Ví dụ cơ cấu to chức theo khu vực địa lý

Mô hình tổ chức theo chức năng.

Trong mỗi tổ chức đều gắn liền với các hoạt động của riêng mình tùy theo lĩnh vực, ngành nghề mà tổ chức đó theo đuổi. Công ty bất động sản có các hoạt động như trao đổi mua bán nhà đất, tìm kiếm khách hàng, nhà đầu tư, mở rộng hoạt đầu tư cho chính doanh nghiệp mình hoặc các khách hàng,... Công ty kinh doanh điện máy có hoạt động mua bán trao đổi các mặt hàng điện máy, chăm sóc- quan hệ khách hàng, marketing các mặt hàng mình đang kinh doanh, đôi khi có thể liên kết mở rộng tạo ra những sản phẩm mới với những nhà đầu tư,...Ta có thể xem những hoạt động cơ bản mà mỗi tổ chức theo đuổi chính là những chức năng cơ bản mà tổ chức đó cần có. Dựa vào những chức năng cơ bản đó, các tổ chức có thể phân chia thành các bộ phận khác nhau. Tổ chức theo chức năng là hình thức nhóm gộp các công việc mang tính chất tương đồng (như Marketing, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính, quản trị nguồn nhân lực…) vào thành một bộ phận như hình H.4-1. Vinamilk mà một trong những tập đoàn kinh doanh sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay, mô hình tổ chức mà công ty này theo đuổi là đại diện tiêu biểu cho nhóm chức năng, cơ cấu công ty được phân chia thành các nhóm chức năng chính như điều hành dự án, tài chính, nhân sự hành chính và đối ngoại, phát triển vùng nguyên liệu, Marketing, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kinh doanh, điều hình chuỗi cung ứng, hoạch định chiến lược, quản lý chi nhánh nước ngoài, công nghệ thông tin. Mỗi chức năng chính gắn liền với trò của nhà quản trị đứng đầu chịu trách nhiệm chi phối toàn bộ hoạt động của chức năng đó. 

-                Ưu điểm của mô hình này: (1) phát huy đầy đủ hơn những ưu điểm của chuyên môn hóa ngành nghề như hiệu quả tác nghiệp cao, đào tạo dễ dàng…, (2) Dễ dàng trong quá trình đầu tư, phát triển các chức năng chủ yếu, (3) tạo điều kiện để kiểm tra chặt chẽ các cấp cao nhất.

-                Nhược điểm của mô hình này là: (1) dễ tạo ra mâu thuẫn trong quá trình phối hợp hành động, (2) tạo ra cách nhìn quá hạn hẹp ở các cán bộ quản trị chức năng, (3) hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản trị chung, (4) Khó khăn trong việc gắn kết trách nhiệm của các bộ phận chức năng trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của tổ chức

Các mô hình tổ chức theo sản phẩm/ địa lý/ khách hàng

Một trong những cách phân chia mô hình tổ chức tiêu biểu khác ngoài nhóm chức năng đó là phương thức hợp nhóm các hoạt động và đội ngũ nhân sự theo sản phẩm, khách hàng, hoặc địa bàn hoạt động từ lâu đã được sử dụng để làm tăng khả năng thích nghi của các tổ chức với môi trường. 

Ø  Mô hình tổ chức theo sản phẩm là hình thức nhóm gộp các công việc liên quan đến việc tạo ra và tiêu thụ một/một nhóm sản phẩm vào thành một bộ phận như hình H.4.3 thể hiện. Mô hình này thường xuất hiện nhiều ở các công ty lớn, kinh doanh đa dạng các sản phẩm hay lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức lớn tiến hành chia nhỏ các sản phẩm mà mình đang kinh doanh thành những đơn vị riêng lẻ, có thể gọi đó là các đơn vị kinh doanh riêng, có nhà quản trị riêng, chịu trách nhiệm riêng. Những đơn vị kinh doanh riêng thuộc tổ chức chính toàn quyền quyết định cho các chức năng riêng của các đơn vị đó như phát triển sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm, hay nghiên cứu sản phẩm...

Trên thực tế hiện nay, có nhiều tập đoàn theo đuổi cơ cấu này, một trong những ví dụ điển hình như công ty cổ phần nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, trong xu hướng phát triển của tập đoàn mình CTCP nông nghiệp HAGL đã tiến hành chia nhỏ các hoạt động của tổ chức theo nhóm sản phẩm định hướng kinh doanh trong doanh nghiêp mình như hình H.4-4.

Ø  Mô hình tổ chức theo địa lý là hình thức nhóm gộp các công việc liên quan đến việc kinh doanh tại một khu vực địa lý vào thành một bộ phận. Một nhà quản trị cụ thể sẽ chịu trách nhiệm trên mỗi địa bàn nhất định của tổ chức mình như hình H.4-5. Trên mỗi địa bàn cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều hoạt động cụ thể khách nhau, và rất khó có thể quản lý hết trên nhiều vùng địa lý khác nhau như vậy. Do đó, việc phân chia thành các vùng địa lý, giúp các nhà quản trị quản lý tốt hơn tổ chức của mình, hạn chế những khó khăn do vị trí địa lý gây ra.

Một trong những ví dụ điển hình cho doanh nghiệp phân theo vùng địa lý đó là tổng công ty taxi Mai Linh. Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải du lịch. Taxi mai linh là một trong những ông lớn trong ngành. Vì đặc tính ngành nghề, taxi Mai Linh buộc phải trải dài các đơn vị kinh doanh trên toàn bộ phạm vi cả nước. Để dễ dàng trong công tác quản lý, cơ cấu tổ chức được xây dựng theo mô hình địa lý. Cụ thể như hình H.4-6:

Ví dụ cơ cấu to chức theo khu vực địa lý

Ø       Mô hình tổ chức theo khách hàng là hình thức nhóm gộp các công việc liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng vào thành một bộ phận như hình H.4-7. Thường đối với hình thức này dễ thấy nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Các trường thường phân chia thành khối chính quy và không chính quy. Để phân biệt những sinh viên tham gia học tại trường theo hình thức thi tuyển chính thức, thường tổ chức học vào ban ngày. Và những sinh viên học bằng 2, hoặc đào tạo từ xa, thường được tổ chức vào các lớp ban đêm. Ngoài ra, việc phân chia theo nhóm khách hàng cũng có thể gặp trong những công ty lớn với quy mô đa quốc gia. Khi đó, các công ty này thường chia thành nhóm khách hàng nội địa và khách hàng quốc tế.

-               Ưu điểm chính của các mô hình tổ chức bộ phận: (1) Thuận lợi cho việc đầu tư vào những sản phẩm,  khách hàng hoặc khu vực thị trường trọng yếu; (2) Việc phối hợp hành động giữa các bộ phận chức năng vì mục tiêu cuối cùng có hiệu quả hơn; (3) Tạo điều kiện dễ dàng cho việc phát triển đội ngũ cán bộ quản trị chung; (4) Dễ dàng tiếp cận thị trường và khai thác các lợi thế về nguồn lực. 

-               Nhược điểm tiềm ẩn của các mô hình: (1) Dễ dẫn đến tình trạng tranh giành về nguồn lực; (2) Khó khăn trong việc thích ứng với các yếu tố tác động lên toàn tổ chức; (3) Cần nhiều người có năng lực quản trị chung; (4) Khó khăn trong quá trình triển khai các dịch vụ hỗ trợ tập trung.  

Ths. Võ Thị Thanh Thương

Trong cơ cấu theo địa lý, các vùng địa lý trở thành cơ sở quan trọng của việc gộp nhóm các hoạt động tổ chức. Ví dụ, một công ty có thể phân chia các hoạt động chế tạo của nó và thiết lập các nhà xưởng chế tạo ở nhiều vùng trong quốc gia. Điều này cho phép nó đáp ứng các nhu cầu của khách hàng theo vùng và giảm chi phí vận tải. Tương tự, các tổ chức dịch vụ như chuỗi các cửa hàng hay ngân hàng có thể tổ chức các hoạt động marketing và bán hàng của họ trên một vùng, đúng hơn là trên một quốc gia, hướng tới gần khách hàng của họ hơn.

Hình 8-9: Cơ cấu theo địa lý

Ví dụ cơ cấu to chức theo khu vực địa lý

Cơ cấu theo địa lý cho phép kiểm soát tốt hơn so với cơ cấu chức năng, bởi vì nó có một số hệ trực tuyến theo vùng thực hiện các công việc mà trước kia chỉ do một hệ trực tuyến đơn lẻ đảm nhiệm.

Rõ ràng một công ty như Federal Express cần điều hành bằng một cơ cấu theo địa lý để thoả mãn mục tiêu của công ty, đó là: giao hàng ngày hôm sau. Các tổ chức mua bán hàng hoá lớn, như Neiman Marcus, Dillard Departement Stores và Wal-mart, cũng dịch chuyển đến cơ cấu theo địa lý ngay sau khi nó tiến hành thiết lập các cửa hàng xuyên quốc gia. Với loại cơ cấu này, nhu cầu ăn, mặc, ở các vùng khác nhau( ví dụ, quần áo mùa hè ở Tây nam, áo khoác ở miền Đông) có thể được xử lý theo yêu cầu. Đồng thời, nhờ có chức năng mua sắm được duy trì tập trung, một tổ chức trung tâm được lập ra để có thể mua cho tất cả các vùng. Như vậy, trong việc sử dụng cơ cấu theo địa lý công ty có thể vừa đạt được tính kinh tế về qui mô trong việc mua sắm, phân phối vừa giảm chi phí về các vấn đề phối hợp và truyền thông. Neiman Marcus đã phát triển một cơ cấu theo địa lý tương tự như trong hình 8-9 để quản trị chuỗi cửa hàng trên toàn quốc. Trong mỗi vùng nó thiết lập một nhóm người mua theo vùng để đáp ứng các nhu cầu trong mỗi vùng địa lý – Ví dụ, vùng phía tây, đông, bắc và vùng trung tâm. Những người mua theo vùng cung cấp thông tin cho những người mua ở trung tâm thuộc tổng hành dinh công ty,ở đây họ kết hợp nhu cầu của các vùng lại để đạt được qui mô kinh tế và đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng cao của Neiman Marcus làm nền tảng lợi thế khác biệt của công ty. Do đó, những người mua đã duy trì việc mua sắm trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, công dụng của cơ cấu ma trận, cơ cấu nhóm sản phẩm, cơ cấu địa lý phụ thuộc vào qui mô của công ty, độ rộng phổ sản phẩm, và các vùng của nó. Nếu công ty bắt đầu đa dạng hoá theo các sản phẩm không liên quan hay hội nhập dọc vào một ngành mới, các cơ cấu này không thể đáp ứng được với đa dạng hoá tăng thêm, và công ty phải chuyển đến cơ cấu nhiều bộ phận. Chỉ có cơ cấu nhiều bộ phận là đủ tinh vi để đáp ứng với nhu cầu của một công ty lớn với nhiều loại kinh doanh.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • ví dụ cơ cấu tổ chức theo địa lý
  • co cau to chuc theo dia ly
  • ,