Ví dụ thực tế mô tả một dạng cấu trúc thị trường

Skip to content

1. Khái niệm thị trường

Thị trường là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện bằng các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Như vậy, xét theo nghĩa rộng, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, nơi gặp gỡ của cung và cầu. Thị trường có thể hình thành do yêu cầu của việc trao   đổi một thứ hàng hóa dịch vụ nào đó hoặc một đối tượng có giá trị.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động của họ gắn với thị trường sản phẩm hàng hóa dịch vụ cụ thể. Đó là nơi đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào và giải quyết vấn đề đầu   ra của quá trình sản xuất. Vì vậy, họ không quan tâm đến thị trường nói chung mà quan tâm đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Nói một cách khác, các doanh nghiệp  quan tâm đến người mua hàng, nhu cầu của họ về hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Có thể nói, thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại và tương lai.

Theo quan điểm marketing, Thị trường là tập hợp khách hàng hiện có và sẽ có của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó

2. Phân loại thị trường

Các căn cứ để phân loại thị trường bao gồm:

Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi, thị trường  được  chia thành hai nhóm: thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ.

  • Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Thị trường hàng hóa bao gồm 2 bộ phận là thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa tiêu dùng.

+ Thị trường các yếu tố sản xuất: là loại  thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu cho  sản xuất xã hội, cụ thể là cung cấp các yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: thị trường nguyên vật liệu xây dựng.

+ Thị trường hàng hóa tiêu dùng: là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội. Người mua chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, nhu cầu của họ rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi các nhà sản xuất phải nắm bắt được tâm lý, thị hiếu, khả năng thanh toán của họ để có thể kịp thời phục vụ họ. Người  bán chủ yếu là các nhà sản xuất kinh doanh, số lượng nhiều nên tình hình cạnh tranh rất gay gắt.

  • Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Sự ra đời của các loại hình dịch vụ là do yêu cầu và đặc điểm tiêu dùng của từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể. Trên thị trường dịch vụ, thông thường quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng diễn ra cùng một lúc vì thế tổ chức hệ thống phân phối dịch vụ thường sử dụng kênh phân phối trực tiếp, diễn ra theo phương thức bán lẻ. Ví dụ: Đối với các sản phẩm cho thuê phòng tại các khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch thì quá trình sản xuất lúc này là cung cấp phòng cho khách hàng thực hiện quá trình tiêu dùng tại khách   sạn đó, hai quá trình này diễn ra trong cùng một lúc, chỉ kết thúc khi người tiêu dùng đó ngừng sử dụng dịch vụ.

Căn cứ vào số lượng và vị trí của người mua, người bán thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường. Vì vậy, trên thị trường này giá cả của hàng hóa không chịu sự chi phối của các chủ thể mà được hình thành do quan hệ cung cầu trong từng thời điểm quyết    định.

Thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo nếu như điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi thị trường phải dễ dàng. Các sản phẩm tham gia vào thị trường này phải  đảm bảo  tính đồng nhất để không tạo ra những cản trở trong cạnh tranh. Vì vậy, con đường cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác của kinh doanh ở hình thái thị trường này là các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh khối lượng sản    phẩm bán ra.

  • Thị trường độc quyền: Bao gồm cả độc quyền mua và độc quyền bán, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có một người mua  hoặc một người bán. Khác  với thị trường cạnh  tranh, trên thị trường độc quyền số lượng các chủ thể tham gia ít, vì  vậy mỗi  người thường chiếm vị trí lớn trên thị trường, điều đó làm cho các nhà độc quyền kiểm soát, chi phối và lũng đoạn thị trường. Tại thị trường này, các nhà độc quyền hướng tới mục tiêu   lợi nhuận là tạo ra căng thẳng cung cầu trên thị trường làm đẩy giá bán lên. Phương thức đó đảm bảo cho các nhà độc quyền khả năng thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi  nhuận  siêu ngạch. Ví dụ: Chỉ có một  công ty bán điện duy nhất trên cả thị  trường, công ty này  sẽ có quyền được đưa ra mức giá, đẩy giá tăng cao để thu lợi nhuận siêu ngạch trong khi người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác là phải mua sản phẩm đó. Như vậy, ở thị trường độc quyền, các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận cao, nhưng nó không khuyến khích sự phát tiển lực lượng sản xuất, không thỏa mãn nhu cầu xã hội ở mức độ cao, kìm hãm việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, tạo ra sự bất bình đẳng trong việc phân phối nguồn lợi tức xã hội,… Vì vậy, chính phủ các nước đều ban  hành các điều luật chống điều tiết các hiện tượng độc quyền trong kinh doanh.
  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thái thị trường có sự đan xen  giữa cạnh tranh và độc quyền. Tùy thuộc vào mức độ của 2 yếu tố đối lập này mà có thể   là thị trường độc quyền-cạnh tranh hoặc thị trường cạnh tranh-độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh có thể xuất phát từ những lợi thế chi phí sản xuất hoặc do những yếu tố cản trở cạnh tranh khác như: uy tín nhãn hiệu hàng hóa, chế độ bảo hộ mậu dịch, quy định của pháp luật,… tham gia hình thái thị trường này, một mặt các nhà kinh doanh phải tuân theo những yêu cầu cạnh tranh thị trường quyết liệt, mặt khác họ cũng luôn tìm kiếm cơ hội, yếu tố tạo ra sự độc quyền vươn lên chi phối thị trường.

Căn cứ vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực thị trường được chia thành 3 loại:

  • Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đó các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh.   Đây là bộ phận thị trường quan trọng nhất trong chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của kinh doanh là giữ vững được thị trường và khcahs hàng thực tế.  Các nỗ lực marketing phải hướng tới  việc đảm bảo cho khách hàng thực tế trung thành  với nhãn hiệu hàng hóa của nhà kinh doanh. Từng bước tăng cường độ tiêu dùng của  nhóm khách hàng này để đẩy mạnh khối lượng bán ra.
  • Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đó khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ. Đó là những   khách hàng mà doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phát triển trong tương lai. Ví dụ: Những phụ nữ đang mang thai sẽ là khách hàng tiềm năng của các công ty kinh doanh đồ dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Trong thị trường lý thuyết bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác. Ví dụ: toàn bộ người dân ở thị trường Hà Nội đều có thể là khách hàng của cửa hàng bán đồ dùng trẻ sơ sinh, ta gọi thị trường này là thị trường lý thuyết. Chỉ những khách hàng nào đã mua sản phẩm đồ dùng trẻ sơ sinh (phụ   nữ đã sinh con, người chồng mua cho vợ mới sinh, …) thì là những khách hàng thực tế. Những khách hàng sắp mua sản phẩm đó (phụ nữ đang mang thai, chồng những phụ nữ đang mang thai…) là khách hàng tiềm năng.

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đến một cấu trúc thị trường là cạnh tranh độc quyền. Thị trường cạnh tranh độc quyền là gì? Nó có các đặc điểm gì, ưu nhược điểm ra sao và liệu nó có gì khác so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!

Cạnh tranh độc quyền là gì?

Cạnh tranh độc quyền (Tiếng Anh: Monopolistic Competition) là cấu trúc thị trường kết hợp các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Loại cấu trúc thị trường này được tìm thấy trong cuộc sống thực. Về cơ bản, thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà tại đó, các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sự khác biệt nhất định về tính năng chất lượng, số lượng… Vì vậy các công ty có chính sách kiểm soát giá và định giá của các công ty đang áp dụng. Người mua và người bán có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, chính vì rào cản gia nhập thấp, các đối thủ cạnh tranh mới liên tục gia nhập thị trường để ngăn cản các công ty hiện tại tạo ra lợi nhuận siêu bình thường.

Ví dụ thực tế mô tả một dạng cấu trúc thị trường

Khái niệm cạnh tranh độc quyền

Đặc điểm của cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền thể hiện các đặc điểm sau:

#1 Nhiều người mua và người bán

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, có một số lượng lớn người mua và người bán tham gia, tuy nhiên không lớn bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm soát được chính sách giá, sản lượng của doanh nghiệp mình ở một mức độ nào đó. Chính vì vậy, trong thị trường cạnh tranh độc quyền, mỗi doanh nghiệp sẽ tuân theo một chính sách giá độc lập. Giả sử, nếu doanh nghiệp giảm giảm giá, doanh số bán được sẽ bị chênh lệch một chút so với nhiều đối thủ của nó, do đó mức độ mà mỗi đối thủ phải gánh chịu sẽ rất nhỏ. Như vậy các đối thủ này sẽ không có lý do gì để phản ứng trước sự thay đổi của doanh nghiệp này.

#2 Sự khác biệt của sản phẩm

Một đặc điểm khác của cạnh tranh độc quyền là sự khác biệt hóa sản phẩm. Sự khác biệt hóa sản phẩm này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị so với đối thủ cạnh tranh. Nó thể hiện ở việc người tiêu dùng có khả năng phân biệt sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp này so với sản phẩm của một doanh nghiệp khác. Về cơ bản, sản phẩm của các hãng khác nhau không hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt về sản phẩm này có thể là thực sự (thiết kế, vật liệu được sử dụng, kỹ năng…) hoặc tưởng tượng (thông qua quảng cáo, nhãn hiệu thương mại…).

#3 Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp

Giống như cạnh tranh hoàn hảo, trong cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường khi các doanh nghiệp hiện tại đang tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Với sự gia nhập của các doanh nghiệp mới, nguồn cung sẽ tăng lên làm giảm giá và do đó các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường. Tương tự, nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền đang tiếp tục thua lỗ, một số doanh nghiệp sẽ lựa chọn rút khỏi thị trường. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ đó giả cả sẽ tăng lên, và các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường.

#4 Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn

Các các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền có thể tạo ra lợi nhuận siêu ngạch nếu họ có thể hưởng lợi từ khoảng trống trên thị trường. Ví dụ như xét trong thị trường quần áo, một doanh nghiệp có thể tạo ra một thiết kế mới chưa từng có trước đó, nếu thiết kế này có thể gây ấn tượng tốt đối với khách hàng, doanh nghiệp đó đương nhiên sẽ thu về lợi nhuận lớn từ sự tăng lên về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể mang đến cho doanh nghiệp lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn cho đến khi đối thủ của họ biết đến sự tồn tại của thiết kế đó. Sau đó họ sẽ nhanh chóng tạo ra các sản phẩm tương tự để cung cấp ra thị trường. Điều này khiến cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp ban đầu bị giảm đi.

Ví dụ thực tế mô tả một dạng cấu trúc thị trường
Cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn

#5 Lợi nhuận bình thường trong dài hạn

Trong dài hạn, lợi nhuận thu hẹp khi những người mới tham gia vào thị trường để cạnh tranh. Do rào cản gia nhập thấp, các doanh nghiệp mới có thể nhìn thấy bất kỳ khoản lợi nhuận siêu ngạch nào được tạo ra và nhanh chóng tham gia để giành lấy thị phần. Vì vậy, trong khi một số doanh nghiệp có thể thu lợi từ các sản phẩm mới trong ngắn hạn, thì những khoản lợi nhuận siêu ngạch này lại bị giảm xuống khi có sự cạnh tranh.

Ví dụ thực tế mô tả một dạng cấu trúc thị trường
Cạnh tranh độc quyền trong dài hạn

#6 Thông tin không hoàn hảo

Trong cạnh tranh không hoàn hảo, nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hơi khác nhau. Điều này làm cho việc thu thập thông tin về sản phẩm tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Chính vì thế, người mua không thể có tất cả thông tin hoàn hảo về sản phẩm, chất lượng và giá cả của chúng. Rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn một trong vài sản phẩm, hàng hóa được bày bán ở gần nhà. Đôi khi người mua có thể biết về một loại hàng hóa cụ thể ở nơi nó có sẵn với giá thấp. Tuy nhiên, họ không thể tự mình đi đến đó. Tương tự, người bán không biết chính xác sở thích của người mua và do đó, không cung cấp dịch vụ đúng nơi mà khách hàng có nhu cầu cao. 

#7 Cạnh tranh phi giá cả

Thị trường cung cấp các sản phẩm hơi khác nhau, vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Chẳng hạn như chất lượng phục vụ của nhân viên chu đáo hơn, thời gian chờ đợi ít hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố phi giá cả khác như vị trí, thương hiệu/ quảng cáo và chất lượng.

Bạn đang làm đề tài tiểu luận, luận văn về cạnh tranh độc quyền? Bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian đảm bảo để có thể hoàn thành tốt bài luận của mình. Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay với Luận Văn 2S - Đơn vị cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp, viết thuê tiểu luận uy tín hàng đầu trên thị trường. Chi tiết dịch vụ viết luận văn thuê, Truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là một ví dụ thực tế của một cấu trúc thị trường, nó có thể được nhìn thấy xung quanh chúng ta. Các loại sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi mỗi bên tham gia thị trường được phân biệt. Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được phân biệt theo nhiều cách như nhận diện thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ… Dưới đây là một số ví dụ của thị trường cạnh tranh độc quyền:

  • Quán bar
  • Quán/ chuỗi cà phê
  • Cửa hàng tạp hóa
  • Trạm xăng
  • Hiệu thuốc
  • Nhà hàng - khách sạn
  • Nhà thuốc
  • Dịch vụ giặt ủi
  • Cửa hàng nội thất
  • Dịch vụ taxi
  • ...

Ví dụ thực tế mô tả một dạng cấu trúc thị trường
Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền

Ưu - Nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

Lợi thế của thị trường cạnh tranh độc quyền

  • Không có rào cản gia nhập thị trường, do đó thị trường có tính cạnh tranh tương đối cao.
  • Sự khác biệt hóa tạo ra sự đa dạng, sự lựa chọn và tiện ích cho người tiêu dùng
  • Các doanh nghiệp có động lực để đổi mới, nâng cao và cải thiện chất lượng sản phẩm, tìm kiếm các cách thức sản xuất hiệu quả hơn. Từ đó có thể giúp làm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hàng hóa.
  • Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền thường sử dụng quảng cáo như một công cụ để tạo sự khác biệt cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình so với đối thủ. Điều này cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và do đó, giảm chi phí tìm kiếm. 

Nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

  • Không hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như phân bổ - điều này dẫn đến tổn thất phúc lợi nghiêm trọng - vấn đề kinh tế cơ bản là phân bổ nguồn lực theo cách hiệu quả nhất vẫn chưa được giải quyết
  • Tài nguyên bị lãng phí 
  • Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền. Điều này có nghĩa là sự tiếp cận với nền kinh tế có quy mô bị hạn chế. Đồng thời, việc có nhiều doanh nghiệp tham gia cũng dẫn đến quá nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng điều này khiến cho chi phí tìm kiếm cao hơn.
  • Quảng cáo có thể đánh lừa người tiêu dùng
  • Chi phí cho việc quảng cáo thường sẽ được cộng vào giá thành sản phẩm hàng hóa
  • Không có lợi nhuận siêu ngạch dẫn đến sự hạn chế sự đổi mới và đầu tư vào R&D

Sự khác biệt chính giữa cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo

Đặc điểm so sánh

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh độc quyền

Số lượng người bán / người mua

Nhiều

Nhiều

Loại hàng hóa / dịch vụ được cung cấp

Đồng nhất

Khác biệt hóa sản phẩm

Doanh nghiệp có quyền kiểm soát giá đối với giá hàng hóa của chính họ không?

Không

Hoạt động tiếp thị / xây dựng thương hiệu có quan trọng không?

Không

Mức độ rào cản gia nhập - rút khỏi thị trường

Không có rào cản

Rào cản thấp

Hiệu quả sản xuất trong dài hạn

Không

Trạng thái

Không thực tế

Thực tế

Trên đây, Luận Văn 2S đã chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức xoay quanh khái niệm, các đặc trưng và ưu - nhược điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc các kiến thức hữu ích trong học tập. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!