Ví dụ về chiến lược chi phí thấp ở Việt Nam

Chiến lược chi phí thấp (tiếng Anh: Low Cost Strategy) là một loại chiến lược giá mà công ty cung cấp các sản phẩm ở mức giá thấp. Chiến lược này giúp kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng và giành thị phần cao hơn.

Ví dụ về chiến lược chi phí thấp ở Việt Nam

Hình minh họa. Nguồn: Gregg Learning

Khái niệm

Chiến lược chi phí thấp trong tiếng Anh là low cost strategy.

Chiến lược chi phí thấp là một hệ thống các cơ chế, hành động của doanh nghiệp có mối quan hệ nhất quán nhằm sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa và dịch vụ tại chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo những tính năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 

Chiến lược chi phí thấp thường bán các sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn thông thường cho hầu hết số đông các khách hàng tiêu biểu trong ngành. Để thực hiện thành công chiến lược này, doanh nghiệp cần thiết phải luôn tập trung vào việc kiểm soát và giảm các chi phí xuống mức thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.

Công ty có thể đạt được lợi thế chi phí bằng cách tăng hiệu quả của họ, tận dụng lợi thế kinh tế nhờ qui mô hoặc bằng cách nhập nguyên liệu thô với chi phí thấp.

Để một công ty trở thành người dẫn đầu về chi phí, cần phải có những thế mạnh nội bộ sau:

- Tiếp cận nguồn vốn để có những khoản đầu tư đáng kể

- Hiệu quả trong hệ thống sản xuất

- Chuyên môn hóa để cải thiện qui trình sản xuất

Ví dụ minh họa về chiến lược chi phí thấp

Chiếc lược chi phí thấp đã mở đường đến thành công cho nhiều công ty. Khi mới xuất hiện lần đầu vào các thập niên 1950 và 1960, các nhà bán lẻ hạ giá ở Mỹ như Kmart đã thâu tóm phần lớn thị trường bán lẻ từ tay các cửa hàng bách hóa truyền thống và các cửa hàng đặc chủng. 

Thành công của họ nhờ vào khả năng cung cấp sản phẩm với giá thấp, và họ đã phát triển khả năng ấy bằng cách giữ cho cơ cấu chi phí của mình luôn thấp hơn chi phí của các đối thủ cạnh tranh truyền thống. Những công ty hạ giá này lần lượt bị thay thế bởi Wal-mart và Target vì cả hai đã có thể thực hiện một chiến lược chi phí thấp hiệu quả hơn. 

Trong chiến lược này, sản phẩm hay dịch vụ mà Wal-mart hay Target cung cấp hoàn toàn giống với sản phẩm hay dịch vụ của các đối thủ. Chẳng hạn, các mặt hàng được Wal-mart và Target bán có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như Pin Duracell, ống nhòm Minolta, máy ảnh Canon, phim Kodak, quần jeans Wrangler, lưỡi dao cạo râu Gillette, bút Bic,...

Vậy tại sao nhiều người lại thích tìm đến Wal-mart và Target để mua những món hàng này  mà bỏ qua những địa điểm bán hàng của đối thủ? Vì họ tin rằng họ sẽ mua được cũng những món hàng như vậy nhưng với giá rẻ hơn. Hai tập đoàn này đã được xây dựng đặc biệt với lợi thế chi phí thấp như một phần chính trong chiến lược tổng thể của mình. 

Chìa khóa để sử dụng cho sự thanh công của chiến lược chi phí thấp là đem lại giá trị mà khách hàng mong đợi ở mức chi phí đảm bảo khả năng sinh lợi thỏa đáng. Đây là trò chơi mà Wal-mart đã tham gia và chiến thắng trong nhiều năm. Họ đã siết chặt chi phí từ các nhà cung ứng của họ nhiều hơn bất kì nhà bán lẻ lớn nào khác. 

(Theo mbaskool, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)

Hải Miên

Bài viết sau chia sẻ đến bạn về chiến lược chi phí thấp hay dẫn đầu về chi phí (Tiếng Anh là: Cost leadership) và có ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ và áp dụng trong xây dựng và triển khai chiến lược cho doanh nghiệp.

Có 3 loại chiến lược chính:

  • dẫn đầu về chi phí
  • khác biệt hóa
  • và tập trung

Ba kiểu này được phát hiện bởi giáo sư Harvard Michael Porter, và nhiều công trình thảo luận về chiến lược đề cập đến hai cuốn sách của ông.

Trong bài viết này chúng ta chỉ tập trung đi sâu vào chiến lược chi phí thấp hay dẫn đầu về chi phí (tiếng Anh: Cost Leadership Strategy) là một trong ba chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael Porter.

Khái niệm Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Ví dụ về chiến lược chi phí thấp ở Việt Nam

Chiến lược dẫn đầu về chi phí trong tiếng Anh được gọi là cost leadership strategy.

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn.

Chiến lược này thích hợp với những đơn vị kinh doanh quy mô lớn có khả năng giảm chi phí trong quá trình hoạt động nó cho phép doanh nghiệp qua mặt các đối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ với giá thành thấp hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp (Cost leadership)

Ưu điểm

+ Thứ nhất, vì chi phí thấp hơn nên người dẫn đầu về chi phí có thể có lợi thế hơn trong đặt giá.

  • Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí được bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh trong ngành bằng lợi thế chi phí của mình.
  • Chi phí thấp khiến doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng nếu nhà cung cấp tăng giá hay khách hàng ép giá dựa vào sức mạnh của người mua.
  • Hơn nữa, vì người dẫn đầu về chi phí thường mua số lượng các yếu tố đầu vào tương đối lớn, làm tăng sức mạnh mặc cả trực diện với những người cung.

+ Thứ hai, nếu sự cạnh tranh trong ngành tăng và các công ty bắt đầu cạnh tranh bằng giữ thế người dẫn đầu và chi phí sẽ có khả năng đứng vững trong cạnh tranh tốt hơn các công ty khác vì chi phí thấp hơn của mình.

  • Lợi thế chi phí của người dẫn đầu chi phí là tạo ra hàng rào gia nhập, vì các công ty khác không thể gia nhập ngành và làm phù hợp chi phí hoặc giá của người dẫn đầu.
  • Người dẫn đầu về chi phí ở thế tương đối an toàn chừng nào nó có thể duy trì lợi thế chi phí của mình và giá là chìa khoá cho con số người mua đáng kể.

Nhược điểm

Tuy nhiên, khi theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ bị bắt chước từ đối thủ cạnh tranh hoặc do quá tập trung giảm chi phí dẫn đến không kịp thời nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hay ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Ví dụ minh họa về chiến lược chi phí thấp

Ví dụ về chiến lược chi phí thấp ở Việt Nam

Chiếc lược chi phí thấp đã mở đường đến thành công cho nhiều công ty.

Khi mới xuất hiện lần đầu vào các thập niên 1950 và 1960, các nhà bán lẻ hạ giá ở Mỹ như Kmart đã thâu tóm phần lớn thị trường bán lẻ từ tay các cửa hàng bách hóa truyền thống và các cửa hàng đặc chủng.

Thành công của họ nhờ vào khả năng cung cấp sản phẩm với giá thấp, và họ đã phát triển khả năng ấy bằng cách giữ cho cơ cấu chi phí của mình luôn thấp hơn chi phí của các đối thủ cạnh tranh truyền thống.

Những công ty hạ giá này lần lượt bị thay thế bởi Wal-mart và Target vì cả hai đã có thể thực hiện một chiến lược chi phí thấp hiệu quả hơn.

Trong chiến lược này, sản phẩm hay dịch vụ mà Wal-mart hay Target cung cấp hoàn toàn giống với sản phẩm hay dịch vụ của các đối thủ.

Chẳng hạn, các mặt hàng được Wal-mart và Target bán có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như Pin Duracell, ống nhòm Minolta, máy ảnh Canon, phim Kodak, quần jeans Wrangler, lưỡi dao cạo râu Gillette, bút Bic,…

Vậy tại sao nhiều người lại thích tìm đến Wal-mart và Target để mua những món hàng này mà bỏ qua những địa điểm bán hàng của đối thủ?

Vì họ tin rằng họ sẽ mua được cũng những món hàng như vậy nhưng với giá rẻ hơn.

Hai tập đoàn này đã được xây dựng đặc biệt với lợi thế chi phí thấp như một phần chính trong chiến lược tổng thể của mình.

Chìa khóa để sử dụng cho sự thanh công của chiến lược chi phí thấp là đem lại giá trị mà khách hàng mong đợi ở mức chi phí đảm bảo khả năng sinh lợi thỏa đáng.

Đây là trò chơi mà Wal-mart đã tham gia và chiến thắng trong nhiều năm.

Họ đã siết chặt chi phí từ các nhà cung ứng của họ nhiều hơn bất kì nhà bán lẻ lớn nào khác.

Tìm hiểu thêm về chiến lược chi phí thấp (Cost Leadership) qua video sau