Uống rượu có nên uống thuốc cảm cúm

4 thực phẩm người bị cảm cúm nên tránh xa

Chia sẻ

Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh rất thường gặp trong mùa lạnh. Tuy nhiên, dù nhiều người biết rõ những thực phẩm nên ăn khi bị cảm, lại rất ít người biết nên tránh những loại thực phẩm như thế nào.

Các loại thực phẩm dưới đây sẽ làm tắc nghẽn tiêu hóa khiến bạn cảm thấy đau nhức, mệt mỏi hơn.

1. Nước ngọt, nước ép, các loại thực phẩm có đường

Dù mứt gừng có thể làm giảm buồn nôn, một vài loại nước ép có thể cung cấp vitamin C nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường có thể gây sưng viêm, làm yếu đi các tế bào bạch cầu chống viêm nhiễm trong cơ thể.

Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm nhiều đường khác như bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc cho trẻ em… mà rất nhiều người ăn khi bị bệnh. Thay vì những loại thực phẩm này, bạn nên dùng trà gừng để ổn định bao tử và uống nước không chứa đường, nước dừa, ăn trái cây, bỏng ngô.

Uống rượu có nên uống thuốc cảm cúm

2. Sữa

Sữa không làm cơ thể sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn khi bị cảm nhưng với một số người, sữa có thể làm chất nhầy có sẵn trong cổ họng đặc hơn và khó chịu hơn.

Nếu bạn cảm thấy tệ hơn khi dùng những sản phẩm từ sữa, nên cắt giảm hoặc tạm thời từ bỏ sữa. Tuy nhiên, với những người không bị ảnh hưởng, sữa là nguồn cung cấp vitamin D, protein có thể giúp cơ thể chống viêm nhiễm.

Sữa chua cũng cung cấp vi sinh khuẩn làm cân bằng đường ruột.

Bia, rượu, nước ngọt... không tốt cho những người đang bị cảm lạnh, cảm cúm. Hình minh họa.

3. Rượu bia

Giống như đường, rượu bia gây ra sưng viêm làm yếu đi các tế bào bạch cầu khiến cơ thể khó phục hồi hơn. Uống bia rượu cũng khiến cơ thể mất nước, làm tăng cồn trong máu khiến bạn say nhanh hơn và sẽ thức dậy vào sáng hôm sau với cơn sốt nặng nề.

4. Tinh bột chế biến

Nhiều người hay dùng bánh mì, bánh quy trong lúc nghỉ ngơi khi đang bệnh nhưng tinh bột chế biến chuyển hóa thành đường rất nhanh, làm tăng đường huyết tương tự như nước ngọt và thực phẩm nhiều đường, làm yếu hệ thống miễn dịch. Khi ăn tinh bột trong lúc bị cảm, bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt.

Cơ chế gây độc

Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa paracetamol và alcohol. Trong khi đó, cả 2 chất này đều gây độc cho gan. Bản thân paracetamol có thể gây độc cho gan nếu dùng quá liều. Khả năng gây độc này là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương gan cấp tính. Phần lớn lượng paracetamol được hấp thu trải qua quá trình chuyển hóa thuốc ở gan. Sau đó, sẽ thải trừ qua nước tiểu - thận, hoặc qua mật. Quá trình tiêu hóa sẽ chuyển khoảng 5-10% lượng paracetamol thành chất độc là NAPQI. Gan tạo ra chất giải độc gọi là glutathione với lượng nhất định để trung hòa NAPQI. Khi uống quá liều khuyến cáo paracetamol, gan không đủ khả năng sản xuất glutathione để trung hòa chất độc NAPQI, dẫn đến gây độc cho gan.

Uống rượu có nên uống thuốc cảm cúm

Dùng thuốc cùng với rượu bia sẽ nguy hiểm.

Rượu bia được chuyển hóa tại gan. Trong quá trình chuyển hóa alcohol cũng tạo ra nhiều chất độc. Lâu dần sẽ tồn đọng trong cơ thể, phá hủy tế bào gan làm tăng nguy cơ men gan cao, viêm gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan - đe dọa tính mạng người bệnh.

Vì vậy, uống bia rượu trong khi dùng paracetamol, thuốc giảm đau thông thường, là hành động gây nguy hiểm cho gan, sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ gây tổn thương gan.

Thông thường uống một lượng nhỏ bia rượu trong liệu trình điều trị giảm đau bằng paracetamol được cho là an toàn. Tuy nhiên, khi điều trị paracetamol với liều cao hoặc uống cùng bia rượu, có thể gây tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng - với khả năng gây tử vong do hoại tử gan. Nguy cơ này gia tăng ở những người có hội chứng rối loạn uống rượu hay chứng nghiện rượu.

Sử dụng thuốc giảm đau có thành phần acetaminophen trong khi uống bia rượu có thể chuyển hóa thành một dạng chất độc mạnh là acetylbenzoguinoneimin - gây tổn thương gan, thậm chí gây tử vong trong nhiều trường hợp. Nếu chỉ thuốc giảm đau trong ngày để giảm đau thì không làm tăng nguy cơ tổn thương gan nhiều. Tuy nhiên, nếu đang uống thuốc giảm đau hằng ngày (ví dụ để điều trị viêm khớp) đồng thời uống nhiều bia rượu, thì đây chính là một nguy cơ làm tăng tổn thương gan, gây quá tải chức năng giải độc gan, về lâu dài có thể gây viêm gan, ung thư gan, xơ gan.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng bia rượu cùng paracetamol: đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, tổn thương gan, nhịp tim nhanh, gây chóng mặt, buồn ngủ và khó thở.

Các chuyên gia cho rằng, những người thường uống trên 3 đơn vị  rượu/ngày (khoảng 75ml) nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng paracetamol.

Làm gì để giảm nguy cơ tổn thương gan?

Các triệu chứng thường gặp khi có tổn thương gan: vàng da, đau ở phía trên bên phải vùng bụng hoặc dưới lồng ngực, phình bụng, buồn nôn và nôn, đổ mồ hôi quá mức, mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, thâm tím bất thường hoặc chảy máu dưới da. Khi có bất kỳ các triệu chứng bất thường kể trên, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Tổn thương gan có thể làm suy yếu chức năng gan. Gan không chỉ loại bỏ các chất độc ra khỏi máu, mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và tiêu hóa thức ăn.

Có thể giảm nguy cơ tổn thương gan bằng cách: Không dùng quá liều khuyến cáo paracetamol (3.000mg/ngày cho người lớn), cần cần thận khi phối hợp nhiều thuốc cùng chứa paracetamol (do paracetamol có rất nhiều biệt dược), không dùng paracetamol trong hơn 10 ngày liên tiếp để giảm đau, hoặc 3 ngày liên tiếp để hạ sốt; không uống hơn 3 đơn vị rượu/ngày khi đang điều trị với paracetamol.


DS. Nguyễn Thị Ngân Thảo

Rượu chuyển hóa 90% chủ yếu qua gan. Trong khi đó gan cũng chính là cơ quan chứa nhiều men giúp chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, do đó, tương tác giữa rượu và thuốc là không thể tránh khỏi. Có hơn 900 hoạt chất thuốc xảy ra tương tác khi sử dụng đồng thời với rượu, các tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ dẫn đến những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Rượu làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân tim mạch

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc điều trị tim mạch là loại thuốc có tỷ lệ tương tác với rượu cao nhất (khoảng 24%), trong đó thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm này. Nên nhớ rằng, rượu có thể làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân, vì vậy, về mặt lý thuyết thuốc trị tăng huyết áp và rượu sử dụng đồng thời có thể làm xuất hiện tác dụng cộng hưởng lên huyết áp của bệnh nhân, làm giảm huyết áp trầm trọng và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Uống rượu có nên uống thuốc cảm cúm

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh.

Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bao gồm:

Thuốc chẹn alpha (clonidin, doxazosin) tương tác với rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp quá mức và an thần.

Nitroglycerin và isosorbide là thuốc giãn mạch và chống đau thắt ngực được sử dụng để giúp ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Trầm cảm và hạ huyết áp là các tình trạng có thể xảy ra khi các chế phẩm này được sử dụng đồng thời với rượu.

Thuốc chẹn beta (carvedilol, propranolol, atenolol, acebutolol, metoprolol, nebivolol,…) có thể làm giảm huyết áp khi kết hợp với rượu. Nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim là những triệu chứng bạn có thể gặp phải.

Rượu ảnh hưởng đến việc điều trị cholesterol máu

Các chất ức chế HMG-CoA reductase, còn được gọi là statins, là những thuốc được kê đơn rộng rãi trong điều trị cholesterol/ lipid máu tăng cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc trong nhóm này với rượu sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng quá mức hàm lượng triglyceride dẫn đến nguy cơ tổn thương gan ngay cả khi bạn sử dụng một lượng nhỏ thức uống có cồn. Vì vậy, hãy báo cáo với bác sĩ kê đơn loại thuốc này nếu bạn không thể ngừng uống rượu, hoặc khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan (buồn nôn, nôn, đau dạ dày, sốt, da vàng hoặc da trắng mắt, mệt mỏi quá mức, triệu chứng giống cúm) và việc theo dõi chức năng gan thường xuyên là việc làm cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này.

Rượu tác động xấu đến bệnh đái tháo đường

Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 hoặc typ 2, việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu là rất quan trọng. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mà việc kiểm soát mức đường huyết khó, thì việc sử dụng với rượu có khả năng làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng do làm rối loạn nồng độ glucose trong máu.

Việc sử dụng rượu hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài ở bệnh nhân mắc ĐTĐ có chế độ dinh dưỡng tốt thì có nguy cơ làm tăng lượng glucose huyết. Ngược lại, ở bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém, uống rượu lúc đói lại dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh… Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng rượu với metformin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic - một tác dụng phụ hiếm gặp với các biểu hiện như buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm lạnh, đau cơ, thở dốc, đau dạ dày.

Ngoài ra, nhiều nhóm thuốc có thể tương tác với rượu, bao gồm kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H2, thuốc chống loạn nhịp tim, an thần gây ngủ, thuốc giảm đau, chống viêm…Vì vậy, khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh, cần thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn về nguy cơ xảy ra tương tác giữa rượu bia và các thuốc đang được kê đơn/sử dụng.

Nếu đã uống thuốc thì không uống rượu

Để tránh xảy ra tương tác với rượu hoặc các loại thức uống có cồn khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc và đảm bảo tình trạng sức khoẻ của bạn, phải:

- Tuyệt đối không sử dụng đồng thời thuốc điều trị bệnh với rượu. Để đảm bảo an toàn nên ngừng sử dụng rượu ít nhất 1 ngày trước hoặc sau khi dùng thuốc, báo cáo với bác sĩ/ dược sĩ để tránh tương tác không mong muốn xảy ra.

- Nếu cần thiết sử dụng thuốc sau khi đã sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn nên sử dụng cách ít nhất 2 tiếng và hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ để tránh tương tác nguy hiểm xảy ra.

- Không sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn khi bụng đói, chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 ly/ngày và không quá 2 lần trong tuần.


Ds. Ngô Thị Kim Cúc