Lạc hồng nghĩa là gì

“Con người có tổ, có tông/Như cây có cội, như sông có nguồn”. Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc Tổ có công dựng nước - Nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam, là tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam luôn tự hào mang trong mình dòng máu “con Lạc - cháu Hồng”. Tổ tông và nguồn cội là điều thiêng liêng nhất đối với mỗi người con đất Việt. Chẳng thế dù bận trăm công ngàn việc, đến ngày Giỗ Tổ, chẳng cần nhắc mà vẫn tự nhớ, chẳng cần bảo mà vẫn tự về. Từ hàng ngàn năm nay, đồng bào ta không phân biệt người trong nước hay ở nước ngoài đều trân trọng, thành kính hướng về tổ tông trong ngày Giỗ Tổ.

Vì thế, nếu coi tín ngưỡng là nét văn hóa đẹp của dân tộc, thì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có lẽ là nét văn hóa mang đậm nét nhất về quan niệm sống, cách đối nhân xử thế của con người Việt Nam. Tính độc đáo tiểu biểu được quốc tế thừa nhận trong “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” nằm ở chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Việc coi quốc gia - dân tộc như một “gia đình lớn”, lấy khuôn phép ứng xử gia đình, gia tộc để tạo thành khuôn khổ ứng xử của xã hội giúp thống nhất một hệ ý thức Việt Nam là điều không phải quốc gia nào cũng có. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” với đầy đủ ý nghĩa như vậy nên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại. Người dân Việt Nam luôn tự hào là dân tộc có tín niệm sâu sắc về giống nòi, tổ tiên. Các truyền thuyết về bọc trăm trứng, về dòng máu Lạc Hồng không chỉ gắn liền với chiều dài lịch sử của dân tộc, mà còn là biểu hiện sâu sắc nhu cầu gắn kết cộng đồng, khát vọng tình cảm hướng tới sự đoàn kết quốc gia, được kết tinh trong 2 chữ “đồng bào”. Vì thế, di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương có đến 1.417 điểm. Từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền Nam đến miền Bắc, từ phía Đông sang phía Tây, những ngôi đền Quốc Tổ được dựng lên bằng tấm lòng thành kính, bằng ước ao được gần hơn với ông bà tổ tiên.

Hàng ngàn năm qua, vận nước có lúc thịnh, suy, nhưng ngày Giỗ Tổ năm nào cũng được tổ chức. Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng, mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung cội nguồn. Đó là một quá trình kết tinh di sản phi vật thể có giá trị hàng đầu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam qua bao đời nay.

Giỗ Tổ là dịp để chúng ta hãy tự lắng mình, soi vào quá khứ thể hiện lòng tôn kính tổ tiên, hun đúc tình yêu quê cha đất tổ, tự hào truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vững bền và qua đó để càng trân trọng nghĩa đồng bào.

Ngày Giỗ Tổ năm nay càng trở nên ý nghĩa hơn khi trùng với Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19-4. Trong 54 dân tộc anh em là 54 bản sắc văn hóa riêng, nhưng tất cả đều là “đồng bào”, anh em một nhà. Và năm nay lần đầu tiên tại các điểm thờ cúng Vua Hùng trên cả nước, nhân dân sẽ cùng thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân ơn đức tổ tiên.

Điều này thể hiện tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - tổ tiên chung của dân tộc sẽ mãi mãi trường tồn. Các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau sẽ ngày càng biết trân trọng và giữ gìn những thành quả mà ông cha để lại, tự hào về quá khứ thiêng liêng và oai hùng của dân tộc. 

MAI AN

Ý nghĩa tên: Hồng Lạc Hồng Lạc là tên loài chim thủy tổ người Nam trong truyền thuyết, chỉ vào điềm cát tường may mắn trong đời Thường được dùng cho: Cả nam và nữ Tên trong ngũ hành: Thổ Hồng Theo nghĩa gốc Hán, "Hồng" là ý chỉ màu đỏ , mà màu đỏ vốn thể hiện cho niềm vui, sự may mắn, cát tường. Theo thói quen đặt tên của người Việt, tên Hồng thường được đặt cho con gái vì đây còn là tên một loại hoa xinh đẹp luôn ngời sắc hương. Vì vậy, tên Hồng luôn gợi sự tươi vui, xinh đẹp, là hình ảnh giàu sức sống. Lạc "Lạc" theo nghĩa Hán - Việt là yên vui, thoải mái, lạc quan yêu đời. Tên "Lạc" để chỉ người luôn biết suy nghĩ theo hướng tích cực, sống vui tươi, không nặng ưu phiền, tâm hồn trong sáng lạc quan

Nguoi Viet anh 1

Câu 1. Từ “Hồng” trong thành ngữ “Con Lạc cháu Hồng” dùng để chỉ…?

  • Triều đại
  • Dòng họ
  • Bộ tộc
  • Thị tộc

Theo sách “Hỏi đáp về mọi chuyện khoa học xã hội”, từ “Hồng” trong thành ngữ “Con Lạc cháu Hồng” có nghĩa là Hồng Bàng - dùng để chỉ một triều đại từng xuất hiện trong buổi đầu lịch sử Việt Nam. Theo đó, thời kỳ Hồng Bàng kéo dài 2.622 năm (2879-258 TCN). Còn “Lạc” chính là Lạc Long Quân - người được suy tôn làm tổ của dân tộc Việt Nam. Thành ngữ “Con Lạc cháu Hồng” mang ý nghĩa như thế.

Nguoi Viet anh 2

Câu 2. Quốc hiệu của nước ta thời Hồng Bàng?

  • Văn Lang
  • Âu Lạc
  • Xích Quỷ
  • Văn Lang - Âu Lạc

Theo sách “Việt Nam sử lược”, quốc hiệu của nước ta dưới thời các vua Hùng là Văn Lang. Đây là thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành xã hội có giai cấp đầu tiên ở nước ta.

Nguoi Viet anh 3

Câu 3. Lạc Long Quân là con trai của…?

  • Kinh Dương Vương
  • An Dương Vương
  • Hùng Vương
  • Đế Lai

Theo huyền sử, Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương (thủy tổ của người Việt). Lạc Long Quân có tên thật Sùng Lãm, lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Đây cũng chính là câu chuyện truyền thuyết để giải thích về nguồn gốc của người Việt.

Nguoi Viet anh 4

Câu 4. Bảo vật quốc gia nào xuất hiện dưới thời Văn Lang?

  • Nỏ Liên Châu
  • Trống đồng Đông Sơn
  • Súng thần cơ
  • Cả 3 đáp án trên

Theo sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, dưới thời nhà nước Văn Lang, nghề đúc đồng đạt đến trình độ tinh xảo. Trống đồng Đông Sơn chính là bảo vật được cư dân Văn Lang đúc thời kỳ này. Hiện nay, trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn được tìm thấy ở nhiều di chỉ văn hóa ở nước ta.

Nguoi Viet anh 5

Câu 5. Chức quan võ đứng đầu nhà nước Văn Lang?

  • Bồ chính
  • Tể tướng
  • Lạc hầu
  • Lạc tướng

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang rất đơn giản. Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, đứng đầu quan võ là Lạc tướng, đứng đầu quan văn là Lạc hầu. Bồ chính là chức quan cai quản địa phương.

Nguoi Viet anh 6

Câu 6. Tỉnh nào hiện nay từng là kinh đô của nhà nước Văn Lang?

  • Phú Thọ
  • Lạng Sơn
  • Bắc Ninh
  • Bắc Giang

Vùng đất Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) là nơi đóng đô của nhà nước Văn Lang. Theo sử sách, nhà nước Văn Lang trải qua 18 đời vua Hùng. Sau khi nhà nước Văn Lang tan rã, nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương tiếp nối.

Nguoi Viet anh 7

Câu 7. Nhà nước Âu Lạc đóng đô ở địa phương nào hiện nay?

  • Bắc Ninh
  • Bắc Giang
  • Hà Nội
  • Hải Dương

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, sau khi đánh đuổi quân Tần xâm lược, Thục Phán An Dương Vương lên ngôi vua, dựng nhà nước Âu Lạc, tiếp nối nhà nước Văn Lang. Nhà nước Âu Lạc đóng đô ở Đông Anh (Hà Nội ngày nay). Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc.

Tại sao Trái Đất có màu xanh khi nhìn từ vũ trụ?

Theo các nhà khoa học, trong 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời, duy nhất Trái Đất tồn tại sự sống.