Vì sao không lân không vôi thì thôi trồng lạc

Thực ra, để cây lạc sinh trưởng và phát triển cân đối, năng suất cao, quả và hạt chắc, để kháng sâu bệnh, chống đổ ngã tốt cần có tới 16 yếu tố dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển.

Cây lạc được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, trường đại học, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định cứ 1 tấn hạt lạc cây lấy đi ở đất một lượng trung bình là: 100kg N; 16 kg P2O5; 21kg K2O; 4kg MgO; 4kg CaO và các chất vi lượng Fe, Cu, Bo, Zn, Co, Mo… Do đặc điểm của đất trồng lạc là các vùng đất cao nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, độ pH thấp từ 3- 4,5. Trong khi đó cây lạc chịu được độ chua vừa và thích hợp ở pH từ 5,5 – 7,0 thì cần và phải có hàm lượng canxi, ma nhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên.

Ngoài các nguyên tố đa lượng (đạm, lân, kali), cây lạc rất cần các chất trung lượng như: MgO, CaO, SiO2, các vi lượng như: Co, Bo, Mo, Cu, Zn... các vi lượng này trên đất dốc thường bị thiếu nghiêm trọng do bị trôi rửa. Sản phẩm lân nung chảy Văn Điển là phân tan chảy chậm, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển. Khi bón loại lân này với định mức 15kg/sào Bắc bộ (hay 429kg/ha) tác dụng khử chua, cung cấp chất vôi tương đương 7,5kg vôi bột/sào (hay 210kg/ha). Sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển 4.12.7 chuyên bón cho cây lạc là loại phân trộn 3 hạt có công thức dinh dưỡng ngoài đạm còn rất giàu lân, kali và các trung vi lượng cần thiết cho cây đậu lạc mà trên vỏ bao bì ghi rõ hàm lượng: N=4%; P2O5=12%; K2O=7%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...

Trước khi trồng lạc 1 tuần chỉ cần bón thêm 10 - 15 kg/sào Bắc bộ (280 - 420 kg/ha) vôi bột (giảm 1/2 so với trước) rải đều, cày bừa để vệ sinh đồng ruộng. Khi trồng lạc đánh rạch sâu rải phân chuồng và 25- 30kg/sào phân NPK 4-12-7 (loại trộn 3 hạt) xuống rãnh đáy, vùi đất lấp kín phân sau đó mới tra hạt lên. Trường hợp diện tích lớn có thể rải vôi + phân chuồng + 25- 30kg/sào NPK 4-12-7 (loại trộn 3 hạt), rồi cày bừa trộn đều phân trước 1 tuần, sau đó tra hạt.

Nông dân ưa chuộng loại phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lạc, hiệu quả sử dụng loại phân bón này thể hiện rõ ở tất cả các địa phương đã sử dụng. Ông Nguyễn Duy Miên, Chủ nhiệm HTX Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) nhận xét: “Bón NPK Văn Điển cây lạc khỏe, cứng cây, chịu hạn, chịu rét, chống đổ, chiều cao không cao nhưng phân cành nhiều, hạn chế bệnh héo rũ, quả sai, tỷ lệ quả chắc cao, hạt to mẩy”.

Lạc là cây công nghiệp, thực phẩm và chăn nuôi, ngoài ra còn có ý nghĩa về cải tạo đất do lạc khả năng cố định đạm (khả năng cố định đạm cao nhất trong các cây họ đậu). Quả lạc dễ bảo quản, dễ tiêu thụ, có giá trị dinh dưỡng cao và trồng lạc có hiệu quả kinh tế cao nên lạc là một trong những cây trồng chính ở nước ta.

Muốn trồng lạc có năng suất cao phấn đấu đạt năng suất 45 – 50 tạ/ha trước tiên cần phải nắm đặc tính và yêu cầu về thời tiết, đất đai, chế độ dinh dưỡng của cây lạc.

+ Về thời tiết: Nhiệt độ phù hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc là 25 – 30oC. Tuy nhiên yêu cầu nhiệt độ thay đổi từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

+ Đất trồng lạc phải đảm bảo yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính đất, đất luôn tơi xốp để đảm bảo ba yêu cầu cơ bản của cây lạc là: rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang. Đủ oxy cho sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định đạm. Tia quả đâm xuống đất dễ dàng và dễ thu hoạch.

Đất trồng lạc chuyên canh làm giảm năng suất và sâu bệnh hại lạc phát triển nhất là bệnh héo xanh. Do vậy cứ 2 – 3 vụ trồng lạc lại trồng 1 – 2 vụ lúa hoặc ngô. Ở vùng trồng lạc lớn ở nước ta là tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Quý Linh – PGĐ Trung tâm Khuyến nông cho biết: “Diện tích trồng lạc của tỉnh trong vài năm trở lại đây khoảng 20.000ha, trong đó vụ xuân 18.000ha, vụ thu đông 2.000ha.

Đất trồng là đất cát pha, thịt nhẹ rất phù hợp với cây lạc. Nhưng do đất ở đây mang tính chất chua và nghèo lân nên việc bón loại phân bón NPK có cả canxi (vôi) là phù hợp, hàng vụ cần thường xuyên bón vôi cho lạc”.

Ông Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Duy Long, huyện Nghi Lộc: “Vụ xuân năm 2014 diện tích trồng lạc của xã là 210ha. Thường xuyên hàng vụ mỗi sào bón từ 10 – 15kg vôi. Do ở xa Công ty CP Phân lân Văn Điển nên bà con nông dân chưa sử dụng nhiều NPK Văn Điển nhưng những diện tích sử dụng loại phân này đã có hiệu quả cao. Ruộng bón phân NPK Văn Điển cây lạc chắc khỏe, lá dày, có màu xanh sáng, gặp mưa gió to ít đổ. Củ lạc ít bị vết đen, tỷ lệ quả chắc cao và có nhiều củ”.

Liên hệ với thực tế trên do phân NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn có 20% canxi, ngoài ra còn có nhiều chất trung lượng và vi lượng khác nhất là các chất manhe (MgO) có tác dụng khử chua, ém phèn, tăng độ phì của đất, tăng khả năng tổng hợp chất béo và chuyển hóa các chất.

Muốn năng suất lạc cao cần phải bón phân cân đối nhất là chú ý bón đủ lân và vôi nên mới có câu: “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc” vì vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ lạc chủ yếu dùng thức ăn là lân.

+ Giống lạc: Trồng các giống có năng suất cao kháng hoặc ít bị bệnh héo xanh như: MD7, L14, L18, L23… lượng giống cần 120 – 130 kg/ha.

+ Thời vụ: Các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ vụ xuân trồng từ 15/1 đến 15/2, vụ thu đông trồng từ ngày 15/8 đến 10/9.

Làm đất: Cày sâu, bừa nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Trước khi gieo độ ẩm phải đạt 75%, nếu đất khô phải tưới vào rạch cho đủ ẩm rồi mới gieo hạt hoặc tưới vào rãnh sau khi gieo xong.

+ Phân bón: 1ha cần 15 – 20 tấn phân chuồng hoặc 1 – 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh. Phân đa yếu tố NPK 4.12.7 Văn Điển chuyên dùng cho đậu lạc, loại trộn 3 hạt cách bón: trước khi trồng lạc 1 tuần bón 1sào 15 – 20 kg vôi bột rải đều, cày bừa để vệ sinh đồng ruộng. Khi trồng lạc đánh rạch sâu rải phân chuồng và 25 – 30kg/sào phân NPK Văn Điển xuống đáy rãnh, vùi đất lấp kín phân sau đó mới tra hạt.

Bón phân NPK Văn Điển giúp cây lạc khỏe, lá xanh vàng sáng, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất cao, giảm độ chua của đất. Sau khi lạc tắt hoa 5 – 7 ngày bón vào gốc lạc từ 10 – 15 kg vôi bột/sào.

Diện tích trồng lạc của TP Hà Nội vụ xuân này 3.690ha. Đa số nông dân đã áp dụng biện pháp bón phân như trên và loại phân sử dụng chủ yếu là phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Huyện Chương Mỹ có diện tích lạc vụ xuân 350ha.

Điển hình là HTX Thụy Hương trồng 10ha. Ông Nguyễn Duy Miên, chủ nhiệm HTX nhận xét: “Bón NPK Văn Điển cây lạc khỏe, chiều cao không cao nhưng phân cành nhiều, hạn chế bệnh héo rũ, quả sai, tỷ lệ quả chắc cao.

Nông dân ưa chuộng loại phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho đậu lạc vì nhìn trên bao bì thể hiện rõ trong phân ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung lượng: lưu huỳnh (S): 2%, manhe (MgO): 8%, vôi (canxi): 16%, silic (SiO2): 15% và các chất vi lượng như: Bo, mangan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu)… Đặt biệt là chất silic: hàm lượng tới 15% có tác dụng làm cứng cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, rét và chống đổ”.

+ Lên luống, rạch hàng: Cách 1: luống rộng 1,3m kể cả rãnh, rãnh rộng 0,3m, cao 15 – 20cm, mặt luống rộng 1m được chia làm 4 hàng dọc theo chiều dài luống, hai hàng rìa cách mép luống 12cm, khoảng cách giữa hai hàng 25cm, hàng theo hướng đông – tây.

Cách 2: luống rộng 0,8m kể cả rãnh, rãnh rộng 0,3m, cao 15 – 20cm, mặt luống rộng 0,5m, chia làm hai hàng dọc theo luống, mép luống 12cm, hàng cách hàng 25cm. Độ sâu rạch hàng 3 – 4cm, mật độ gieo 40 cây/m2, hốc cách hốc 16 – 18cm, tra 2 hạt 1 hốc (đối với mặt luống rộng 0,5m). Sau khi gieo hạt phủ đất dày 3 – 4 cm san phẳng mặt luống.

+Chăm sóc: Xới phá váng khi cây có 2 – 3 lá thật (khoảng sau mọc 10 – 12 ngày). Xới cỏ lần 2 khi lạc có 7 – 8 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 – 6cm sát gốc, không vun gốc. Xới cỏ lần 3 kết hợp với vun gốc sau khi ra hoa rộ từ 7 – 10 ngày để tia củ đâm xuống đất được thuận lợi.

CHU CÔNG TIỆN

Nguyên PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Thứ tư, 26/12/2018 - 07:15 AM

Cây lạc cũng cần độ pH từ 5,5 - 6,5, nếu đất chua cây chậm phát triển, hiện nay hầu hết đất trồng lạc ở nước ta đều có độ chua cao (pH < 4,5), do vậy phải đặc biệt chú ý đến bón vôi để giảm chua cho đất.

Cây lạc cũng đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí, vì bộ rễ ăn nông, ưa hảo khí nốt sần mới phát triển, tự dưỡng đạm khí trời cung cấp đạm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng, lạc là loại cây trồng không cần nhiều dinh dưỡng nhưng lại cần nhiều loại dinh dưỡng khác nhau.

Vì sao không lân không vôi thì thôi trồng lạc
Phân bón Văn Điển được đánh giá là loại phân phù hợp nhất với cây lạc

Cây lạc cần lân (P2O5), lân là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu, thiếu lân bộ rễ không phát triển, ít nốt sần, cây không tự dưỡng được đạm, lạc sẽ rất ít củ, lân cung cấp cho cây lạc từ nhiều nguồn. Lân từ đất rất ít, do đặc tính đất cát, cát pha rất nghèo lân, lân cung cấp từ phần hữu cơ cũng không nhiều, lân chủ yếu cho cây lạc từ phân bón như phân lân, lân trong phân NPK.

Cây lạc cần lân ngay từ đầu khi cây có 2 - 3 lá thật, vì thế lân phải được bón lót sớm trước khi tra hạt mầm. Với các loại lân thông thường như supe lân, lân trong NPK bón vào đất lạc bị rửa trôi, giảm hiệu lực của lân, giai đoạn giữa cuối vụ cây lạc thường thiếu lân. Lân trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển tan từ từ theo nhu cầu của cây, cây lạc đủ lân suốt vụ.

Cây lạc cần canxi (vôi) khi phân tích thành phần dinh dưỡng trong hạt cho thấy tỷ lệ canxi chiếm khá cao, chính vì thế khi lạc ra hoa rất cần bón bổ sung vôi để giúp cho cây hấp thụ tạo năng suất, vôi còn tham gia điều tiết môi trường trong dịch tế bào cây.

Đặc biệt, nâng cao độ pH phù hợp nhu cầu của cây, vôi được bón 2 đợt, đợt 1 bón lót khi làm đất, đợt 2 bón khi lạc bắt đầu ra hoa, các loại phân bón thông thường hiện nay hầu hết thiếu hoặc không có vôi nên cây lạc "đói" can xi, nếu không bón thêm vôi thì cây rất yếu ớt dễ nhiễm bệnh. Dân gian có câu: “Không lân không vôi thì thôi trồng lạc” là như vậy.

Cây lạc cần magie (MgO), magie giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, điều chỉnh màu sắc lá xanh đậm sáng bóng, bản lá dày, thân cành mập, magie còn giúp cho sự hình thành tốt nốt sần. Khi phân tích các nốt sần của cây lạc thấy rằng magie tỷ lệ rất cao, nốt sần nhiều thì magie cũng nhiều và ngược lại.

Các thực nghiệm bón phân chứa magie thì nốt sần nhiều, kích cỡ to, hình thành sớm. Trong thực tiễn sử dụng các loại phân bón thiếu magie, thường cây tốt lá, lá mỏng, xanh đen, ít nốt sần cố định đạm, lạc ít củ. Khi sử dụng phân bón Văn Điển với hàm lượng magie cao (lân Văn Điển 15% magie, đa yếu tố NPK Văn Điển từ 4 - 9 % magie). Cây lạc có bộ lá dày, bóng, phân cành cấp 1 sớm, nhiều nốt sần, cố định đạm khí trời năng suất lạc cao.

Cây lạc cần đạm (N). Lạc không có nhu cầu đạm cao, thời gian đầu bộ rễ chưa phát triển cây cần một lượng nhỏ để phát triển thân, cành, lá sau đó khi nốt dần phát triển lấy được đạm ngoài không khí thì cây không cần đạm nữa. Nếu bón nhiều đạm cây không hình thành được nốt dần thì thân, cành, lá tốt, nhưng lạc ít củ, thậm chí của không có nhân.

Vì sao không lân không vôi thì thôi trồng lạc
Cây lạc cần pH từ 5,5 - 7,0 và có hàm lượng canxi, magiê từ trung bình trở lên.
Phân lân Văn Điển ngoài lân dễ tiêu 16%, còn có 30% canxi (vôi) rất tốt cho lạc, bón phân lân Văn Điển sẽ giảm đáng kể lượng vôi, lạc đủ vôi cả vụ, ngoài ra phân đa yếu tố NPK Văn Điển cũng chứa tỷ lệ % canxi cao đáp ứng canxi cho lạc.

Cây lạc cần nguyên tố vi lượng (bo, kẽm, sắt, magan…) tuy lượng nhỏ nhưng các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng rất quan trọng đối với cây lạc. Khi phân tích lá, quả đều cho thấy nguyên tố vi lượng có trong các mô, các tế bào, các sản phẩm hạt, như vậy cây lạc cũng hấp thụ vi lượng mà các loại phân NPK thông thường có rất ít hoặc không có vi lượng sử dụng, chất lượng nhân thấp, dầu ít thơm, ít vitamin. Sử dụng phân bón Văn Điển có chứa đầy đủ 6 loại vi lượng (bo, kẽm, sắt, đồng, mangan), chất lượng nhân được nâng cao, độ thơm, độ ngậy đặc trưng.

Phân bón Văn Điển cho cây lạc

Do đặc điểm của đất trồng lạc là các vùng đất cao, cát pha, chua, nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung, vi lượng, độ pH thấp (4,5) mà cây lạc cần pH từ 5,5 - 7,0 và có hàm lượng canxi, magiê từ trung bình trở lên.

Từ nhu cầu của cây, từ những kết quả nghiên cứu của các việc, công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển cho ra đời dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh đa lượng (NPK), các chất trung lượng như canxi, magie, các chất vi lượng như bo, kẽm, molip đen… chuyên dùng cho cây lạc đa yếu tố NPK 4.12.7 có thành phần dinh dưỡng (4% N; 12% P2O5 ; 7K2O; 16% CaO; 8% MgO, 2%S, 15% SiO2 và các chất vi lượng B, Zn, Ma, Cu, Fe… Tổng dinh dưỡng 64%.

Cách bón, trước khi trồng một tuần bón 300 - 400 kg vôi bột/ha, rải đều cày bừa nhỏ đất trộn lẫn với vôi để vệ sinh đồng ruộng và cung cấp vôi cho lạc. Đánh rạch sâu rải phân hữu cơ hoai mục từ 600-800 kg/ha + 400 - 500 kg/ha đa yếu tố NPK 4.12.7 Văn Điển xuống đáy rạch, vun đất lấp kín phân sau đó tra hạt.

Trường hợp diện tích trồng lạc lớn có thể rải vôi bột + phân chuồng + đa yếu tố NPKVăn Điển, bừa đất lẫn phân sau đó tra hạt. Nếu trồng lạc che phủ nilon thì bón lót toàn bộ phân hữu cơ + vôi + đa yếu tố NPK Văn Điển vào rạch sẵn sau đó lấp đất dày 4 - 5 cm, tiến hành gieo hạt, san phẳng mặt luống, dùng thuốc diệt cỏ Ronsta 50% hay Achetochlon (0,75 - 1,0kg/ha) phun đều mặt luống. Sau đó che phủ nilon, vét đất rãnh ấp nhẹ vào hai bên mép luống cố định nilon.

Khi lạc nhú khỏi mặt đất dùng dụng cụ chọc lỗ thủng nilon cho mầm mọc ra ngoài, dùng tay bới nhẹ đất xung quanh gốc để lá mầm lộ ra tạo điều kiện cho cành cấp 1 phát triển. Lạc được bón phân Văn Điển cây phân cành cấp 1 sớm, cành mập, thân cao vừa phải, lá xanh vàng sáng, dày lá, cây khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, sai hoa, đậu quả, quả đồng đều, số quả có 3 nhân cao, quả chín tập trung, ít quả lép, năng suất vượt trội và chất lượng tốt.

Cây lạc hình thành, phát triển củ đều là nhờ đạm tự dưỡng qua nốt sần. Thực tiễn nhiều nơi, bà con nông dân hiểu biết còn hạn chế nên dùng phân chứa đạm cao hoặc dùng phân NPK nhiều đạm để bón, lân cho cây lạc yếu, dễ nhiễm bệnh, ít quả năng suất thấp, chất lượng giảm. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có tỷ lệ đạm cân đối cung cấp đồng thời cùng một lúc đầy đủ, cân đối tất cả các loại chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cây suốt cả vụ.