi niệu quản vùng chậu… Ngoài ra, bất thường còn đến từ hình dạng khác lạ của bàng quang, thành bàng quang dày, sự tăng trưởng kích thước của sỏi trong bàng quang… hay một lượng dịch bất thường xuất hiện trong khung chậu.
    • Là kỹ thuật thực hiện đơn giản nhưng giúp phát hiện những bất thường về bộ phận sinh dục (như đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, cảm thấy đau rát khi đi tiểu…) và chức năng sinh sản (u xơ tử cung hay u buồng trứng, thai ngoài tử cung…).
    • Bản thân kỹ thuật siêu âm không mang đến rủi ro bởi đây là kỹ thuật không sử dụng tia bức xạ.
    • Siêu âm qua ổ bụng không mang đến bạn cảm giác đau. Bạn có thể sẽ cảm thấy một chút khó chịu khi siêu âm qua ngả âm đạo hoặc trực tràng khi đầu dò được đưa vào.

Một số mặt hạn chế của kỹ thuật siêu âm vùng chậu chủ yếu đến từ những nguyên nhân khách quan gây ảnh hưởng đến kết quả hình ảnh bao gồm:

  • Các yếu tố như khí, hay phân có trong ruột hoặc trực tràng
  • Người bệnh không tuân theo yêu cầu nằm yên trong quá trình siêu âm
  • Người bệnh đang ở tình trạng béo phì
  • Người bệnh có vết thương hở trên bụng
  • Người bệnh chưa uống đủ nước, làm đầy bàng quang trước siêu âm