Vì sao phải nhịn ăn trước khi mổ

Lưu ý trước và sau khi phẫu thuật

NHỊN ĂN/UỐNG TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT

Để cuộc mổ an toàn tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình Gây mê và Phẫu thuật. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý và tuyệt đối thực hiện theo dặn dò của Bác sĩ liên quan đến việc ăn uống trước mổ.

THỜI GIAN TỐI THIỂU PHẢI NHỊN ĂN, UỐNG  TRƯỚC KHI MỔ

(Áp dụng  cho người bệnh khỏe mạnh, mổ theo chương trình, ở mọi lứa tuổi)

LOẠI THỨC ĂN

THỜI GIAN

TỐI THIỂU PHẢI NHỊN TRƯỚC MỔ

Chất lỏng sạch

nước lọc, nước trà, cà phê, nước hoa quả không có gaz, nước carbonate.

Trước 2 giờ

Sữa mẹ

Trước 4 giờ

Sữa

sữa đặc, sữa tươi các loại: sữa động vật có thời gian tiêu hóa giống như thức ăn rắn.

Trước 6 giờ

Ăn nhẹ

bánh mì, bánh bao, cháo loãng, súp.

Ăn no (bữa chính)

cơm, phở, bún, cháo đặc, thức ăn chiên xào có chất béo.

Trước 8 giờ

  Chú ý:

  1. Không tự ý uống bất cứ loại thuốc gì bệnh nhân mang theo, nếu cần phải uống thuốc Phẫu thuật viên sẽ cho y lệnh và bệnh nhân chỉ được uống với một ngụm nước nhỏ.
  2. Các tình huống đặc biệt sẽ được Bác sĩ chuyên khoa Gây mê Hồi sức tư vấn thêm.

LƯU Ý TRƯỚC PHẪU THUẬT

  1. Nhịn ăn, nhịn uống (nước, sữa, cà phê, trà đặc, kẹo cao su, các chất kích thích...) trước phẫu thuật theo sự hướng dẫn của điều dưỡng.
  2.  Tẩy trang (nếu có trang điểm) và lau sạch sơn móng tay, móng chân trước khi phẫu thuật. Nếu tóc dài nên cột tóc gọn gàng.
  3.  Tắm rửa, vệ sinh răng miệng và vệ sinh vùng mổ bằng xà phòng diệt khuẩn do bệnh viện cung cấp (liên hệ Phòng điều dưỡng).
  4.  Nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, nôn ói, tiêu chảy,…hãy nhấn CHUÔNG GỌI ĐIỀU DƯỠNG ở cạnh giường bệnh.
  5. Đối với bệnh nhân nữ nếu đang có kinh nguyệt phải báo điều dưỡng hoặc bác sỹ phẫu thuật.
  6. Bệnh nhân thay đồ mổ theo hướng dẫn và được điều dưỡng đưa đến phòng mổ. Bệnh nhân mặc áo mổ sao cho phần dây cột ở phía sau lưng (như hình bên). Chú ý: không mặc áo ngực.
  7. Tháo gửi trang sức, tiền, điện thoại cho người nhà hoặc điều dưỡng cất giữ (có ký nhận). Tháo răng giả (nếu có) hoặc báo cho điều dưỡng nếu răng giả không tháo được.

LƯU Ý SAU PHẪU THUẬT

  1. Sau khi cuộc mổ kết thúc, bệnh nhân sẽ được chuyển về phòng Hồi sức để phục hồi sức khỏe. Khi sức khỏe ổn định, bệnh nhân sẽ được điều dưỡng đưa về phòng bệnh. Giờ thăm bệnh ở phòng Hồi sức buổi sáng từ 5h-5h30, buổi tối từ 20h-21h hàng ngày.
  2. Đối với những bệnh nhân có gây tê tủy sống (mũi tiêm ở cột sống thắt lưng) KHÔNG được ngồi và đi lại, NÊN nằm đầu thấp trong vòng 12 tiếng kể từ lúc về phòng bệnh.
  3. Sau phẫu thuật có thể có các triệu chứng buồn nôn, choáng, khó tiểu (do ảnh hưởng của thuốc gây tê, gây mê), đau vết mổ, sưng vùng mổ, sốt, táo bón,… hãy nhấn CHUÔNG GỌI ĐIỀU DƯỠNG để có sự trợ giúp.
  4. Nên ăn, uống các thức ăn mềm, dễ tiêu khi mới xuống phòng bệnh. Đối với bệnh nhân Tai – Mũi – Họng nên ăn nguội, uống lạnh để tránh chảy máu.
  5. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập Vật lý trị liệu sau mổ, KHÔNG tự ý vận động (đối với bệnh nhân mổ cột sống, khớp háng, khớp gối, chấn thương chân) khi chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ hoặc kỹ thuật viên.
  6. Bệnh nhân sẽ được chụp phim, xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ và kết quả sau mổ khi bác sĩ chỉ định (nếu cần).
  7. NHIỄM TRÙNG TIỀM TÀNG có thể xảy ra sau mổ nhiều ngày không thể phát hiện ngay được, vì vậy bệnh nhân phải chích thuốc kháng sinh đủ liều, không xuất viện sớm khi không có sự đồng ý của bác sỹ.
  8. Đối với những bệnh nhân có ký gửi tư trang thì sẽ được điều dưỡng đến tận phòng bệnh giao trả và ký nhận./.

 

Dinh dưỡng với người bệnh ngoại khoa đóng vai trò rất quan trọng để đương đầu với cuộc phẫu thuật mất máu, dịch và sức lực…. Sau phẫu thuật phải có chế độ ăn thật tốt, cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng để chống nhiễm ...

Để đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, xin quý bệnh nhân vui lòng thực hiện các quy định sau:

  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận
TỔNG ĐÀI (7h00-16h30) 028 3844 1399 028 3991 2030
CẤP CỨU/ GỌI XE CỨU THƯƠNG 028 3991 2029 028 3845 6139
HOTLINE BGĐ/ TƯ VẤN CHUYÊN MÔN 0918 47 47 16 0988 08 14 11

ĐẶT LỊCH HẸN (7h00-16h30)

028 3997 3679 028 3997 3679

ĐẶT LỊCH HẸN (sau 16h30)

028 3991 2029 028 3845 6139
SỞ Y TẾ 0967 77 10 10  

VÌ SAO PHẢI NHỊN ĂN TRƯỚC MỔ

“Nhịn ăn uống trước mổ”, là quy định người bệnh không được ăn uống trong một khoảng thời gian nào đó trước khi tiến hành gây mê-phẫu thuật nhằm giúp ngăn ngừa tổn thương phổi do hít sặc.

Tổn thương phổi do hít sặc là một biến chứng rất nghiêm trọng do người bệnh hít vào phổi dịch và thức ăn từ dạ dày trào lên sau khi dẫn mê, trong quá trình mổ hoặc giai đoạn hồi tỉnh. Dạ dày đầy là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến tổn thương phổi do hít sặc. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa nhất là khi người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng bảo vệ đường thở trong giai đoạn chu phẫu.

Chuẩn bị đường ruột : nếu phẫu thuật tiến hành trên một đoạn thuộc hệ thống tiêu hóa,sự hiện diện của thức ăn còn tồn đọng trong ruột có thể sẽ làm cuộc mổ thêm khó khăn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì vậy, việc ăn hoặc uống trước khi phẫu thuật có thể khiến cuộc mổ bị hủy bỏ.

Trong các trường hợp mổ cấp cứu thì không đặt nặng vấn đề nhịn ăn uống trước gây mê-phẫu thuật vì tính chất khẩn cấp của bệnh và đương nhiên phải chấp nhận nguy cơ của các biến chứng liên quan

Hiệp Hội Gây Mê Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến cáo về thời gian nhịn ăn uống trước khi gây mê, gây tê hay tiền mê:

Chất lỏng sạch : 2 giờ (nước lọc,nước trà,cà phê đen,

nước hoa quả không có gaz, nước carbonate).

Sữa mẹ : 4 giờ.

Sữa công thức : 6 giờ.

Thức ăn lỏng, đặc : > 6 giờ.

Lưu ý :

Không tự ý uống bất cứ loại thuốc gì bệnh nhân mang theo, nếu cần phải uống thuốc Phẫu thuật viên sẽ cho y lệnh và bệnh nhân chỉ được uống với một ngụm nước nhỏ.

Các tình huống đặc biệt sẽ được Bác sĩ chuyên khoa Gây mê Hồi sức tư vấn thêm.

========= =========

Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương

Thời gian làm việc: 24/24 - Tất cả các ngày trong tuần

Hotline: 0866.606.714

Địa chỉ : 151 Huỳnh Văn Cù, P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

#HoanMyBinhDuong

#Hanhtrinhhanhphuc

Đây là nguyên tắc thường được khuyến khích bởi các bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật trong ít nhất vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, nguyên tắc nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm trước khi phẫu thuật thường được đưa ra một cách chung chung, không quan tâm đến loại phẫu thuật, thời gian tiến hành phẫu thuật vào ngày hôm sau, tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Điều này lại gây nên một số bất hợp lý. Vậy đâu là hướng dẫn đúng nhất dành cho người bệnh?

Khi gây mê hoặc do tác dụng phụ của các thuốc được sử dụng trong suốt quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ có thể bị nôn ói. Nếu không tuân thủ nguyên tắc nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật, các thức ăn đã được ăn vào trong dạ dày chưa được tiêu hóa kịp, có thể trào ngược trở lại và người bệnh có thể hít vào đường thở gây tắc đường hô hấp, gây viêm phổi rất nguy hiểm. Quy định này được tạo ra như là một biện pháp phòng ngừa giúp cho an toàn người bệnh, đảm bảo dạ dày của người bệnh hầu như trống rỗng trước khi thực hiện một số loại phẫu thuật. Trong thực tế, một số người bệnh khi được thực hiện một số tiểu phẫu thuật (như mổ một bướu nhỏ ở tay, cấy que tránh thai,…) chỉ cần gây tê tại chỗ, trong những trường hợp này, người bệnh có thể ăn uống ngay cả trước khi phẫu thuật mà vẫn an toàn. Vậy đâu là hướng đúng nhất?

Nhịn ăn uống từ nửa đêm (NPO – nil per os, nothing by mouth)

Quan điểm nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm trước phẫu thuật đã được đưa ra trong những năm 1950 khi có những báo cáo về cái chết của hai phụ nữ mang thai trong quá trình sinh, khi các chất trong dạ dày bị trào ngược và bị hít vào đường hô hấp.

Vì sao phải nhịn ăn trước khi mổ

NPO là viết tắt của “nil per os”, một cụm từ tiếng Latin có nghĩa là “không gì cả bằng miệng”. Ý tưởng là khi nhịn ăn ít nhất tám tiếng đồng hồ trước khi phẫu thuật, dạ dày của người bệnh hầu như trống rỗng, làm giảm khả năng người bệnh hít các chất từ đường tiêu hóa khi được gây mê. Một lý do thứ hai là người bệnh ít có khả năng bị nôn do thuốc gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật nếu dạ dày trống rỗng.

Tuy nhiên, việc nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm trước phẫu thuật, không phải lúc nào cũng làm cho dạ dày của người bệnh được trống hoàn toàn và không phù hợp với tất cả các loại phẫu thuật. Trong quy trình phẫu thuật trước đây, người bệnh sẽ phải nghỉ qua đêm trong bệnh viện trước khi phẫu thuật và sẽ được đưa vào phòng mổ lúc bình minh, làm cho việc nhịn ăn uống từ nửa đêm có thể thực hiện được. Ngày nay, hầu hết các ca phẫu thuật được chuẩn bị trước mổ trong giai đoạn ngoại trú. Điều này có nghĩa là người bệnh ở nhà vào đêm trước khi phẫu thuật. Việc để một người bệnh bắt đầu nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm cho đến khi cuộc phẫu thuật bắt đầu lúc 3 giờ chiều ngày hôm sau có thể nói là quá dài và có phần bất hợp lý.

 Nhịn ăn 8 giờ và nhịn uống 2 giờ trước phẫu thuật

Vào khoảng cuối thế kỷ 20, khoảng ba mươi nghiên cứu đã được công bố cho thấy, người bệnh uống các chất lỏng cho đến 2 giờ trước phẫu thuật có dạ dày trống hơn so với những người đã nhịn ăn từ tối hôm trước. Các nghiên cứu này chống lại quan điểm trước đây rằng, nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm là hiệu quả nhất để chuẩn bị cho người bệnh phẫu thuật. Sau khi nghiên cứu lại, người ta thấy rằng để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật, nhiều người bệnh sẽ ăn bữa tối ngay trước nửa đêm. Bữa ăn đó sẽ vẫn còn trong dạ dày của họ qua đêm, hầu như được tiêu hóa vào thời điểm họ đến bệnh viện để chuẩn bị phẫu thuật. Đối với nhiều bệnh nhân, việc uống nước vào buổi sáng phẫu thuật có thể làm giảm cảm giác sợ hãi của họ trước phẫu thuật.

Dựa trên y học chứng cứ ngày nay, nhiều bác sĩ gây mê đang thay đổi hướng dẫn của họ về việc nhịn ăn trước khi phẫu thuật. Một số nghiên cứu nổi bật đã được tiến hành trong những năm gần đây cho thấy, việc cho phép người bệnh uống chất lỏng cho đến hai giờ trước khi phẫu thuật không làm tăng nguy cơ hít các chất trong đường tiêu hóa vào đường thở hoặc biến chứng khác. Người bệnh được uống nước rõ ràng sẽ cảm thấy ít lo lắng hơn, lượng dịch cần phải truyền ít hơn trong và sau phẫu thuật. Nhiều người bệnh cũng có cảm giác tốt hơn, không cảm thấy căng thẳng như những trường hợp nhịn ăn uống từ nửa đêm trước phẫu thuật.

Vì sao phải nhịn ăn trước khi mổ

 Hướng dẫn mới của Hiệp Hội gây mê Hoa Kỳ 2017

Trước khi phẫu thuật, người bệnh nên nhịn ăn các thức ăn đặc ít nhất 8 giờ trước phẫu thuật, nhưng vẫn có thể uống các chất lỏng trong cho đến 2 giờ trước khi làm thủ thuật. Chất lỏng trong suốt bao gồm nước suối, nước trái cây, cà phê và trà không có sữa. Tuyệt đối không uống rượu bia trước phẫu thuật. Do hàm lượng chất đạm và chất béo cao trong sữa công thức, người bệnh nên nhịn uống sữa công thức 6 giờ trước khi phẫu thuật vì sữa công thức cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn các chất lỏng khác.

Đặc biệt, nếu người bệnh không thể nhịn đói để đợi đến thời điểm phẫu thuật (thời điểm bắt đầu phẫu thuật chậm hơn nhiều so với dự kiến do nhiều nguyên nhân như bệnh đông, xuất hiện các ca mổ cấp cứu cần phải thực hiện trước ca của mình,…) hoặc cảm thấy phải ăn thứ gì đó trong vòng 8 giờ trước khi phẫu thuật (thai phụ), người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê. Lúc này, bánh mì nướng hoặc bánh quy là có thể sử dụng vì chúng khá dễ tiêu hóa hơn so với các loại thức ăn khác.

TS. BS Nguyễn Hữu Trung

– Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM

Trưởng Phòng khám Phụ Sản Hoàng Gia