Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Luật hình sự Việt Nam coi đồng phạm là một hình thức đặc biệt của việc thực hiện tội phạm do tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội của một người riêng lẻ, do đồng phạm là sự liên kết hành động phạm tội của một số người làm cho tội phạm có tính chất mới. Vậy đồng phạm là gì, các dấu hiệu để nhận biết như thế nào, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đưa ra một số quan điểm về vấn đề này.

Điều 17 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về đồng phạm như sau:

“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

1. Về dấu hiệu khách quan của tội phạm

Trong các vụ án có đồng phạm, phải gồm 2 người trở lên; họ phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể của tội phạm (đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS) và phải cùng thực hiện tội phạm.

Thế Modafinil nào là “cùng thực hiện tội phạm”? Xin đưa ra 1 ví dụ để độc giả dễ hình dung: A (18 tuổi), B (13 tuổi), C (19 tuổi) cùng thực hiện hành vi ăn trộm

A, B, C phải tham gia vào 1 trong 4 hoặc cả 4 dạng hành vi sau:

    • Trực tiếp thực hiện tội phạm
    • Tổ chức thực hiện tội phạm
    • Giúp sức việc thực hiện tội phạm
  • Xúi giục việc thực hiện tội phạm

A, B, C cùng thực hiện tội phạm và nó thỏa mãn 3 điều kiện:

  • Người tham gia thực hiện tội phạm có hành vi nguy hiểm cho xã hội
  • Hành vi của mỗi người có sự liên kết thống nhất với nhau
  • Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động tội phạm chung và cùng tạo nên hậu quả.

2. Dấu hiệu chủ quan của tội phạm

a. Về dấu hiệu lỗi
  • Dấu hiệu lỗi phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện:
    • Họ có lỗi cố ý đối với hành vi của mình;
    • Biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác.
  • Về lý trí:
    • Họ biết và nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội;
    • Biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội như mình, cùng với mình thực hiện;
    • Thấy được hậu quả chung do toàn bộ các đồng phạm gây ra.
  • Về ý chí: những người tham gia đồng phạm mong muốn có hoạt động chung:
    • Cùng mong muốn hậu quả xảy ra (cố ý trực tiếp);
    • Cùng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp).

Cũng có trường hợp họ cùng lúc thực hiện tội phạm nhưng lại không mong muốn có hoạt đông chung, khi đó không phải là đồng phạm mà là tội phạm riêng lẻ. Ví dụ: khi xe chở bia bị lật, người dân xung quanh đến và “hôi” bia, khi đó không phải là đồng phạm mà là phạm tội riêng lẻ.

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm
b. Về dấu hiệu mục đích

Mục đích phạm tội là dấu hiệu cần thiết trong cấu thành tội phạm của đồng phạm, tuy nhiên không phải là dấu hiệu bắt buộc mà tùy từng trường hợp:

  • Trường hợp là dấu hiệu bắt buộc: họ phải cùng mục đích, biết và tiếp nhận mục đích của nhau.

Ví dụ: A thuê B giết C (cán bộ) để chống chính quyền, nhà nước. B giết C và biết là để chống chính quyền => khi đó xác định B là đồng phạm.

  • Trường hợp không phải là dấu hiệu bắt buộc: khi mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm đồng phạm thì nó không phải là căn cứ để xác định đồng phạm, khi đó TNHS sẽ được xác định riêng lẻ.

Ví dụ: cũng ví dụ trên A thuê B giết C (cán bộ) để chống chính quyền, nhà nước. B giết C nhưng không biết là để chống chính quyền, đơn giản chỉ thực hiện hành vi giết người như được A thuê => khi đó xác định B không phải là đồng phạm.

3. Các loại người trong đồng phạm

Khoản 3 Điều 17 quy định:

“3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

a. Người thực hành (trung tâm cho việc định tội)

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm bao gồm các dạng:

  • Dạng 1: Dạng trực tiếp, tự mình thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm
    • Có công cụ, phương tiện thực hiện hành vi hoặc có thể không có
    • Có thể là 1 người hay nhiều người
    • Có thể trọn vẹn thực hiện hành vi hoặc thực hiện 1 phần hành vi (song hành vi mỗi người phải tạo thành một hệ quả hoàn chỉnh)

Cần chú ý một số trường hợp cũng là mỗi người thực hiện 1 phần hành vi nhưng không phải là người thực hành do chủ thể có dấu hiệu đặc biệt, cụ thể: A giữ chân B cho C tiến hành giao cấu với B.

Trường hợp này xác định, nếu A là con trai thì A đương nhiên sẽ là người thưc hành, còn nếu A là con gái (dấu hiệu đặc biệt) là A chỉ là người giúp sức.

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

  • Dạng 2: Dạng không thể tự mình thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm nhưng lại có hành vi tác động đến người khác khiến họ thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm.

“Người khác” ở đây phải rơi vào những trường hợp: không có năng lực trách nhiệm hình sự; chưa đủ tuổi; bị cưỡng bức tinh thần; vô ý do sai lầm hoặc không có lỗi…

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng xin đưa ra 1 ví dụ đơn giản: A, B, C thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó A và B đủ năng lực TNHS và đủ tuổi, xúi giục C thực hiện hành vi phạm tội mà C chỉ mới 10 tuổi chưa đủ tuổi chịu TNHS nên A và B từ người xúi giục sẽ trở thành người thực hành.

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm
b. Người tổ chức (đồng phạm nguy hiểm nhất)

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó:

  • Người chủ mưu: đề ra âm mưu, phương hướng hoạt đông;
  • Người cầm đầu: thành lập nhóm tội phạm, soạn thảo kế hoạch, phân công giao trách nhiệm, đôn đốc hay điều khiển hoạt động nhóm.
  • Người chỉ huy: điều khiển trực tiếp nhóm đồng phạm vũ trang hoặc bán vũ trang.

Cụ thể:

Người tổ chức có thể:

  • Thành lập nhóm đồng phạm: thiết lập nhóm đồng phạm, rủ rê lôi kéo người khác tham gia, thiết lập mối liên hệ giữa những người đồng phạm
  • Điều khiến nhóm đồng phạm: điều khiển hoạt động chung của toàn nhóm, trực tiếp điều khiển vụ phạm tội cụ thể.
c. Người xúi giục

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người xúi giục có thể nghĩ ra hành vi phạm tội và xúi giục người khác làm hoặc xúi giục người khác thực hiện mạnh mẽ việc họ định làm.

Về hình thức, phương pháp: kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh…

Hành vi xúi giục phải hướng vào đối tượng cụ thể, nếu không, không phải xúi giục và phải có mục đích

Hành vi xúi giục mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tôn giáo, tín ngưỡng hay sự nhẹ dạ của người chưa thành niên là tình tiết nghiêm trọng, tăng nặng TNHS.

d. Người giúp sức

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm

  • Về vật chất: cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội hoặc khắc phục khó khăn trở ngại, tạo thuận lợi cho hành vi phạm tội
  • Về tinh thần: chỉ dẫn, đóng góp ý kiến, cung cấp tình hình thuận lợi.

Lưu ý về một số trường hợp giúp sức đặc biệt:

  • Dạng không hành động: nghĩa là chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hành vi nào đó, theo quy chuẩn đạo đức và quy định của pháp luật nhưng lại không thực hiện, việc không thực hiện này tạo điều kiện khách quan cho hành vi phạm tội. Cần lưu ý là dạng không hành động này phải được diễn ra khi tội phạm đang diễn ra, nếu tội phạm đã thành thì không nằm trong trường hợp này.

Ví dụ: A là bảo vệ, thấy B (bạn của A) trộm đồ nhưng lại không ngăn cản, không thực hiện hành vi mà 1 người bảo vệ cần làm.

  • Lời hứa hẹn (giúp sức tinh thần): có thể hứa khi bắt đầu, đang diễn ra tội phạm, cũng không đòi hỏi phải thực hiện lời hứa. Lời hứa hẹn khiến cho tội phạm thực hiện triệt để hơn, gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Người giúp sức (bàn bạc, góp ý) khác người xúi giục ở chỗ: người xúi giục có thể nghĩ ra tội phạm và xúi người khác làm, trong khi người giúp sức tác động vào tội sẵn có.

Trên đây là một số quan điểm của chúng tôi về đồng phạm (phần 1). Bài viết tiếp theo sé đi sâu vào tâm lý của nhóm tội phạm. Quý độc giải quan tâm liên hệ trực tiếp với Luật Đông Nam Hải để có sự tư vấn tốt nhất, xin cảm ơn!

Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm những dịch vụ chất lượng nhất. Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT ĐÔNG NAM HẢI

Hotline:  0976504831/ 0939958886
Email: 
Website: 
uatdongnamhai.com

Địa chỉ: Số 39, Tập thể Cục Cảnh sát Hình sự,  Ngõ 187 Trung Kính – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.

Các bài viết có liên quan:

Tư vấn tội mua bán người – Luật Đông Nam Hải;

Các hành vi cấu thành tội hiếp dâm – Luật Đông Nam Hải;

Xử lý hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác – Luật Đông Nam Hải;

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm

Ví dụ về người giúp sức trong đồng phạm