Ưu nhược điểm của phương pháp sắc ký lỏng

Ưu nhược điểm của phương pháp sắc ký lỏng

Giới thiệuCác liên bộ mônTổ chức đoàn thểKỷ niệm 20 năm thành lập KhoaTin tứcĐào tạoĐào tạo đại họcĐào tạo sau đại họcĐào tạo liên tụcKhoa học công nghệCác đề tài, nhiệm vụ KHCNCác công trình công bốHợp tác quốc tếThư việnChia sẻ kiến thứcGóc sinh viên

Ứng dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) xác định tân dược trộn lẫn trong chế phẩm đông dược


1.1 Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)

HPTLC là một hình thức hiện đại của TLC (sắc ký lớp mỏng). HPTLC được điều khiển bởi phần mềm thích hợp đảm bảo tính ứng dụng và độ tin cậy, độ lặp lại cao nhất các số liệu đưa ra. Trong đó, các thông số của quá trình phân tích được ghi lại và kiểm soát chặt chẽ, do đó có độ lặp lại cao. Các bước của quá trình phun mẫu, khai triển mẫu, nhận diện vết được tiến hành bằng thiết bị tự động hoặc bán tự động, giảm thiểu tối đa sai số có thể gặp trong quá trình phân tích. Quá trình phun mẫu được tiến hành tự động hoặc bán tự động, đảm bảo chính xác thể tích mẫu phun, đồng thời có sấy bằng khí nitơ do đó giảm sự oxy hóa đối với chất phân tích dễ bị oxy hóa. Trong quá trình khai triển, điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo độ lặp lại của kết quả khi tiến hành giữa các lần phân tích khác nhau và tại các phòng thí nghiệm khác nhau. Hệ thống đèn UV tích hợp máy ảnh và hệ thống phần mềm giúp phân tích số liệu ứng dụng trong định tính và định lượng.

Bạn đang xem: Ưu nhược điểm của sắc ký lớp mỏng

Ưu nhược điểm của phương pháp sắc ký lỏng

Hình 1 Qui trình sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

Ưu điểm của phương pháp HPTLC

- Phù hợp với cả phân tích định tính và định lượng.

- Trong một lần khai triển sắc ký có thể phân tích đồng thời nhiều mẫu cùng lúc, tiết kiệm thời gian và chi phí cho hóa chất, vật tư tiêu hao.

- Các mẫu phân tích và các mẫu chuẩn được chấm trên cùng một bản mỏng sắc ký, khai triển cùng lúc trong cùng điều kiện dung môi, nhiệt độ, độ ẩm nên cho độ lặp lại cao, hạn chế sự tác động của môi trường giữa các lần phân tích.

- Chuẩn bị mẫu đơn giản, không cần xử lý trước khi cho các dung môi như lọc và khử khí, lượng tiêu thụ pha động thấp cho mỗi mẫu.

- Phương pháp HPTLC có ưu điểm có thể sàng lọc nhanh với số lượng mẫu lớn, xử lý mẫu đơn giản

1.2 Ứng dụng phương pháp HPTLC xác định thuốc tân dược trộn lẫn trong chế phẩm đông dược

Trong những năm gần đây, một số thuốc tân dược trộn lẫn trái phép trong chế phẩm đông dược, thực phẩm chức năng được phát hiện, công bố trong nhiều nghiên cứu bằng nhiều phương pháp phát hiện khác nhau như phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, sắc ký khối phổ, quang phổ hồng ngoại, cận hồng ngoại … Phương pháp HPTLC được ứng dụng trong các nhóm thuốc tân dược dưới đây

Nhóm thuốc ức chế PDE-5 được trộn lẫn trong các chế phẩm đông dược hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương. Đây là nhóm thuốc đang được quan tâm và tập trung phát hiện nhằm khuyến cáo với người sử dụng vì tác dụng phụ của nó làm nhức đầu, xung huyết mũi, khó tiêu, thay đổi thị giác, gây cứng cơ và cương cứng kéo dài hơn 4 giờ. Reni Septiani và Sophi Damayanti <9> đã sử dụng HPTLC để phát hiện caffein, acetaminophen, sildenafil citrat, tadalafil và vardenafil HCl trong các thuốc cổ truyền của indonesia. Dịch chiết MeOH được đem đi triển khai sắc ký với bản mỏng silica gel GF254 (merk), hệ dung môi khai triển là ethylacetae/n- propanol/NH3 25% (45:5:1, v/v/v). Rf của caffein, acetaminophen, sildenafil citrat, tadalafil và vardenafil HCl lần lượt là 0,57; 0,69; 0,27; 0,77; 0,22. Giới hạn phát hiện (LOD) của caffeine, acetaminophen, sildenafil citrat, tadalafil và vardenafil HCl lần lượt là 0,1475; 0,2273; 0,1346; 0,1951 và 0,2047 µg/ vết;

Ưu nhược điểm của phương pháp sắc ký lỏng

Hình 2 Sắc ký đồ của độ chọn lọc trong nghiên cứu Reni Septiani <9>

với 1: Sildenafil (S); 2:Tadalafil (T); 3:Vardenafil (V); 4:Caffein (C); 5: Acetaminophen (P); 6-7:Hỗn hợp chuẩn; 8-13:Mẫu nền đông dược; 14-19:Mẫu nền có thêm chuẩn; B: Sắc ký đồ Analog của hỗn hợp chuẩn; C: Sắc đồ Analog của nền đông dược; D: Sắc ký đồ Analog của nền đông dược thêm chuẩn.

Tiên T.K. Do, Grigorios Theocharis và Eike Reich <6> đã sử dụng HPTLC và HPLC- ESI/MS để phát hiện 3 chất ức chế PDE -5 (sildenafil, vardenafil, and tadalafil) và 8 chất tương tự chúng (hydroxyacetildenafil, homosildenafil, thiohomosildenafil, acetaminotadalafil, propoxyphenyl hydroxyhomosildenafil, acetildenafil hydroxyhomosildenafil, hydroxythiohomosildenafil). Trong viên nén, viên nang, coffee, kẹo chewing. Đối với phương pháp HPTLC sử dụng bản mỏng silica gel 60 F254 (20 × 10 cm, 0.2 mm), dung môi khai triển là terbutyl methyl ether–methanol–ammonia 28% (20 : 2 : 1).

Ưu nhược điểm của phương pháp sắc ký lỏng

Hình 3 Qui trình xác định các thuốc ức chế PDE-5 và dẫn chất trộn lẫn trong chế phẩm đông dược trong nghiên cứu Tiên T.K. Do <6>

Đối với các chất giảm béo, sibutramin là hoạt chất thường được trộn lẫn trong các thực phẩm chức năng. Panadda Phattanawasin và cộng sự <8> đã so sánh phương pháp HPTLC-densitometry với phương pháp TLC-hình ảnh được scanner, quá trình được triển khai bằng hệ dung môi toluene-n-hexane-diethylamine (9:1:0,3, v/v/v), bản mỏng TLC silicagel 60 F25 phát hiện sibutramin hydrochlorid (SH), phentermin, fenfuramin and methamphetamin trộn lẫn trong thực phẩm chức năng giảm béo. Etil Ariburnu và cộng sự <4> đã định lượng sibutramin trộn lẫn trong các thực phẩm chức năng giảm béo bằng HPTLC, rồi so sánh với phương pháp HPLC. Phương pháp HPTLC đã phân tách sibutramin trong chế phẩm trên bản mỏng thủy tinh HPTLC silcagel 60 F254 kích thước 20x10 cm, hệ dung môi triển khai n-hexan-aceton-ammonia (10:1:0,1, v/v/v). Khoảng nồng độ sibutramin từ 250-2000 ng/vết.

Ưu nhược điểm của phương pháp sắc ký lỏng

Hình 4 Sắc ký đồ 3D- HPTLC dưới bước sóng 225 nm của 1, 2, 7: sibutramin; 3:mẫu PT; 4:mẫu PTCN; 5:mẫu MAU trong nghiên cứu Etil Ariburnu <4>

Bên cạnh đó, nhóm thuốc giảm glucose máu như biguanid và sulfunylure thường bị trộn lẫn trong các chế phẩm đông dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tác giả Phạm Thi Tâm đã sử dụng HPTLC phát hiện 8 mẫu dương tính glibenclamid trong 41 mẫu chế phẩm đông dược <3>. Chất phân tích trong mẫu thử được chiết siêu âm bằng methanol (MeOH) và sắc ký với điều kiện: bản mỏng silica gel 60 F254, pha động gồm n-butyl acetat - MeOH - acid formic (11: 2,5: 1,5), thể tích mẫu: 5 µl, quan sát vết ở UV 254 nm, bước sóng quét phổđể định lượng 230 nm. Hàm lượng glibenclamid được trộn lẫn thay đổi 0,18 mg/viên tới 2,21 mg/viên, lượng này tính theo liều dùng với 1 số mẫu là từ 1,8 mg/liều đến 2,21 mg/liều <3>. Kenichi Kumasaka <7> đã sàng lọc và định lượng cho 6 sulfonylure chữa tiểu đường: tolbutamid, acetohexamid, chlorpropamid, gliclazid, glibenclamid, và glimepirid pha trộn trong thực phẩm chức năng bằng HPTLC, so sánh với HPLC.

Đối với các thuốc giảm đau, chống viêm trộn lẫn trong chế phẩm đông dược, thực phẩm chức năng, nhiều nghiên cứu <1>, <5> sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) nhằm phát hiện nhiều dược chất trộn lẫn như dexamethasone acetat, dexamethason, betamethason, prednisolon. Đào Thị Cẩm Minh <2> đã sử dụng phương pháp HPTLC để phát hiện 1 mẫu dương tính paracetamol trong 29 mẫu chế phẩm đông dược, thực phẩm chức năng.

Xem thêm: Giải Thích Tại Sao Nhà Nước Mang Bản Chất Giai Cấp Của Giai Cấp Thống Trị

Bảng 1 Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp HPTLC

Nền mẫu

Hoạt chất

Mẫu dương tính

Tài liệu

Thực phẩm chức năng

Paracetamol, Dexamethason Prednison, Acid mefenanic Piroxicam

3/3

Winuwarnadnani

Thực phẩm chức năng

Tolbutamid, Acetohexamid, Chlorpropamid, Gliclazid, Glibenclamid, Glimepirid

0/11

Kamasaka

Thực phẩm chức năng

Sibutramin

3

Etil Ariburnua

Thực phẩm chức năng

Sibutramin

6/20

Phattanawasin

Chế phẩm đông dược

Metformin, Glibenclamid

4/41

Phạm Thị Tâm

Thuốc cổ truyền

Caffein, acetaminophen, sildenafil citrat, tadalafil, vardenafil HCl

9

Reni Septiani

Như vậy, Phương pháp HPTLC đã thể hiện ưu điểm trong việc sàng lọc vừa định tính và định lượng với số lượng mẫu lớn, giúp phát hiện nhiều nhóm tân dược khác nhau trộn trái phép như nhóm thuốc ức chế phosphodiesteras-5 (PDE-5), thuốc giảm béo, thuốc giảm glucose máu, thuốc giảm đau chống viêm.

Tài liệu tham khảo

Lê Đào Khánh Long, Vũ Văn Hiếu, Trương Ngọc Huyền, Trần Hùng (2011), ""Phát hiện corticoid pha trộn trong các chế phẩm đông dược bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng"", Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản số 1(15), trang. 617-621.Đào Thị Cẩm Minh, Nguyễn Thị Hà, Lê Thị Trâm, Phạm Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Kiều Anh (2016), ""Xây dựng phương pháp xác định một số thuốc giảm đau, chống viêm trộn lẫn trong chế phẩm đông dược bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao"", Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc, 4+5, trang. 91-96.Phạm Thị Tâm, ĐàoThị Cẩm Minh, Phạm Thị Thanh Hà, Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Thị Kiều Anh (2017), ""Xây dựng phương pháp xác định metformin và glibenclamid trộn trái phép trong chế phẩm đông dược bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao"", Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc, 8(3), trang. 25-30.

4.Ariburnua E., Uludag M.F., Yalcinkaya H., Yesilada E. (2012), ""Comparative determination of sibutramine as an adulterant in natural slimming products by HPLC and HPTLC densitometry"", Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 64- 65, pp. 77- 81.

5.Chutima L., Burana-osot J., Laopoonpat P., Phattanwasin P. (2012), ""Determination of Dexamethasone and Prednisolone Adulterated in Herbal Medicines Using Thin-layer Chromatography"", Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, 3 (4 ), pp. 1353-1358.

6.Do T.T.K., Theocharis G., Reich E. (2015), ""Simultaneous Detection of Three Phosphodiesterase Type 5 Inhibitors and Eight of Their Analogs in Lifestyle Products and Screening for Adulterants by High-Performance Thin-Layer Chromatography"", Journal of AOAC International, 98(5), pp. 1226-1232.

7.Kumasaka K., Kojima T., Honda H., Doi K. (2005)), ""Screening and Quantitative Analysis for Sulfonylurea-Type Oral Antidiabetic Agents in Adulterated Health Food Using Thin-Layer Chromatography and High-Performance Liquid Chromatography"", Journal of Health Science, 51(4), pp. 453–460.

8.Phattanawasin P., Sotanaphuna U., Sukwattanasinit T., Akkarawaranthorn J., Kitchaiya S. (2012), ""Quantitative determination of sibutramine in adulterated herbal slimming formulations by TLC-image analysis method"", Forensic Science International, 219, pp. 96-100.

9.Septiani R., Damayanti S. (2015), ""Simultaneous identification of caffeine¸ acetaminophen, sildenafil citrate, tadalafil and vardenafil HCl in aphrodisiac traditional herbal medicines by Thin Layer Chromatography-Densitometry"", Der Pharma Chemica, 7(5), pp. 335-341.

10.Wisnuwardnani H.A., Fidriannay I., Ibrahim S. (2013), ""Method development for simultaneous analysis of steroid and non steroid antinflamatory substances in jamu pegal linu using TLC-spectrosphotodensitomometry"", International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 5(4), pp. 749-753.