Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả

Ví dụSửa đổi

Quan niệm nghệ thuật có thể được thể hiện qua tình yêu nam nữ cao đẹp thời nào cũng đều đáng yêu, và được khẳng định nhưng tình yêu trong văn học dân gian, trong truyện hiệp sĩ trung đại, trong tiểu thuyết lãng mạn, trong tiểu thuyết hiện thực, trong văn học cách mạng,… được thể hiện khác nhau rất nhiều. Với tính chất công cụ đó, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học.

Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hoá của nghệ thuật và của xã hội nói chung, là đổi mới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con người. Và do đổi mới quan niệm mà thế giới cũng được chiếm lĩnh sâu hơn, rộng hơn, với những phạm vi, giới hạn, chất lượng mới.

Tham khảoSửa đổi

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân - Bài mẫu 1

Có thể nói, Nguyễn Tuân là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt nam thế kỉ XX.Tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện sự chuyển biến từ nhà văn lãng mạn thành nghệ sĩ công dân gắn bó với sự nghiệp Cách mạng. Thành công lớn nhất của Nguyễn Tuân là thể loại tùy bút, bút ký – đây cũng là sự đóng góp lem nhất của Nguyễn Tuân cho văn học hiện đại.

Nguyễn Tuân có một quan điểm, phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. trước hết có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Phong cách ấyvừa kế thừa truyền thống “ngông” của các nhà nho tài hoa bất đắc chí, vừa tiếp nhận tư tưởng ảnh hưởng cá nhân chủ nghĩa có văn hóa phương Tây hiện đại. Vì vậy, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏa sự độc đáo, tài hoa, uyên bác.

Nguyễn Tuân tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh, trong những hiện tượng so sánh táo bạo, bất ngờ. Sự uyên bác của ông thể hiện trong việc vận dụng sự hiểu biết thuộc nhiều ngành khác nhau để quan sát hiện thực cuộc sống. Từ sự quan sát tinh tế, kĩ lưỡng và vốn sống phong phú, ông sáng tạo hình tượng, mang đến cho người đọc một khối lượng tri thức đa dạng, phong phú. Bởi thế, văn Nguyễn Tuân vừa đĩnh đạc, cổ kính, vừa trẻ trung, hiện đại.

Nguyễn Tuân thường tiếp cận, phát hiện, miêu tả sự vật ở phương diện văn hỏa thẩm mỹ, tài hoa, uyên bác. Nhà văn không những phân loại nhân vật của mình không chi theo tiêu chí đạo đức, xã hội mà còn theo tiêu chí thẩm mỹ. Vì vậy, nhiều nhân vật được thể hiện như những người tài hoa nghệ sĩ. Cái gì trong văn nguyễn Tuân cũng trở nên sáng rực, hoặc là tài hoa, điêu luyện, hoặc là lớn lao, kì vĩ.

Nguyễn Tuân là người có một tình yêu thiên nhiên tha thiêt. Thiên nhiên đối với ông là nguồn tư liệu phong phú, ẩn chứa trong đó là cái đẹp, cái cao cả, thiêng liêng. Từ tình yêu thiên nhiên tha thiết áy, ông có nhiêu phát hiện tinh tế và độc đáo về thiên nhiên của đất nước, có cảm hứng đặc biệt trước những phong cảnh tuyệt mĩ, những gió bão thác ghềnh dữ dội.

Nguyễn Tuân có đóng góp lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có kho từ vựng phong phú; có khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, giàu nhạc điệu và có đóng góp lớn cho thể loại tùy bút.

Văn Nguyễn Tuân là kiểu văn đa giọng điệu.Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ. Ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng và biểu đạt nó với giọng văn tự hào, trân trọng và kính phục. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. Bởi thế, nhiều bài viết của ông có mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề.

Với nét phong cách tài hoa và độc đáo ấy, Nguyễn Tuân xứng đáng là nghệ sỹ công dân, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao - Bài mẫu 1

Nam Cao là một nhà văn hiện thực kiệt xuất và để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Góp phần tạo nên sự thành công của những sáng tác ấy chính là nhờ vào tình cảm chân thành dành cho cuộc đời cùng với tài năng nghệ thuật của nhà văn. Đặc biệt, trong các sáng tác của Nam Cao, người đọc sẽ nhận thấy những quan điểm nghệ thuật của ông được thể hiện một cách nhất quán và tiến bộ.

  • Mục đích của nghệ thuật trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Suốt một đời cầm bút, Nam Cao luôn trăn trở về ý nghĩa công việc viết văn mà mình theo đuổi để rồi ông đã tìm được câu trả lời cho mình. Ông nhận ra rằng dường dù thể hiện theo những cách như thế nào thì điều quan trọng rất cần phải hướng đến và gắn bó với đời sống của quần chúng nhân dân.

Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương xa rời, lãnh đạm với đời sống đen tối, bất công mà con người chịu đựng. Với những cách viết như thế, nhà văn cho rằng dù có đẹp, có hay nhưng đó chỉ là cái đẹp, cái hay của“ánh trăng lừa dối”. Trong“Trăng sáng”(1942), nhà văn đã phát biểu đanh thép cách nhìn nhận đó của mình bằng một tuyên ngôn:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Với tuyên ngôn đó, ta có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là đứng về phía đối lập với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật để tỏ rõ mong muốn rằng nghệ thuật rất cần đồng hành cùng với những đau đớn, lầm than của con người. Do đó, trong các tác phẩm của mình, Nam Cao không hề né tránh mà luôn nhìn thẳng vào sự thật dù cho nó có “tàn nhẫn” thông qua cách phản ánh bộ mặt của đời sống xã hội. Ông không ngại vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương. Bên cạnh đó, Nam Cao còn tái hiện rất chân thực đời sống cơ cực, khổ sở của những người bị áp bức, bóc lột đến mức trở nên tuyệt vọng và tha hóa, chẳng hạn như Lão Hạc.

Với Nam Cao, mục đích nghệ thuật luôn có mối quan hệ mật thiết với đời sống của con người. Ông thẳng thắn lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và thể hiện tình yêu thương sâu sắc đến những người khốn khổ, cùng quẫn trong xã hôị lúc bấy giờ.

  • Giá trị của tác phẩm trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao luôn tôn trọng, đề cao giá trị nhân đạo trong tác phẩm của mình. Ông xem đó chính là linh hồn, là cái làm nên giá trị của một tác phẩm. Đó là thái độ phê phán mạnh mẽ của ông với xã hội thực dân phong kiến độc ác, bất nhân có thể chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người. Tính nhân đạo đã được nhà văn khẳng định trong tác phẩm“Đời thừa”(1943) của mình như sau:“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

Nam Cao cho rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chất người cũng không dễ bị mất đi và nó luôn có sẵn trong bản thân của mỗi người, dù có khi bị nghịch cảnh vùi dập không thương tiếc. Nhà văn tin chắc chỉ cần có cơ hội, chất người ấy lại trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ. Thị Nở dù có dở hơi, xấu xí nhưng hóa ra cũng đã có lúc đã mang lại cho người đã từng sống cuộc sống vô nghĩa như Chí Phèo cảm nhận được chút gì đó của tình người.

  • Sứ mệnh của nhà văn

Không chỉ thể hiện cách nhìn về giá trị của một tác phẩm mà Nam Cao còn cho thấy quan điểm của mình về sứ mệnh của một nhà văn.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện ở việc ông coi lao động nghệ thuật là một quá trình hoạt động nghiêm túc, công phu và con người làm nghệ thuật rất cần sự cẩn trọng. Do đó, ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn:“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”

Vì lẽ đó, bản thân Nam Cao luôn cố gắng tìm tòi, khám phá để tạo nên những điều mới mẻ ở cả nội dung và hình thức thể hiện.

Với những quan điểm nghệ thuật vừa mới mẻ, vừa tiến bộ, Nam Cao đã cho ra đời những tác phẩm văn học có giá trị lớn lao. Những tác phẩm ấy chính là những đóng góp giá trị cho nền văn học nước nhà và giúp cho tên tuổi của nhà văn sống mãi trong lòng người đọc bao thế hệ với sự trân trọng và ngưỡng mộ.

Giới thiệu đôi nét và thuyết minh về Nam Cao

Nam Cao (sinh năm 1917 – mất năm 1951), tên khai sinh là trần Hữu Tri, ông là người con của làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Vì dành tình cảm sâu đậm dành cho quê hương nên ông đã dùng từ Nam trong tên huyện và từ Cao trong tên tỉnh để ghép lại thành bút danh của mình là Nam Cao.

Ông sinh thành trong một gia đình nông dân có cuộc sống khá vất vả nhưng vẫn tạo điều kiện cho ông được học hành. Sau khi học hết bậc thành chung thì Nam Cao bắt đầu tự thân lao động để kiếm sống. Nam Cao từng làm qua nhiều nghề nhưng đời sống vẫn rất chật vật, khó khăn và khi đến với công việc việc sáng tác thì dường như cũng vì hai chữ mưu sinh.

Sau khoảng thời gian vào Nam để kiếm sống, ông bị bệnh nên trở ra Bắc và vẫn tích cực sáng tác. Năm 1943, Nam Cao tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Trong giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động văn nghệ ở Hà Nam, Việt Bắc và năm 1950, ông là đứng trong hàng ngũ của những người lính tham gia chiến dịch Biên giới. Năm 1951, khi Nam Cao đang trên đường đi công tác ở Ninh Bình, ông đã hi sinh.

Tuy là một người có vẻ bề ngoài lạnh lùng nhưng Nam Cao lại là một con người có trái tim ấm nóng tình đời, tình người. Ông luôn dành cho quê hương và con người tình cảm chan chứa yêu thương và sự gắn bó tha thiết. Đặc biệt, với những phận người sống đời áp bức, cơ cực, Nam Cao lại càng có sự cảm thương sâu sắc. Và tất cả những trăn trở, những suy tư của nhà văn về cuộc sống và con người dường như ông đều gửi hết vào trong những sáng tác của mình với tấm lòng đôn hậu, dạt dào tình thương yêu.

Với những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà, nhất là những thành tựu từ các truyện ngắn và tiểu thuyết ở nửa đầu thế kỉ XX, Nam Cao đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ngay đợt vinh danh đầu tiên vào năm 1996.

Phong cách sáng tác là gì? Quan điểm nghệ thuật là gì?

Khái niệm phong cách sáng tác là gì?

Phong cách sáng tác, còn được gọi là phong cách nghệ thuật được định nghĩa là một phạm trù thẩm mĩ, cho thấy sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng cũng như các phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Phong cách sáng tác cho thấy điểm nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, ở một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.

Đặc điểm của phong cách nghệ thuật

  • Phong cách chính là con người của nhà văn.
  • Phong cách sáng tác cho thấy cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời.
  • Phong cách sáng tác của nhà văn cho thấy nét riêng không trùng lặp, đậm tính cá thể.
  • Phong cách sáng tác chịu ảnh hưởng của những phương diện tinh thần.

Khái niệm quan điểm nghệ thuật là gì?

Quan điểm nghệ thuật được định nghĩa là lập trường hay tư tưởng của người nghệ sĩ. Quan điểm nghệ thuật cũng chính là nền tảng định hướng những sáng tác của nhà văn, nhà thơ…Quan điểm nghệ thuật còn được hiểu là đường hướng và mục đích của nghệ thuật. Có 2 quan điểm nghệ thuật chính:

  • Nghệ thuật vị nghệ thuật.
  • Nghệ thuật vị nhân sinh.
Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua một số tác phẩm

"Nghệ thuật” là gì? Thế nào là một “tác phẩm nghệ thuật đẹp”?

Đây là định nghĩa về nghệ thuật trên Wikipedia:

Nghệ thuật là một loạt các hành động đa dạng của con người nhằm tạo ra hình ảnh, âm thanh hoặc những tác phẩm biểu diễn (tác phẩm nghệ thuật) giúp thể hiện trí tưởng tượng, những ý tưởng, tư tưởng hoặc kỹ năng của tác giả, với mong muốn được trân trọng vì cái đẹp cũng như sức mạnh cảm xúc của chúng.

Dù có được định nghĩa thế nào thì nghe khái niệm này vẫn quá rộng. Khi áp dụng những thuật ngữ này, thì tác phẩm “Laocoon và con trai” và “Artist’s Shit (đống phân của người nghệ sỹ)” được coi là những tác phẩm ngang bằng nhau.

Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả
Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả

Chúng ta cần hiểu biết về nghệ thuật tới đâu để tạo ra tác phẩm nghệ thuật này?

Khái niệm là công cụ để chúng ta có những cách hiểu, cách diễn đạt chính xác về thế giới. Nhìn chung, một khái niệm càng rộng thì sẽ càng khó để ta phân biệt giữa thứ này với thứ khác, và mức độ hữu ích của khái niệm đó cũng giảm dần nếu ta muốn sử dụng chúng với mục đích cụ thể hơn. Điều này đúng với cả khái niệm về “nghệ thuật” lẫn khái niệm về “con chó”. Tôi có thể nói rằng chó là một loài vật có 4 chân và có lông. Nhưng như vậy, theo định nghĩa này, thì tất cả những con như con chuột, ngựa vằn, mèo, hổ hay con cầy sẽ đều là chó hết, định nghĩa này không có ích mấy. Tất nhiên là sẽ chẳng sai khi ta nói chó là một loài vật có bốn chân và có lông. Việc mà tôi làm trước đó thực chất chỉ là đưa ra khái niệm vềloàiđể ta có thể dễ dàng xác định loài chó. Điều này tương tự với định nghĩa của Wikipedia về nghệ thuật: nghệ thuật được định nghĩa như một loại để ta có thể phân loại những tác phẩm của con người.

Từ “nghệ thuật” cũng là một thuật ngữ chỉ loại nói chung. Đây là cách duy nhất để ta có thể hiểu khái niệm của Wikipedia và thấy sự hữu dụng của nó. Nó không định nghĩa về “con chó”, mà là về “họ chó”; không phải về “con mèo” mà là về “họ mèo”, v.v. Thật không nên khi so sánh tính nghệ thuật giữa “Artist’s Shit” và “Laocoon và con trai”, vì cả hai đều được định nghĩa dưới thuật ngữ “nghệ thuật”, mà tại thời điểm này, nó chỉ có nghĩa tương tự như “những biểu cảm của con người”. Tranh cãi về luận điểm này sẽ chẳng khác gì việc đi tranh cãi xem con chó hay con gấu giống loài họ chó hơn. Điều này chẳng có nghĩa lý gì cả: cả hai con, theo định nghĩa, đều thuộc họ chó.

Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả
Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả

Artist’s Shit
By Jens Cederskjold, CC BY 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=52830146

Khi mọi người nói những câu như, “cái này không phải là nghệ thuật”, hoặc “cái kia không phải là nghệ thuật”, tức là họ đang kém hơn đại đa số mọi người về mặt ngôn ngữ (ít nhất là với số đông mọi người cùng đang nói về nghệ thuật). Mặc dù để có một định nghĩa chính xác là rất khó, tuy nhiên đã có thời điểm trong quá khứ, tại các bài phát biểu đại chúng, nghệ thuật được định nghĩa với những thuật ngữ cụ thể hơn, tức là, những thuật ngữ tiếp cận những dấu hiệu đặc trưng.Dấu hiệu đặc trưnglà những yếu tố của một vật hoặc một khái niệm giúp ta phân biệt thứ mà ta đang cố gắng định nghĩa (thứ đang được định nghĩa) với những vật khác hoặc khái niệm khác trên thế giới, đặc biệt là giữa những vật trong cùng một họ, vì chúng là những đối tượng dễ gây hiểu lầm nhất.

Thuộc về một nhóm đối tượng rất hạn chế đã từng là một phần của dấu hiệu đặc trưng của “nghệ thuật”, do vậy kể cả một con dao trang trí hoặc một chiếc bô có đẹp đến đâu, nó cũng không thể được coi là “nghệ thuật” được. Bạn vẫn có thể thấy những dấu hiệu này trong sự khác biệt dù-vẫn-hiện-hành-nhưng-có-dấu-hiệu-bị-phai-mờ giữa “tác phẩm nghệ thuật” và “đối tượng nghệ thuật”, trong đó tác phẩm nghệ thuật thực sự là những bức tranh vẽ, kiến trúc, thơ ca, âm nhạc và tượng điêu khắc, còn đối tượng nghệ thuật là tất cả những gì còn lại được tạo ra bởi óc thẩm mỹ của con người.

Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả

Do ý nghĩa của từ thay đổi khá chậm và không đồng đều giữa các cộng đồng khác nhau, ví dụ nghĩa cổ hơn của từ “nghệ thuật” – nghĩa với dấu hiệu đặc trưng bị hạn chế - vẫn còn phổ biến với một vài người. Khi người dùng từ với nghĩa cổ hơn gặp người dùng từ với nghĩa hiện đại hơn, họ vẫn thường tranh cãi với nhau mà không biết rằng thực chất họ chỉ đang bị nhầm lẫn giữa những thuật ngữ mà thôi. Đó là vấn đề của việc sử dụng từ. Câu hỏi dành cho chúng ta là định nghĩa nào mới là đúng. Chúng ta hiểu định nghĩa về loại, giờ thì cần hiểucác dấu hiệu đặc trưngnữa.

Tôi muốn chúng ta cùng phân tích Lý thuyết Nghệ thuật được trình bày khá ngắn gọn bởiAristotletrong quyển VI của cuốn Đạo Đức học.

“Nghệ thuật là một phẩm chất lý trí liên quan tới việc tạo ra (việc tạo ra những vật có thể hoặc không thực sự cần thiết) những suy luận đúng. Ngược lại, thiếu tính nghệ thuật, là một phẩm chất lý trí liên quan tới sự suy luận sai.”

Hầu hết chúng ta đều tự động cảm thấy “Laocoon và con trai” đẹp hơn “Artist’s Shit”, nhưng chúng ta lại không thể nói lí do chính xác tại sao, đặc biệt là khi ta buộc phải thừa nhận rằng cả hai đều thực sự là nghệ thuật. Giờ đây, nhờ cóAristotle, ta có thể đưa ra những đặc trưng rõ ràng hơn. Hãy nghĩ đến tất cả những thứ mà người nghệ sĩ phải hiểu khi tạo ra tác phẩm “Laocoon và con trai”: giải phẫu cơ thể người, giải phẫu cơ thể rắn, tính chất của loại đá mà họ sử dụng để khắc, đặc tính của những công cụ họ sử dụng, v.v. Để có được kiến thức này, người nghệ sĩ đã phải “thực sự suy luận” và sự suy luận này được thể hiện trong ngay chính tác phẩm mà nghệ sĩ tạo ra. Khi sự hiểu biết về hàm ý tác giả càng nhiều, thì lý do chính đáng để tác phẩm đó tồn tại càng lớn, và như vậy thì tác phẩm nghệ thuật đó càng vĩ đại. Đó là lí do tại sao hầu hết mọi người đều công nhận các nhà thờ kiến trúc Gothic đẹp hơn những khối nhà Soviet. Để tạo ra được kiến trúc thứ nhất, yêu cầu ta phải hiểu sâu về hình học, tỉ lệ và màu sắc. Còn để tạo ra kiến trúc thứ hai, ta chỉ cần hiểu biết cơ bản về hình chữ nhật và hình vuông. Có một sự thật rằng tác phẩm nào đẹp hơn thì sẽ thể hiện kiến thức và bao hàm về thế giới nhiều hơn là tác phẩm tầm thường. Tác giả cần hiểu gì để tạo nên “Artist’s Shit”? Không nhiều lắm. Họ chỉ cần đi vệ sinh vào trong một cái lon. Định nghĩa củaAristotlegiúp đưa ra nền tảng hợp lý và giúp ta phản biện được về thứ tạo nên “tác phẩm nghệ thuật tốt.”

Nếu như ta không hiểu những nền tảng cơ bản của trực giác này, ta sẽ rất dễ có nguy cơ bị rơi vào trạng thái tê liệt hoặc bị thuận theo ý kiến chủ quan (tác phẩm này tốt bởi vì tôi nói vậy) hoặc thuyết chính trị (tác phẩm này tốt vì nó được tạo ra bởi phụ nữ hoặc một người thuộc sắc tộc nào đó). Kẻ thù của óc thẩm mỹ thực sự sau đó sẽ tạo ra sự hoán đổi – họ coi “loại” cũng giống như “dấu hiệu đặc trưng”, và khẳng định rằng do “Laocoon và con trai” và “Artist’s Shit” có cùng những dấu hiệu đặc trưng (mà thực chất là cùng một loại), do đó chúng xứng đáng được trưng bày ngang nhau. Điều này cũng giống như việc tuyên bố con chó và con gấu đều là vật nuôi tốt vì chúng cùng thuộc họ chó vậy.Aristotlecho chúng ta thấy cách phân biệt, cực kỳ rõ ràng và hợp lý, đối với bản thân ta cũng như với người khác, thế nào là nghệ thuật tốt và thế nào là nghệ thuật xấu.

Do một bài luận cá nhân hay cũng là một tác phẩm nghệ thuật, bạn có thể áp dụng trực tiếp những tiêu chí củaAristotlevào bài viết của mình. Bạn đã phải tìm hiểu bao nhiêu trước khi viết bài này, kể cả là tìm hiểu bản thân hay thế giới? Có bao nhiêu kiến thức được bao hàm trong tác phẩm mà bạn vừa tạo ra? Mọi thứ đều như nhau, một bài luận cá nhân hàm chứa nhiều kiến thức thường sẽ đánh bại một bài luận mà có ít kiến thức hơn.

Theo kinh nghiệm của tôi, học sinh thường có được bài luận hay nhất khi họ tự khám phá về bản thân mình cũng như về thế giới, sau đó liên hệ những sự khám phá đó với nhau. Chắc chắn bạn sẽ hiểu nhiều về cách viết một bài báo cáo, hay một bài luận, và trong quá trình viết bạn cũng phải tìm hiểu thêm rất nhiều, dần dần đến khi hoàn thành bài viết, bạn sẽ thấy mình hiểu về vấn đề hơn lúc đầu nhiều. Bạn cũng có thể sẽ có trải nghiệm ngược lại, thường thấy trong lúc làm bài thi, khi mà bạn thường chỉ viết lại y chang những gì bạn đã biết. Một bài luận cá nhân tốt sẽ có chiều hướng giống trường hợp một hơn. Sau khi hoàn thiện, bạn sẽ tạo ra một tác phẩm bao hàm nhiều sự hiểu biết về bản thân bạn cũng như về thế giới. Theo ngôn ngữ củaAristotle, bài luận của bạn lập luận đúng và hợp lý – nó cũng sẽ có một vẻ đẹp nhất định vì lí do trên. Nếu bài luận cá nhân tạo cảm giác như đang tường thuật lại những gì đã biết hơn là sự khám phá, thì đó sẽ không phải là bài luận tối ưu. Lí do là bởi việc tường thuật lại không phản ánh được sự hiểu biết của bạn về bản thân cũng như về thế giới.

Admissions, Today's FeatureJustin ShelbyJune 29, 2020Bedrock, bedrock, bedrock vietnam, bedrock educational consultants, du hoc, di du hoc, du hoc my, education, educational consultant, ps writing, essay writing, tu van du hoc my, tu van du hoc, trung tam tu van du hoc, trung tam tu van du hoc my, essay, personal essay, persontal statement, college essays, writing, art, aristotle, definition of art, definition
Facebook0 Twitter LinkedIn0 Reddit Tumblr Pinterest0 0 Likes

Nghị luận Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của nó

THPT Sóc Trăng Send an email
0 20 phút

Tài liệu tham khảo hướng dẫn làm văn nghị luậnGiá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng, gợi ý cách làm, lập dàn ý chi tiết và đọc thêm một số bài văn hay.

Nội dung

  • 1 Hướng dẫn nghị luậnGiá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng
    • 1.1 1. Phân tích đề
    • 1.2 2. Hệ thống luận điểm
    • 1.3 3. Lập dàn ý chi tiết
  • 2 Bài văn đạt giải nhất kì thi HSG nghị luậnGiá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng