Ví dụ về bất bình đẳng trong giáo dục

Koen Geven là một Nhà kinh tế làm viêc tại Ngân hàng Thế giới trong các dự án giáo dục ở khu vực Nam Á. E-mail: . Estelle Herbaut là Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ tại Science Po Paris, Pháp. E-mail: .

Bài này dựa trên một văn kiện đầy đủ có thể truy cập tại https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/31497 

 Tốt nghiệp đại học vẫn là một trong những cách tốt nhất để thoát nghèo. Nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Harry Patrinos (Ngân hàng Thế giới) cho thấy hiện nay ở hầu hết các quốc gia, đầu tư để theo học đại học đem lại nhiều lợi ích hơn so với theo học những trình độ thấp hơn. Phụ nữ có xu hướng thu được nhiều lợi ích hơn nam giới và thậm chí có một số bằng chứng (từ Hoa Kỳ) cho thấy con em những gia đình nghèo được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​giáo dục đại học. Vì vậy, câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách không phải là có cần, mà là làm thế nào để giúp học sinh xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn được học lên cao và làm thế nào để giúp họ tốt nghiệp.

Tin xấu là ở hầu hết các quốc gia hiện nay, nhiều nhóm lớn những học sinh có hoàn cảnh khó khăn (ví dụ như thu nhập thấp, thế hệ ngoại kiều đầu tiên, thuộc chủng tộc hoặc dân tộc thiểu số, cũng như đồng thời thuộc các nhóm này) không thể tiếp cận giáo dục đại học, ngay cả khi họ đủ năng lực theo học. Một tin xấu khác đó là các chính phủ trên thế giới dường như không có chính sách thật sự hiệu quả dành cho những nhóm như vậy (xem Salmi, IHE số 98). Nhưng cũng có tin tốt là hiện nay đã có một khối lượng lớn tài liệu với chất lượng cao phân tích những chính sách can thiệp và hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong giáo dục đại học. Trong văn kiện mới (văn kiện làm việc số 8802 của Ngân hàng Thế giới), chúng tôi đã nghiêm túc lựa chọn, tập hợp và so sánh hơn 200 trường hợp từ 75 nghiên cứu bán thử nghiệm, về ảnh hưởng của những can thiệp đó trên khắp thế giới. Bốn bài học chính rút ra từ đánh giá này có thể được các nhà hoạch định chính sách trên toàn thể giới áp dụng.

Các nhà hoạch định chính sách nên nhắm đến một số cơ chế loại trừ

Bài học đầu tiên là có các cơ chế khác nhau ngăn cản học sinh tiếp cận giáo dục đại học và mỗi cơ chế này có thể là mục tiêu của nhiều chính sách khác nhau. Cơ chế ngăn cản thứ nhất là học sinh thuộc các gia đình khó khăn không đủ khả năng tài chính để trả học phí đại học (đặc biệt khi hiện nay chi phí giáo dục đại học tư thục đã tăng vọt), họ còn phải kiếm tiềm để trả chi phí sinh hoạt, hoặc những hạn chế tín dụng không cho phép họ tiếp cận những chương trình hỗ trợ như chương trình cho sinh viên vay. Cơ chế ngăn cản thứ hai là thiếu mong muốn học tập, vì học sinh từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nói chung ít khi được khuyến khích học tập; họ học ở những trường kém chất lượng hơn và ít nhận được sự hỗ trợ bên ngoài trường học. Thiếu mong muốn học tập ngăn cản học sinh gia nhập, hoặc thành công trong giáo dục đại học. Thứ ba là, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường thiếu thông tin về chi phí cần trả cho giáo dục đại học, về lợi ích của giáo dục đại học trong thị trường lao động và về các chương trình hỗ trợ tài chính hiện có. Cuối cùng là những nhận thức định kiến khác nhau khiến họ tránh xa trường đại học, chẳng hạn như định kiến hiện tại, quá tải nhận thức, tâm lý ngại thay đổi thói quen và nếp sống hiện tại. Những định kiến ​​này có lẽ phổ biến hơn trong những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, họ không được phụ huynh nhắc nhở đọc các tài liệu quảng cáo của trường đại học, giúp đưa ra lựa chọn chiến lược khi nộp đơn vào đại học hoặc đưa đi thăm trường. Xác định những cơ chế ngăn cản học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận giáo dục đại học là điều rất quan trọng, vì các chính sách can thiệp khác nhau có thể (và nên) nhắm đến các cơ chế khác nhau.

Tốt nghiệp đại học vẫn là một trong những cách tốt nhất để thoát nghèo.

Các nhà hoạch định chính sách nên xem xét thực hiện những chính sách tiếp cận cộng đồng sâu rộng hơn

Kết luận thứ hai của nghiên cứu này là, nếu được thiết kế tốt, những chính sách can thiệp tiếp cận cộng đồng sâu rộng hơn sẽ tác động lớn đến tỷ lệ nhập học của học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thông thường, các hoạt động tiếp cận cung cấp thông tin và/hoặc tư vấn cho học sinh trường trung học. Chính phủ có thể thuê các cố vấn chiến lược để hỗ trợ tư vấn cho học sinh cuối cấp trung học về việc theo học đại học, giúp họ tìm được những chương trình bằng cấp và ngành học phù hợp và giúp họ có động lực trong suốt quá trình học tập cho đến khi tốt nghiệp. Mục tiêu của những chính sách này có thể là hỗ trợ bổ sung những kiến thức thiếu hụt, nâng cao khát vọng của họ, hoặc chỉ đơn giản giúp cho quá trình chuyển từ trung học sang đại học suôn sẻ. Chúng tôi thấy rằng các chính sách tiếp cận cộng đồng nhìn chung đều đạt hiệu quả làm tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nếu bao gồm cả tư vấn chủ động hoặc đơn giản hóa quy trình đăng ký vào đại học, mà không chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin chung chung về giáo dục đại học. Nói cách khác, cung cấp một video về những lợi ích mà giáo dục đại học sẽ mang lại có lẽ không đủ để giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn một cách thực chất. Mặc dù vậy, một nghiên cứu từ Trung Quốc lại cho rằng chỉ cần cung cấp thông tin đã đủ hiệu quả, cho nên có lẽ vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về vấn đề này, tùy thuộc vào bối cảnh quốc gia.

Các nhà hoạch định chính sách nên sử dụng công cụ hỗ trợ tài chính một cách hiệu quả hơn

Bài học thứ ba là có rất nhiều công cụ tài chính có thể giải quyết những nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng trong giáo dục đại học, bao gồm các chương trình hỗ trợ tài chính thông thường, hỗ trợ tài chính theo nhu cầu, học bổng vì thành tích đặc biệt, học bổng vì thành tích học tập, chương trình cho vay và chính sách miễn thuế. Chúng tôi thấy rằng những chính sách này không phải đều thành công như nhau trong việc hỗ trợ sinh viên. Tin tốt mà chúng tôi phát hiện ra là những chương trình hỗ trợ tài chính theo nhu cầu khi thực hiện ở phạm vi rộng đem lại hiệu quả rất lớn và nhất quán trong việc giúp sinh viên tiếp cận và tốt nghiệp đại học. Ngược lại, chúng tôi không tìm thấy những tác động tích cực nhất quán của chương trình hỗ trợ tài chính theo nhu cầu ở quy mô nhỏ, học bổng vì thành tích đặc biệt và các chính sách miễn thuế.

Một phát hiện thú vị khác là một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc sớm cam kết hỗ trợ (được học sinh biết đến từ khi đang học trung học) dường như rất hiệu quả để tăng số lượng tuyển sinh. Vì vậy, thời điểm thông báo về sự hỗ trợ nên được tính đến khi thiết kế các chương trình hỗ trợ tài chính. Cuối cùng, một điều lưu ý là chúng tôi vẫn chỉ biết rất ít về hiệu quả của các chương trình cho vay, và do đó điều này sẽ được ưu tiên trong các nghiên cứu tương lai, bởi vì cho vay là chương trình vẫn được giới hoạch định chính sách ưa thích. Mặc dù đang tiếp tục thu thập bằng chứng, nhưng chúng tôi thấy cần khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách không tạo ra những chương trình cho vay phức tạp, trong khi những bằng chứng hiện có về hiệu quả vẫn chưa rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu nên tìm kiếm thêm nhiều bằng chứng từ các nước đang phát triển

Bài học cuối cùng: Đã có nhiều nghiên cứu cực kỳ ấn tượng và chúng tôi hy vọng kho tài liệu về chủ đề này sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng. Một cảnh báo quan trọng là chúng tôi chỉ tìm thấy 5 nghiên cứu về các nước thu nhập thấp và trung bình. Có thể do những tiêu chí chọn lọc của chúng tôi quá khắt khe (hoặc chúng bị bỏ sót trong quá trình chọn lọc). Chúng tôi hơi lo ngại về tính xác thực tại ngoại của những phát hiện của chúng tôi, mặc dù những cơ chế loại trừ tổng quát thường tương tự nhau ở các quốc gia. Nhưng những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có một số đặc thù chung. Ví dụ, ở nhiều quốc gia, các trường trung học vẫn tập trung ở khu vực thành thị, và có những chuẩn mực xã hội nghiêm ngặt khiến học sinh nữ (và đôi khi học sinh người dân tộc thiểu số) phải nghỉ học. Cùng với các nhà nghiên cứu khác, chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu những hiện tượng này trong tương lai để giải quyết khoảng cách này. Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới sẽ muốn hiểu thêm về sự công bằng trong giáo dục đại học, đặc biệt khi nhu cầu học tập ngày càng tăng trên toàn thế giới, với nhiều trẻ em đến trường hơn bao giờ hết.

Bạo lực gia đình đã tồn tại từ lâu trong xã hội và nó đặc biệt xảy ra đối với phụ nữ trong gia đình. Một trong những nguyên nhân chính của bạo lực gia đình đối với phụ nữ là bất bình đẳng giới. Vậy Nguyên nhân bất bình đẳng giới? Hãy cùng GiaiNgo giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!!

Nguyên nhân bất bình đẳng giới? Ví dụ về bất bình đẳng giới

Nguyên nhân bất bình đẳng giới?

Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực. Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Những quan niệm xã hội về thân phận người phụ nữ là tài sản của người đàn ông hay mọi quyền lực thuộc về đàn ông đã khiến cho nam giới xem như cách ứng xử của họ với phụ nữ thế nào là quyền của nam giới trong gia đình.

Với tính gia trưởng, nam giới tự cho mình có quyền “dạy vợ”, nam giới có quyền đòi hỏi vợ con phục vụ, thực hiện những yêu cầu của mình. Người phụ nữ với vị thế lệ thuộc, phải phục tùng, làm theo. Nếu trái ý hoặc chậm trễ họ dễ bị người chồng đối xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm.

Ví dụ về bất bình đẳng trong giáo dục

Thực tế phụ nữ cũng như đàn ông, họ sinh ra, lớn lên đều là con người. Họ cần được bình đẳng với nam giới về nhiều khía cạnh. Không có sự khác biệt gì giữa nam và nữ ở góc độ giới, nếu có chăng thì chỉ là sự khác biệt về giới tính.

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, về năng lực của nam hoặc nữ vì vậy định kiến giới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình.

Ví dụ về bất bình đẳng giới:

Việc người vợ “không chung thủy” (45%) hoặc “không chăm sóc con cái” (27%). Những quan điểm này được nhóm phụ nữ có trình độ học vấn thấp và phụ nữ sống ở khu vực nông thôn ủng hộ nhiều hơn so với nhóm phụ nữ sống ở khu vực thành thị.

Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong gia đình

Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục

Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục là do các thể chế xã hội, các chuẩn mực, tập quán, luật lệ của xã hội đã tác động rất lớn tới những người làm trong ngành giáo dục. Chính những điều đó đã quy định khuyến khích hay không khuyến khích các định kiến về giới tính.

Ngay cả khi chúng ta không công khai phân biệt thì những định kiến, chuẩn mực đó vẫn quy định chúng ta về những vai trò thích hợp theo giới. Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bình đẳng giới trong giáo dục. Tình  trạng đói nghèo của các gia đình, trình độ học vấn thấp của cha mẹ cũng là nguyên nhân.

Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong xã hội

Trong gia đình truyền thống, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con những nguyên mẫu về các quan niệm và hành vi mong đợi được cho là thích hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và nữ giới. Chẳng hạn, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới là dịu dàng, nam giới là mạnh mẽ, quyết đoán.

Do vậy, phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ, là người phụ thuộc không quan tâm đến việc họ có thu nhập cao hay thấp; nam giới trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo đức, là chỗ dựa về tinh thần của phụ nữ và trẻ em, là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng.

Những đặc tính trên của nữ giới hay nam giới thực chất là do xã hội gán cho hoặc mong đợi các cá nhân nam và nữ thực hiện. Quan niệm trên chính là những định kiến giới đã tồn tại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những định kiến giới đó đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại phổ biến trong xã hội.

Ví dụ về bất bình đẳng trong giáo dục

Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới hiện nay là do chính phụ nữ đang chưa nhận thức được về sự bình đẳng. Theo khảo sát “trong trường hợp vợ không chung thủy chồng có thể đánh vợ không? ” thì có tới 50,5 % phụ nữ đồng ý, trong khi chỉ có 24,2% nam giới đồng ý.

Hay tại câu hỏi “Chồng có thể đánh vợ không khi vợ không biết đối xử với gia đình chồng” thì có đến 12% phụ nữ đồng ý trong khi chỉ có 7% nam giới đồng tình.

Biểu hiện của bất bình đẳng giới

Một biểu hiện của tư tưởng này là sự bất bình đẳng về giáo dục. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh nữ ở cấp tiểu học và trung học sơ sở thấp hơn học sinh nam, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo và vùng dân tộc thiểu số.

Sau mỗi kỳ nghỉ Hè, đặc biệt là sau mỗi cấp học thì các em nam có nhiều cơ hội quay trở lại học tiếp hơn so với các em nữ. Tỷ lệ trẻ em gái ở các tỉnh miền núi đi học còn thấp, chủ yếu là các em phải ở nhà giúp gia đình, do trường nội trú ở quá xa nhà và ở một số nơi vẫn còn hủ tục tảo hôn.

Ví dụ về bất bình đẳng trong giáo dục

Biểu hiện thứ hai là việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một số nước trong khu vực. Mức giảm tỷ lệ tử vong sản phụ trong nhiều năm qua còn chậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.

Thứ ba là tình trạng phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái. Theo số liệu của Bộ Y tế, nếu như năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh tại nước ta là 112,8 bé trai  trên 100 bé gái thì đếm năm 2016, tỷ lệ này đã tới 113,4/100 . Các chuyên gia lo ngại, nếu tỷ số giới tính tiếp tục gia tăng và ngày càng lan rộng như hiện nay thì vấn đề về mất cân bằng giới của Việt Nam trong 20-25 năm sau là hết sức nghiêm trọng.

Hậu quả của bất bình đẳng giới ở Việt Nam

Bình đẳng giới phải được hiểu là sự đối xử công bằng về mặt luật pháp, cũng như vị thế xã hội giữa nam và nữ giới. Những thành tựu đã đạt được trong công tác bình đẳng giới của Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề đã và đang tồn tại là trở lực rất lớn cho công tác bình đẳng giới. Cụ thể như sau:

Về kinh tế: Chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn tồn tại, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực.

Ví dụ về bất bình đẳng trong giáo dục

Về chính trị – xã hội: Tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung, so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ nói riêng.

Trong gia đình: Phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu; vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục.

Giải pháp bất bình đẳng giới

Việc đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới, trong đó, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội, những nơi mà định kiến giới đang tồn tại.

Định kiến giới tác động đến mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống. Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học.

Truyền thông cũng là một lực lượng quan trọng góp phần tác động để thay đổi những nhận thức sai lầm về phụ nữ và đàn ông. Ở một số nước phát triển, bên cạnh việc tôn vinh người phụ nữ, truyền thông còn cổ súy rất nhiều cho vai trò của người đàn ông trong gia đình.

Chẳng hạn, những chương trình vào bếp cùng người nổi tiếng, những diễn đàn đưa người cha về với trái tim gia đình… là những chương trình được nhiều người yêu thích, ủng hộ.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Nguyên nhân bất bình đẳng giới, cũng như biểu hiện và hậu quả của nó. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!