Vì sao bé dễ bị trật khớp

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi ở độ tuổi nhỏ các cơ quan và các bộ phận trên cơ thể của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài môi trường. Trong số các chấn thương mà trẻ có thể gặp phải thì trật khớp khuỷu tay được xem là chấn thương phổ biến và thường gặp nhất. Vậy chấn thương này có nguy hiểm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về trật khớp khuỷu tay trẻ em cũng như cách xử lý khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay thông qua bài viết này.

Trật khớp khuỷu tay là gì? 

Khớp khuỷu tay được xem là một trong những khớp lớn của cơ thể con người. Khớp khuỷu tay giúp cho con người có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như gập, duỗi và sấp ngửa cẳng tay một cách dễ dàng.

Trật khớp khuỷu tay trẻ em là tình trạng khớp khuỷu tay của trẻ bị kéo lệch và trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp khuỷu tay sẽ khiến cho trẻ khó cử động, không thể sinh hoạt một cách bình thường. Thậm chí nếu bị nặng còn có thể kèm theo gãy xương, đứt dây chằng…

Trẻ nhỏ khá hiếu động và thường xuyên đùa nghịch vì vậy trẻ có thể gặp phải nhiều chấn thương khác nhau liên quan tới tay. Cũng vì vậy mà trật khớp khuỷu tay thường bị nhầm lẫn với những chấn thương khác ở khớp khuỷu tay. Điều đó khiến cho chấn thương này không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì sao bé dễ bị trật khớp
Trật khớp khủy tay trẻ em là chấn thương thường gặp

Do vậy, cha mẹ cần nắm rõ những biểu hiện và dấu hiệu của trật khớp khuỷu tay để có thể phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời cho trẻ. Trẻ bị trật khớp khuỷu tay sẽ có những biểu hiện như bị đau dữ dội tại vùng khuỷu tay bị trật khớp. Khớp khủy tay bị trật sẽ có biểu hiện bị méo, không ở trạng thái bình thường, trẻ có thể nghe thấy âm thanh “bốp” tại thời điểm bị chấn thương. Thậm chí khớp khuỷu tay có thể bị sưng tấy, bầm tím, đau tại chỗ bị chấn thương và dây chằng có thể bị kéo căng hoặc rách. Trẻ cũng có thể cảm thấy bị cứng khớp và không có khả năng uốn cong hoặc gập khuỷu tay. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị tê, yếu cánh, tay cổ tay hoặc bàn tay…

Nguyên nhân gây trật khớp khuỷu tay trẻ em

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng bị trật khớp khuỷu tay trẻ em. Tuy nhiên nguyên nhân chính và chủ yếu nhất đó là do tay trẻ bị kéo không đúng cách và do trẻ bị ngã, va đập trong quá trình sinh hoạt, chơi đùa.

Việc kéo hoặc nâng tay của trẻ tưởng chừng như là những hoạt động hết sức bình thường của người lớn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên hành động này có thể gây nên áp lực rất lớn lên khớp tay của bé, khiến chúng bị trượt khỏi vị trí ban đầu, thậm chí có thể gây bong gân. Chính vì vậy người lớn cần lưu ý tuyệt đối không nên kéo hoặc nâng cánh tay của trẻ em mà nên nâng dưới nách trẻ.

Đồng thời cha mẹ cũng cần giáo dục, dặn dò các bé tuyệt đối không nên chơi các trò chơi nguy hiểm có thể gây chấn thương tới tay và cơ thể. Bởi khi bị trượt, ngã trẻ thường có xu hướng chống tay xuống đất, điều này làm khớp khuỷu tay của trẻ rất dễ bị tổn thương. Những chấn thương này không chỉ gây ra trật khớp khủy tay mà thậm chí còn có thể gây ra đứt dây chằng hoặc gãy xương tay ở trẻ.

Vì sao bé dễ bị trật khớp
Trật khớp ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cách xử lý trật khớp khuỷu tay trẻ em

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương khá thường gặp ở trẻ nhỏ tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng bởi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời trật khớp khuỷu tay hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay ở nhà mà cha mẹ có thể áp dụng trước khi đưa trẻ từ các cơ sở y tế.

Đầu tiên cha mẹ hãy sử dụng gỗ hoặc bìa cứng buộc nhẹ quanh khớp tay của trẻ để cố định vết thương. Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không nên tự mình cố định lại khớp cho trẻ bởi điều này có thể gây tổn thương nặng hơn cho các mô, dây thần kinh cũng như các mạch máu xung quanh khớp khuỷu tay. Đồng thời cũng nên tránh kéo thẳng khớp khuỷu tay của trẻ mà chỉ nên cố định chúng một cách nhẹ nhàng rồi nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế.

Trước khi tới gặp bác sĩ cha mẹ lưu ý không nên tự ý cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ loại thuốc hay thực phẩm gì bởi nhiều trường hợp trật khớp khuỷu tay cần phẫu thuật nên việc ăn hoặc uống trước khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Vì sao bé dễ bị trật khớp
Trật khớp khuỷu tay cần được xử lý nhanh chóng

Nếu trẻ có biểu hiện đau đớn và không thể chịu đựng các cơn đau, cha mẹ có thể dùng khăn quấn đá lạnh chườm nhẹ lên vết thương để giảm đau cho trẻ. Nhưng tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau hay bất cứ loại thuốc nào khác mà hãy nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan tới chấn thương trật khớp khuỷu tay trẻ em. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn đã hiểu hơn về chấn thương này cũng đã biết như biết cách xử lý chính xác khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay tại nhà.

Thu Hòa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Kéo tay, tung hứng, đánh đu trẻ … đều là những hành động bất cẩn của cha mẹ khi nô đùa cùng con cái vô tình làm ảnh hưởng xấu tới hệ xương khớp gây trật khớp, sái tay thường gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ về loại chấn thương này.
Bán trật chỏm quay (radial head subluxation) là tình trạng chỏm xương quay chui một phần ra ngoài dây chằng vòng ôm chỏm quay. Dây chằng vòng ở trẻ em lỏng lẻo, đồng thời chỏm xương lại bé, nhẵn và đàn hồi do chưa cốt hóa nên dễ dàng bật ra ngoài. Vì vậy, ngay khi trẻ có các biểu hiện quấy khóc, từ chối vận động khớp khuỷu, giữ tay duỗi dọc người, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa chẩn thương chỉnh hình có kinh nghiệm để được thăm khám và điều trị.

Vì sao bé dễ bị trật khớp

Hình ảnh minh họa

Đối với chấn thương này, khi thực hiện chụp Xquang sẽ không thấy có tổn thương về xương khớp. Nếu Bác sĩ không hỏi kỹ cơ chế chấn thương, thường dễ bỏ sót, các bé vẫn đau khuỷu tay và không gấp căng tay được trong vài ngày. Bác sĩ sẽ khám và nắn bằng cách gấp khuỷu đồng thời sấp hoặc ngửa cẳng tay sẽ nghe tiếng “POP” ở ví trí chỏm quay, sau vài phút trẻ sẽ hoạt động lại bình thường.
Tại Phòng khám Ngoại cơ xương khớp, Bệnh viện Quốc tế Vinh thường xuyên tiếp nhận rất nhiều trường hợp chấn thương không đáng có này ở trẻ em. Vì vậy phòng tránh luôn là điều quan trọng nhất, bố mẹ tuyệt đối không kéo tay các bé (kéo ở từ  dưới khớp khuỷu đến các ngón  tay), nhấc bổng các bé lên bằng cách kéo 1 tay của bé.

Kim Chung

Điều trị sau khi ra viện cũng có ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi. Bạn nên đưa con bạn đến tất cả các buổi tái khám. Thêm nữa, hãy chăm sóc tại gia theo chỉ dẫn bên dưới.

Chăm sóc cho con bạn khi bé bị trật khớp vai

Hãy đảm bảo con bạn đeo băng hoặc băng cố định vai do bác sĩ cung cấp.

Cho bé uống thuốc theo chỉ định, với chính xác số lượng trong đơn thuốc. Nếu thuốc giảm đau mua ở bên ngoài, hãy đảm bảo là bạn đã hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bạn uống.

Đắp đá lạnh lên vai bị trật của bé mỗi 1–2 giờ trong 3 ngày tiếp theo (10 đến 20 phút mỗi lần). Lưu ý: Dùng khăn tắm bọc đá lạnh để tránh làm bỏng da bé.

Sau 3 ngày đầu tiên, chuyển sang sử dụng gói chườm nóng để làm giảm cơn đau, từ 15 đến 20 phút mỗi lần.

Nếu bác sĩ có cho con bạn 1 số bài tập tại nhà, khuyến khích bé làm đúng những gì bác sĩ hướng dẫn.

Để mắt đến con bạn để đảm bảo bé không làm gì để tình trạng trở nên tệ hơn.

Khi nào thì tìm đến sự giúp đỡ khẩn cấp?

Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm bạn cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay:

  • Trẻ bị khó thở
  • Trẻ dùng cơ bụng để thở
  • Khi trẻ thở, ngực chìm xuống hoặc lỗ mũi mở rộng
  • Trẻ rất buồn ngủ và không dễ để tỉnh dậy
  • Trẻ có thể mất ý thức
  • Trẻ có biểu hiện buồn nôn hoặc bị buồn nôn nhiều hơn
  • Vai của trẻ bị trật lần nữa
  • Cơn đau càng dữ dội hơn
  • Tay trẻ bị lạnh đi và đổi màu
  • Có cảm giác ngứa ran, bị yếu đi hoặc bị tê ở cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay
  • Tình trạng của trẻ không cải thiện như mong đợi.

Trật khớp đầu xương khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay đã trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp.

Các xương khuỷu tay (xương quay) và khớp khuỷu tay (xương cánh tay) được nối bởi các dây chằng có tính đàn hồi. Dây chằng trở nên chắc và bền hơn khi chúng ta trưởng thành. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, các dây chằng vẫn còn lỏng lẻo, điều này dễ dẫn đến tình trạng trật khớp đầu xương khuỷu tay.

Đứa trẻ bị trật khớp đầu xương khuỷu tay sẽ thấy đau ở cánh tay, nhưng những chấn thương này không gây tổn thương lâu dài. Tại phòng khám hoặc phòng cấp cứu, chuyên gia y tế có thể nắn dây chằng trở vào đúng chỗ và thường không cần sử dụng thuốc giảm đau.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay là gì?

Các triệu chứng phổ biến của trật khớp đầu xương khuỷu tay là:

  • Đau dữ dội;
  • Khớp bị trật có biểu hiện méo.
  • Trẻ bị trật khớp xương đầu khuỷu tay có thể bị đau khi cử động khuỷu tay. Trẻ mắc phải tình trạng này thường tránh cử động cánh tay bị trật và giữ tay hơi cong bên cạnh cơ thể;
  • Đôi khi, khuỷu tay chỉ bị trật khớp một phần. Trật khớp một phần có thể gây bầm tím và đau tại chỗ dây chằng bị kéo căng hoặc rách;
  • Trật khớp đầu xương khuỷu tay ở trẻ có thể không dễ nhận ra vì các chấn thương không gây ra biến dạng rõ ràng ở tay hoặc sưng ở khuỷu tay.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?

Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trật khớp đầu xương khuỷu tay bao gồm:

  • Ngã. Ngã xuống đè phải một tay đang dang ra có thể làm cho xương cánh tay trật khỏi khớp khuỷu tay;
  • Tai nạn xe cơ giới. Áp lực có thể xảy ra khi hành khách gặp tai nạn xe cơ giới, khiến trật khớp khuỷu tay.

Ở trẻ mới biết đi, những chấn thương thường xảy ra khi có áp lực đè lên cánh tay đang dang ra. Các nguyên nhân gây thương tích như vậy bao gồm:

  • Nâng không đúng cách. Việc bạn cố gắng nâng hoặc chuyển động tay của trẻ có thể gây ra tình trạng trật khớp khuỷu tay;
  • Kéo đột ngột. Đứa trẻ đột nhiên bước xuống lề đường hoặc cầu thang khi bạn đang nắm tay của trẻ có thể tạo ra lực kéo, dẫn đến trật khớp khuỷu tay.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?

Tình trạng sức khỏe này rất phổ biến ở trẻ mới biết đi, trẻ học mẫu giáo và thường xảy ra ở trẻ em từ 1-4 tuổi vì dây chằng của chúng vẫn còn lỏng lẻo cũng như xương chưa phát triển đầy đủ, điều này làm cho xương dễ bị trượt ra khỏi vị trí đúng của nó. Ở những đứa trẻ lớn tuổi hơn, dây chằng của chúng thắt chặt, co lại và trở nên dày hơn, xương to và cứng lại, do đó nguy cơ khuỷu tay bị trật khớp giảm đi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trật khớp đầu xương khuỷu tay, chẳng hạn như:

  • Kéo trẻ lên bằng tay. Kéo tay hoặc cánh tay có thể gây áp lực lên khuỷu tay của trẻ. Đừng bao giờ nâng trẻ em bằng bàn tay hoặc cổ tay. Nâng dưới nách là cách an toàn nhất;
  • Múa, chơi đu với bé bằng cánh tay. Tránh bất kỳ hình thức chơi đu nào liên quan đến việc nắm tay hoặc cổ tay vì có thể tạo áp lực lên các khớp khuỷu tay;
  • Giật cánh tay của trẻ. Kéo trẻ mới biết đi đi cùng trong khi đi bộ hoặc đột ngột nắm lấy tay của chúng, giật cánh tay, sẽ gây trượt dây chằng;
  • Lấy tay để bảo vệ cơ thể khi bị ngã. Các phản ứng tự nhiên khi lấy tay để đỡ cơ thể khi bị ngã có thể gây trật khớp. Khuỷu tay có thể hoạt động quá mức trong hành động tự nhiên này, kết quả là gây trật dây chằng;
  • Lăn vụng về. Đôi khi, việc lăn qua lại trong giường cũi, trên giường hoặc trên sàn nhà có thể gây ra trật khớp xương đầu khuỷu tay ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Tuổi tác. Khuỷu tay của trẻ nhỏ linh hoạt hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy, chúng dễ bị trật khớp hơn;
  • Yếu tố di truyền. Một số người được sinh ra với dây chằng khuỷu tay bị nới lỏng hơn so với người khác;
  • Tham gia thể thao. Nhiều trường hợp trật khớp đầu xương khuỷu tay có liên quan đến các môn thể thao. Các môn thể thao đòi hỏi việc nâng vật nặng bằng cánh tay, chẳng hạn như tập thể dục dụng cụ là đặc biệt có nguy cơ dẫn đến trật khớp khuỷu tay.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?

Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các dây chằng bị thương và xem cánh tay hoặc bàn tay bị lạnh hay tê liệt hay không , từ đó xác định được động mạch hoặc dây thần kinh có bị chèn ép hay không. Bạn có thể cần phải chụp X-quang để kiểm tra xem xương ở khớp khuỷu tay có bị nứt hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?

Trật khớp xương đầu khuỷu tay là một tình trạng phổ biến, có thể do tai nạn bình thường gây ra, do đó bác sĩ có thể dễ dàng điều trị tình trạng này bằng các phương pháp sau:

Thuốc

Trước khi bạn hoặc trẻ được nắn lại khớp, bác sĩ có thể cho dùng để làm giảm đau và thư giãn cơ bắp.

Trị liệu

Sau khi khớp xương trở lại đúng vị trí của nó, bạn hoặc trẻ có thể cần phải đeo nẹp hoặc băng trong vài tuần, tiến hành các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện phạm vi chuyển động và sức mạnh ở tay.

Phẫu thuật

Bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu:

  • Có bất kỳ phần xương trật khớp nào bị gãy;
  • Dây chằng bị hư hại cần phải được gắn lại;
  • Dây thần kinh bị hư hại hoặc mạch máu cần phải được khôi phục.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng trật khớp xương đầu khuỷu tay?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Đừng nhấc trẻ lên bằng cánh tay hoặc bàn tay. Bạn nên nhấc trẻ lên từ dưới nách của chúng;
  • Đừng kéo mạnh hoặc giật tay, cánh tay của trẻ;
  • Không bao giờ chơi đu, di chuyển trẻ bằng cách nắm lấy bàn tay hoặc cánh tay của trẻ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.