Vì sao mẹ bầu không có sữa

Không có sữa cho con bú là nỗi lo lắng của hầu hết tất cả các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên các mẹ yên tâm rằng có khoảng 90% bà mẹ có thể cung cấp đủ sữa cho con, kể cả bà mẹ sinh đôi. Đa số các trường hợp ít sữa, không có sữa chỉ là do một số nguyên nhân rất bình thường mà mẹ không ngờ tới. Vậy nguyên nhân từ đâu và làm thế nào để có thể có đủ sữa cho con bú, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Procare các mẹ nhé.

Vì sao mẹ bầu không có sữa

Các nguyên nhân khiến mẹ không có sữa cho con bú

1.Nguyên nhân từ cơ địa của mẹ

Hầu hết các mẹ đều có đủ sữa cho con bú nhưng vẫn có khoảng 5% phụ nữ không đủ sữa hoặc không có sữa cho con bú mặc dù họ đã cho con bú đúng cách, thường xuyên. Với những trường hợp này không còn cách nào khác là các mẹ nên bổ sung thêm sữa công thức cho con

Một số nguyên nhân dẫn tới không có sữa, thiếu sữa do cơ địa của mẹ đó là:

  • Sót rau thai sau sinh không được chẩn đoán.
  • Từng phẫu thuật vú, nhất là nếu thủ thuật này được thực hiện qua đường rạch quanh quầng vú.
  • Từng sinh thiết cắt bỏ khối u ở vú, dẫn lưu áp xe vú, phẫu thuật thu nhỏ vú và một số trường hợp phẫu thuật nâng ngực.
  • Bầu vú không phát triển hoặc phát triển không đáng kể trong thời gian mang thai. Trường hợp này người mẹ có thể bị thiểu sản tuyến vú – mô vú thuyên giảm đáng kể ở một hay cả hai bên ngực.
  • Bầu ngực không căng sau khi sinh con.
  • Mắc bệnh nặng như nhiễm trùng, cao huyết áp

2. Căng thẳng, stress, nghỉ ngơi không đủ sau sinh.

Muốn nhiều sữa cho con bú trước hết mẹ cần có một tinh thần thoải mái với chế độ nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, đa số các bà mẹ sau sinh thường quá bận rộn với việc chăm sóc con nhỏ, đặc biệt nhiều mẹ căng thẳng, stress, trầm cảm thì càng khó tiết ra sữa .

Ngoài ra, việc tiết sữa sau khi sinh phụ thuộc hoàn toàn vào việc tuyến yên tiết ra hóc môn prolactin, bên cạnh việc cho con bú sớm để kích thích tuyến vú thì nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con.

Vì sao mẹ bầu không có sữa

Mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể sản xuất ra được nhiều sữa hơn.

3. Không cho con bú thường xuyên

Tuyến sữa được sản xuất theo nhu cầu bú của bé, nhiều mẹ lo lắng những ngày đầu sau sinh không có đủ sữa cho bú nên tập cho bé bú bình sớm dẫn đến trường hợp bé quen  bú bình và không chịu bú sữa mẹ nữa, bé bú mẹ ít nên cơ thể mẹ không có phản xạ tiết sữa dần dần dẫn tới lượng sữa mẹ bị giảm dần .

4. Tư thế cho con bú sai cách

Bé bú không đúng cách gây ảnh hưởng lớn tới phản xạ tiết hooc môn sản xuất sữa mẹ (Prolactin) và ảnh hưởng xấu tới phản xạ tiết hooc môn bài xuất sữa mẹ . Bé bú đúng cách là ngậm hết quầng thâm vú mẹ, khi bú không phát ra tiếng động chụt chụt… lực mút vú mẹ mạnh và mẹ cảm nhận rõ ràng phản xạ xuống sữa.

Vì sao mẹ bầu không có sữa

Tư thế cho con bú cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa.

5. Dinh dưỡng kém sau sinh:

Dinh dưỡng sau sinh cũng không kém phần quan trọng không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt về thể chất lẫn tinh thần để chăm sóc con chu đáo mà còn là nền tảng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của sữa mẹ. .

Tuy nhiên, nhiều mẹ không bổ sung đủ dinh dưỡng do tập tục, hoàn cảnh hoặc do sợ tăng cân khó lấy lại vóc dáng sau sinh nên giảm ăn gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa của cơ thể. Tình trạng này kéo dài thậm chí sẽ gây mất sữa hoàn toàn nếu không cho trẻ bú.

Làm gì khi không có sữa cho con bú?

Cho bé bú đúng cách :Con bú đúng cách là ngậm đúng khớp bú, ngậm hết quầng thâm núm vú, lực hút mạnh và không gây tiếng động. Mẹ lưu ý khi cho con bú nên âu yếm, vuốt ve, cưng nựng con nhiều hơn. Việc làm này vừa tạo cảm giác gần gũi, tình mẫu tử gắn bó, vừa kích thích phản xạ xuống sữa rõ rệt giúp sữa về nhanh và nhiều hơn.

Cho trẻ bú đều: Cho con bú nhiều và đều sẽ  kích thích giúp tống đẩy sữa ra ngoài tạo không gian cho lần sản xuất sữa tiếp theo, tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu mẹ nên cho trẻ bú. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm… Trong những ngày đầu sữa còn ít, cần cho trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ “về” nhiều hơn. Nếu mẹ đã ít sữa mà lại cho trẻ bú ít hoặc ăn bổ sung sữa ngoài, trẻ sẽ bỏ bú và sữa cạn dần, dẫn đến tình trạng mất sữa. Ngoài ra, trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh rất tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.

Vì sao mẹ bầu không có sữa

Không nên quá kiêng khem, mẹ phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú

Dinh dưỡng đầy đủ: Để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất lượng, người mẹ cần ăn uống đầy đủ. Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày, tương đương khoảng 1/4 lượng thức ăn so với ngày thường. Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm chất bột (cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); Nhóm chất béo (dầu mỡ, bơ, lạc…); Nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín). Mỗi bữa bà mẹ nên ăn thêm một bát cơm hoặc một củ khoai cùng ít thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau củ và quả chín… Ngoài ra, người mẹ cần ăn kiêng những chất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không nên uống các loại thuốc tân dược khi không có chỉ định của bác sĩ.

Uống đủ nước: Cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.

Nghỉ ngơi đầy đủ: các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành.Tránh xa căng thẳng, mệt mỏi, stress, lo lắng… sẽ giúp tinh thần thư thái, thoải mái, vui vẻ từ đó sữa sẽ về nhiều và tốt hơn. Nên ngủ đủ giấc, cho con bú đêm nhiều giúp kích thích tăng hooc môn Prolactin.

Trên đây là các nguyên nhân của việc ít sữa, không có sữa cho con bú và các giải pháp để mẹ có đủ lượng sữa cho con bú. Tốt nhất mẹ nên tự trang bị kiến thức trước và trong suốt thời gian nuôi con sẽ giúp mẹ luôn tự tin nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo Procarevn.vn

Thiếu sữa sau sinh là gì?

  • Thiếu sữa sau khi sinh là hiện tượng vú người mẹ tiết ra rất ít sữa, những người mẹ vừa sinh con mà vú không tiết sữa cho con bú cũng được coi là thiếu sữa.
  • Cần phân biệt thiếu sữa với mất sữa – hiện tượng người mẹ đang có sữa bình thường nhưng vì một lý do nào đó mà tuyến vú đột ngột dừng tuyến sữa.
  • Thiếu sữa thông thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, không gây đau đớn cho người mẹ nhưng ảnh hưởng lớn đến nguồn sữa của mẹ dành cho  bé. Nếu không xử trí kịp thời, người mẹ có thể vĩnh viễn không có  đủ sữa cho con bú.

Những nguyên nhân chính khiến mẹ thiếu sữa

1. Nguyên nhân thiếu sữa do mẹ

  • Mẹ cho bé bú ít, cho bú không đúng tư thế và ngậm bắt núm vú không đúng cách
  • Ngực của mẹ không có đủ mô tạo sữa (phải đi khám mới phát hiện được).
  • Mẹ đã từng phẫu thuật ở ngực, chẳng hạn như nâng ngực, thu nhỏ ngực, xạ trị.
  • Tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, cụ thể làm mẹ thiếu sữa cho con bú ngay sau khi sinh.
  • Ăn uống thiếu chất, kiêng khem quá mức trong thời gian ở cữ hoặc giảm cân sau sinh quá sớm.
  • Thuốc kháng sinh dùng với mẹ sinh mổ làm cản trở sự tiết sữa.
  • Các bệnh về tuyến vú hoặc bất kỳ bệnh lý nào mà mẹ chưa phát hiện ra. Lúc này, thiếu sữa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác

2. Nguyên nhân thiếu sữa do bé

  • Bé bú kém hoặc ngủ li bì làm cữ bú giảm đi.
  • Bé quen với sữa công thức và không còn mặn mà với sữa mẹ.
  • Bé ngậm bắt núm vú không đúng cách.

Cách xử trí khi mẹ bị thiếu sữa hiệu quả nhất hiện nay

  • Thiếu sữa không phải là bệnh và không cần thiết phải dùng thuốc.
  •  Khi thiếu sữa, đừng nghĩ ngay đến việc cho con dùng sữa công thức vì không một loại sữa công thức nào có thể sánh bằng sữa mẹ.
  •  Cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời là món quà tuyệt vời nhất mà mỗi người mẹ nên dành cho con của mình. Vậy mẹ thiếu sữa cho bé bú phải làm sao?

Về phía người mẹ

  • Cho con bú càng nhiều càng tốt cho bé bú cả ngày lẫn đêm : Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu, bé càng bú mẹ nhiều thì hormone prolactin sản xuất ra càng nhiều, kích thích sữa về nhiều hơn. Chú ý đến tư thế bú của con và hoạt động ngậm bắt núm vú
  •  Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng hay bị stress. 
  • Ăn uống đủ chất,   Hàng ngày cần ăn đa dạng thực phẩm
  • Ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng/ ngày
  • Tăng khẩu phần hơn so với bình thường
  • Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm:
  • chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…,
  •  chất béo (dầu, mỡ, bơ),
  •  chất đường bột (gạo, mì, khoai…),
  •  Vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).
  • Nước rất quan trọng đối với các mẹ đang nuôi con nhỏ, bao gồm sữa, nước quả, nước canh, đặc biệt là nước lọc. Lượng nước cần thiết từ 2,5-3 lít nước. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một ly sữa, ban đêm sau khi cho con bú cần uống ngay một ly nước để sữa mau về.
  • Ngoài chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý các mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm lợi sữa có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, các sản phẩm hỗ trợ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà không phải là thuốc.

Về phía em bé

  • Nếu bé ngủ li bì trên 4 tiếng, hãy đánh thức bé để bé bú mẹ.
  •  Dạy cho bé cách ngậm bắt vú mẹ.
  • Hạn chế tối đa việc cho bé dùng sữa công thức. Chỉ dùng khi hoàn cảnh thật sự bắt buộc.

CNHS Trương Thị Hai - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long