Vì sao bị mụt nhọt

Mụn nhọt là nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang lông do tụ cầu vàng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Lúc bắt đầu, vùng da nhỏ nhiễm trùng bị đỏ và một u mụn cứng lớn dần. Sau 4 đến 7 ngày, dịch mủ hình thành dưới da. Đỉnh nhọt có đầu nhân mủ nhỏ màu vàng, trắng. Sau một thời gian, đầu nhân mủ này vỡ và dịch thoát ra ngoài. Một số người bệnh còn bị sốt và mệt toàn thân khi mắc bệnh hậu bối (nhọt cụm). Vị trí thường gặp nhất của nhọt là mặt, cổ, nách, vai và mông.

Hầu hết nhọt có tác nhân gây bệnh (tụ cầu khuẩn). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt nhỏ hoặc lần mò vào lỗ chân lông theo sợi lông. Một số bệnh lý khiến người mắc có nguy cơ bị nhiễm trùng da cao hơn như: Hệ miễn dịch suy yếu; Tiểu đường; Thiếu dinh dưỡng; Vệ sinh cá nhân kém; Phơi nhiễm với hóa chất độc hại làm tổn thương da.

Mụn nhọt dễ tái phát

Vì sao bị mụt nhọt

Hầu hết mụn nhọt đều có tác nhân gây bệnh

 Mụn nhọt  rất hay bị tái phát. Nhiều người bệnh bị mụn nhọt tái phát quá 3 lần trong một năm. Nhọt tái phát lan nhanh hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt với những thành viên trong gia đình. Nhiễm trùng thứ phát do nhọt không quá phổ biến, nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu khi vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Khi thấy các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như: Vùng da quanh nhọt bị nhiễm trùng, có màu đỏ, nóng, sưng và đau; Nhiều nhọt mọc lên quanh nhọt đầu tiên; Sốt; nổi hạch…kèm với nhọt thì cần đến ngay phòng cấp cứu để xử trí kịp thời.

Nguyên tắc ngừa mụn nhọt

Nguyên tắc đầu tiên là làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và các tế bào chết thường xuyên. Không để da quá khô, mặt khác cần hạn chế, hoặc giảm hoạt động của tuyến bã nhờn bằng cách cân bằng độ pH để giảm bít tắc và tăng cường lớp bảo vệ trên da. 

Có thể ức chế hệ miễn dịch quá nhạy cảm bằng cách sử dụng các thành phần có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm như vitamin C, A, E, hoặc các chất kiềm chế hệ miễn dịch như: kẽm, Vitamin C, Vitamin E.

Ngoài ra, có thể tiêu diệt vi khuẩn mụn P.acnes tại chỗ bằng cách bôi mỡ kháng sinh; sử dụng ánh sáng xanh; hoặc sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên có tính chống oxy hóa như: mật ong tươi, nha đam, tràm trà, sữa ong chúa,...

Tuyệt đối không nặn, bóp dịch mủ ra ngoài khi nhọt chưa lành hẳn. Vì sẽ khiến vi khuẩn phát tán theo vết thương hở và lan đến khu vực lân cận. Không sờ tay lên mặt, nhất là các vết mụn, nếu cần thì phải rửa tay thật sạch.

Phòng ngừa mụn nhọt mùa hè

Vì sao bị mụt nhọt

Nên ăn các loại quả thanh mát.

Để phòng mụn nhọt, cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ như thay quần áo hằng ngày, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn; Nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Đặc biêt, không được gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu vì khi nặn sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây  nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

Về mùa hè không nên ăn uống đồ cay nóng, kích thích như uống rượu, hút thuốc, ăn ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, cà phê, uống nhiều nước đá. Nên tăng cường ăn nhiều rau quả có tính mát như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, rau đay, mồng tơi, cua đồng, mướp đắng, chanh, cam, thanh long…

Phân biệt bênh tay chân miệng và Thủy đậu ở trẻ em

BS Lan Anh

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da rất thường gặp. Nhọt ở da là bệnh lý lành tính và nhìn có vẻ đơn giản. Tuy nhiên không ít tai biến đã xảy ra vì chủ quan trong cách chăm sóc và điều trị bệnh. Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến bạn đọc phương pháp điều trị mụn nhọt hiệu quả.

Nên làm gì khi bị mụn nhọt?

Đây là bệnh lý lành tính nên chúng ta có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, mụn nhọt có thể trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, mọi người nên nhận biết những dấu hiệu xấu và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bạn cần phải gặp bác sĩ khi nhọt da có các triệu chứng sau:

  • Nhọt da khiến bạn đau không thể chịu nổi. Cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc giấc ngủ.
  • Mụn nhọt to nhanh và lan rộng tạo thành một khối sưng viêm lớn ở da. Kích thước nhọt to hơn 5 cm là dấu hiệu đáng báo động.
  • Bạn bị sốt khi bị nhọt. Thông thường một mụn nhọt đơn giản sẽ không gây sốt. Nếu xuất hiện triệu chứng sốt kèm lạnh run có khả năng cao bị nhiễm trùng máu hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác.
  • Bạn bị nổi hạch khi bị nhọt cũng là dấu hiệu xấu cho thấy mụn nhọt có thể trở nên nghiêm trọng.
  • Mụn nhọt tồn tại kéo dài hơn hai tuần. Thông thường những mụn nhọt đơn giản sẽ lặn và lành trong vòng hai tuần chỉ với những cách xử trí đơn giản tại nhà. Nếu nhọt da vẫn hiện diện và có triệu chứng sưng đau kéo dài hơn hai tuần, tình huống có thể sẽ nghiêm trọng.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, ung thư có hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi bị nổi nhọt da, những đối tượng này nên nhanh chóng đến cơ sở y tế trong thời gian sớm để tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.

Mụt nhọt thường mọc ở mặt, tay, thậm chí ở cả trong tai hay lỗ mũi… Cách điều trị mụn nhọt như thế nào

Vì sao bị mụt nhọt
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở nang lông

Điều trị mụn nhọt như thế nào?

Nhọt da là tình trạng nhiễm trùng nang lông do một loại vi khuẩn tên Staphylococus aureus (tụ cầu vàng). Khi bi nhọt da người bệnh sẽ có các triệu chứng sưng đau và có mủ. Các phương pháp giúp xử trí mụn nhọt là giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Giảm đau

– Cơn đau có thể rất tồi tệ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Thậm chí nhọt da còn khiến cho người bệnh không thể ngủ được. Các phương pháp giúp giảm đau bao gồm đắp gạc ấm và sử dụng thuốc giảm đau.

– Sử dụng gạc y tế với nước sạch được làm ấm đắp lên vùng bị nhọt khoảng 10 phút. Lặp lại động tác này vài lần trong ngày sẽ có hiệu quả. Chườm ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn làm lành vùng nhọt nhanh chóng.

– Thuốc giảm đau có thể hiệu quả đẩy lùi cơn đau do nhọt da gây ra. Lưu ý, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế khi cơn đau không thuyên giảm với thuốc giảm đau.

Giảm viêm

Nhọt có thể tự lặn trong vòng 10 ngày đến hai tuần mà không cần dùng thêm thuốc gì. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để đẩy lùi nhiễm trùng. Điều này có ích giúp ngăn chặn biến chứng nặng xảy ra.

Chống nhiễm trùng

– Rửa sạch tay bằng xà phòng khi chăm sóc vùng da bị nhọt để hạn chế lây nhiễm thêm vi khuẩn.

– Vệ sinh vùng da bị nhọt bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.

– Nếu nhọt da quá to, có thể rạch nhọt để thoát mủ ra ngoài giúp nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý nặn nhọt tại nhà vì có nguy cơ làm nhiễm trùng lan rộng hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế vô khuẩn để rạch mủ từ nhọt.

Làm thế nào để phòng tránh bị mụn nhọt?

Nhọt da là một bệnh lý lành tính và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nó cũng có thể diễn tiến nặng hơn và gây biến chứng. Vì vậy chúng ta cần có những thói quen chăm sóc thật tốt để hạn chế bị mụn nhọt.

Các cách ngăn ngừa mụn nhọt bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
  • Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân để ngăn ngừa lây nhiễm nhọt da và các bệnh lý khác.
  • Chăm sóc tốt vết thương ở da hay vết côn trùng cắn.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính ở da như bệnh vảy nến.
  • Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh thận và các bệnh lý khác có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính gây ra bởi vi khuẩn. Tuy là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn.

Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết được viết bởi bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền để hiểu lý do vì sao “Không nên chủ quan với mụn nhọt” nhé!

Mụn và nhọt là hai bệnh lý khác nhau. Các loại mụn thường là mụn trứng cá, bọc trứng cá hay sần trứng cá hay gặp ở những thanh niên dậy thì. Mụn cũng có thể có mủ.

  • Riêng nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ). Nhọt có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, song vẫn hay gặp nhất ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và một số bệnh nhân tiểu đường. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của hai bệnh ngoài da này, nhọt cấp tính và nguy hiểm hơn mụn rất nhiều.

  • Riêng mụn cũng có những bọc mủ nhưng thường là bệnh mạn tính, ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, không ít trường hợp mụn bị nhiễm trùng, bội nhiễm thành nhọt. Trong quá trình nặn mụn nếu không cẩn thận sẽ dễ bị nhọt. Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng; mặc quần áo, dùng khăn, quần áo mà người bị nhiễm trùng da đã sử dụng,...

Nguyên nhân phát sinh mụn, nhọt

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông sau đó tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Các tổn thương to dần lên trong 2 - 4 ngày. Nguyên nhân là do:

Do chế độ ăn uống: ăn ít rau, trái cây, ít chất xơ, làm cho gan phải làm việc nhiều hơn nhằm loại thải các chất có hại ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều thịt và các loại chất đạm khác quá, hoặc uống ít nước quá... Bên cạnh đó sử dụng các chất kích thích rượu, bia khiến gan hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng phát mụn nhọt để đẩy độc tố ra khỏi cơ thể; chế độ sinh hoạt không hợp lý thức khuya, mất ngủ. Việc này không chỉ gây mụn mà còn làm cho da chúng ta xấu đi;

Do stress: Nếu bạn đang tức giận hay bị stress đó là tâm bạn không tốt thì chức năng thận và gan sẽ bị yếu đi;

Do thời tiết: mụn nhọt thường gặp vào những ngày hè nắng nóng rất dễ làm mụn nhọt phát sinh và gây mẩn ngứa. Ngoài ra môi trường nhiều khí bụi khói độc cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt;

Do bị bệnh: bệnh đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan... cũng rất dễ phát sinh mụn nhọt. Ngoài ra việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, các loại thuốc trong một thời gian dài gây nên tình trạng mụn nhọt.

     

Vì sao bị mụt nhọt

 

Các yếu tố nguy cơ

Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, thì tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra mụn nhọt.

Biểu hiện

Ban đầu là những nốt đỏ nổi trên da rồi lan rộng dần. Chỗ mọc nhọt da nóng, đỏ, sưng và đau.

Vài ngày sau, trên nốt đỏ có đốm vàng, khi đốm vỡ có mủ chảy ra, ở giữa có ngòi. Đôi khi có hiện tượng viêm mạch bạch huyết hoặc nổi hạch xung quanh khu vực nhọt. Kích thước của nhọt thường bằng hạt ngô, hạt đỗ, quả mận và có khi còn bằng quả trứng gà, trong có nhiều mủ.

Vị trí nhọt ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, mặt, tay, chân, bụng, ngực, mông. Với mụn nhọt ở một vài vị trí đặc biệt thì phải chú ý, như đinh râu, hậu bối (bệnh than ngoài da), vì chúng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Điều trị mụn nhọt

Khi bị mụn nhọt không nên tự ý chữa bệnh đắp lá theo kinh nghiệm truyền miệng, vì như vậy có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm.

Một số nhọt lớn, nằm ở vị trí đặc biệt không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng máu, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong.

Đa số mụn nhọt sẽ tự khỏi và có thể tác động để đẩy nhanh quá trình bằng cách đặt một cái khăn ấm sạch lên trên mụn nhọt trong vài phút rồi lặp lại 3-4 lần trong ngày.

Khi mụn, nhọt mưng mủ, nên lau sạch và vệ sinh bằng chất khử trùng như betadine rồi dùng gạc vô trùng băng lại. Vệ sinh sạch sẽ và tránh không để dính sang những bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt, cần thay băng thường xuyên và bỏ vào thùng rác ngay sau khi dùng xong.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho người bệnh dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm ở nhiệt độ cao. Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.

      

Vì sao bị mụt nhọt

Ngoài ra, điều trị mụn bằng thảo dược Đông y là một trong những xu hướng được nhiều người tin dùng hiện nay. Với nguồn gốc là các thảo dược tự nhiên gần gũi với sức khỏe con người, điều trị mụn bằng Đông y không gây xâm lấn, ngoài công dụng điều trị mụn còn giúp dưỡng huyết, cân bằng nội tiết tố.

Một trong những sản phẩm trị mụn theo YHCT là  bộ sản phẩm Hoàn Nguyên. Hoàn Nguyên được bào chế từ 100% thảo dược quý từ thiên nhiên được thu hái từ vườn chuyên canh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Đặc biệt, thảo dược quý Nấm Lim Xanh đã được bổ sung trong bộ sản phẩm mới nhằm nâng cao hiệu quả điều trị mụn

Phòng ngừa mụn nhọt bằng cách nào?

Đề phòng mụn nhọt

  • Cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

  • Thay đổi chế độ ăn của mình: ăn nhiều rau, trái cây có nhiều vitamin C, E (cam, bưởi, bơ...), hạn chế ăn chất nóng: vải, sầu riêng, chôm chôm...

  • Ăn ít đồ ăn có chứa nhiều mỡ, đường, cay, nóng.

  • Không ăn đồ ăn có chứa chất bảo quản, phẩm màu, đồ uống có chứa nhiều gas, chất phụ gia tạo mầu, tạo mùi...

  • Uống nhiều nước.

  • Hạn chế uống bia rượu, nếu người nào đã có tiền sử bị bệnh gan, nên bỏ rượu, bia vì chúng sẽ làm cho bạn suy yếu đi rất nhanh không những bị mụn mà còn bị xơ gan, ung thư gan...

  • Nói không với thuốc lá.

  • Tránh tức giận, stress.

  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý không thức khuya, thể dục vừa sức để nâng cao đề kháng...