Vì sao sau khi sử dụng vi sinh vật để ủ lên men, thức an lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn

Tóm tắt lý thuyết

  • Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động của nấm men và các loại vi sinh vật có ích.

  • Do thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào vi sinh vật là prôtêin nên sự có mặt của chúng làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn.

  • Nguyên liệu thức ăn và các điều kiện về thời gian, độ ẩm thich hợp là môi trường vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối nhân nhanh.

  • Quá trình hành động của vi sinh vật còn sinh ra các chất khác như: vitamin, axit amin, các hoạt chất sinh học, làm tăng gía trị dinh dưỡng của thức ăn.

  • VD:  ủ lên men thức ăn nhờ vi sinh vật như nấm men, vi khuẩn...

  • Tác dụng:

    • Bảo quản thức ăn tốt hơn

    • Bổ sung làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn

  • Nguyên lí:

    • Cấy nấm men hay vi khẩn có giá trị dinh dưỡng thấp.

    • Ủ hay lên men thức ăn.

    • Thu được thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

  • Ví dụ: chế biến bột sắn nghèo prôtêin thành bột sắn giàu prôtêin.

  • Kết quả: hàm lượng prôtêin trong bột sắn được nâng lên từ 1,7% lên 35%.

Vì sao sau khi sử dụng vi sinh vật để ủ lên men, thức an lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn

Sơ đồ nguyên lý chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh vật

3. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi:

  • Nguyên liệu: dầu mỏ, paraphin, phế liệu nhà máy đường...

  • Điều kiện sản xuất: nhiệt độ, không khí,độ ẩm... để vi sinh vật phát triển thuận lợi trên nguồn nguyên liệu, các chủng vi sinh vật đặc thù với từng loại nguyên liệu

  • Sản phẩm: thức ăn giàu prôtêin và vitamin

  • Ví dụ : Quy trình chế biến bột sắn giàu Protein

Vì sao sau khi sử dụng vi sinh vật để ủ lên men, thức an lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn

  • Lợi ích: tạo nguồn thức ăn giàu prôtêin từ các nguyên liệu nghèo chất dinh dưỡng và rẻ tiền

  • Quy trình:

    • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu (phế liệu công nghiệp, nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm).

    • Bước 2: Cấy chủng vi sinh vật đặc thù.

    • Bước 3: Ủ hay lên men.

    • Bước 4: Tách lọc, tinh chế.

    • Bước 5: Thu thức ăn giàu dinh dưỡng.

Bài tập minh họa

Trình bày quá trình ủ men  rượu với các loại thức ăn giàu tinh bột?

Hướng dẫn giải

  • Giã nhỏ bánh men rượu, trộn đều với thức ăn

  • Vẩy nước vào cho bột đủ ẩm

  • Cho vào vại, thúng đậy kín để nơi ấm, kín gió

  • Ủ cho lên men rượu sau 20 -24 h kiểm tra thấy thức ăn có mùi thơm, ấm lên

  • Lấy thức ăn hoà với nước cho lợn ăn sống

  • Lần 2  dùng 30% thức ăn đã ủ trộn với thức ăn mới rồi ủ tiếp, Sau 1 tuần thay men mới.

Bài 2:

Nêu nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh và trình bày quy trình công nghệ chế biến bột sắn nghèo protein thành bột sắn giàu protein.

Hướng dẫn giải

  • Nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh: dùng một số chủng vi sinh vât (nấm, vi khuẩn) có lợi nhất đinh, cho chúng phát triển thuân lợi trong thức ăn giàu tinh bột để tăng nhanh số lượng. Khi dùng thức ăn này ngoài chất dinh dưỡng thức ăn cộng thêm dinh dưỡng do vi sinh vât tạo ra và prôtêin của vi sinh vât. Đây là nguồn cung cấp prôtêin vi sinh vât quan trọng cho vât nuôi.

  • Cần ủ để bột sắn lên men vì: 

    • Trong môi trường nhiều tinh bột nấm men phát triển và sinh sản rất nhanh chóng làm cho số lượng nấm, men tăng lên rất nhanh. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là prôtêin, ngoài ra vi sinh vật còn sản sinh ra các axit amin, vitamin và enzim có hoạt tính sinh học cao.

    • Khi vât nuôi ăn thức ăn lên men, đã tiêu hóa thức ăn cộng với một số lượng vi sinh vât khổng lồ bổ sung thêm nguồn prôtêin hoàn hảo từ vi sinh vât và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vây thức ăn tinh bột được biến thành thức ăn giàu prôtêin, chất lượng biến đổi rõ rệt.

Lời kết

Sau khi học xong bài Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi

  • Biết được nguyên lí của việc chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh vật

  • Biết mô tả được quy trình sản xuất thức ăn giàu Protein và vitamin từ vi sinh vật

1. Phương pháp "ủ men" thức ăn là gì?

Từ những năm 1990 trở về trước, chăn nuôi lợn tập trung  phát triển rất mạnh với những nông trường quốc doanh chăn nuôi lợn có ở khắp các tỉnh phía Bắc và những trại chăn nuôi tập thể cũng khá lớn ở hầu hết các Hợp tác xã nông nghiệp. Trực thuộc Hà Nội ngày ấy cũng đã có 4 nông trường chăn nuôi lợn lớn là Tam Thiên Mẫu, Toàn Thắng, Đông Anh I, Đông Anh II với quy mô hàng vạn lợn mỗi nông trường.

Thức ăn dùng trong các nông trường chăn nuôi một phần do xí nghiệp sản xuất thức ăn cung cấp, một phần do tự phối chế; Thức ăn dùng ở các trại chăn nuôi hợp tác xã hầu hết là tự lo. Có thể thấy một đặc điểm nổi bật ở thời kỳ đó là chất lượng thức ăn tinh rất kém. Thức ăn đạm trong hỗn hợp chủ yếu là bột cá mặn. Nhiều cơ sở chăn nuôi dùng thức ăn tinh chỉ là hỗn hợp các thức ăn tinh bột (bột ngô, thóc nghiền, cám gạo, sắn nghiền…). Hầu như thiếu nguồn Premix vitamin, khoáng bổ sung. Vì vậy hiệu quả chăn nuôi đạt rất thấp. Tăng trọng hàng tháng ở giai đoạn sau cai sữa chỉ từ 2 - 4 kg/tháng, giai đoạn vỗ béo từ 5 - 8 kg/tháng. Cho nên tiêu tốn thức ăn lớn, thời gian nuôi kéo dài.

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đầu những năm 1960 các chuyên gia chăn nuôi đã tập trung nghiên cứu phương pháp chế biến thức ăn bột nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu của chúng. Một phương pháp được áp dụng có hiệu quả là phương pháp “lên men". Cấy giống nấm men trực tiếp vào thức ăn bột có độ ẩm thích hợp, để ở nhiệt độ 25 - 30oC, sau 24 - 36 giờ thức ăn có mùi thơm rượu mát là có thể cho ăn. Có những nơi sử dụng nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae), có những nơi sử dụng bánh men thuốc bắc (dùng để nấu rượu) để lên men thức ăn đã cho hiệu quả tốt đối với tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn. Phương pháp lên men trực tiếp thức ăn được gọi với tên thông dụng là “Ủ men". Sau các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên các loại lợn cũng như sự hoàn thiện về phương pháp ủ mà phương pháp “Ủ men" đã trở lên phổ biến ở các nông trường trạm, trại chăn nuôi và ở các hộ chăn nuôi gia đình trong nhiều năm. Tuy nhiên việc sử dụng giống nấm men gì sau đó còn được nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

2. Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay có nên sử dụng phương pháp "ủ men" thức ăn?

Phương thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn hiện nay chủ yếu là:

- Dùng thức ăn hỗn hợp sẵn.

- Dùng thức ăn đậm đặc phối trộn với vài loại thức ăn tinh bột nào đó tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hộ và mỗi đơn vị chăn nuôi.

Mặc dầu thức ăn dùng trong chăn nuôi hiện nay có thành phần dinh dưỡng khá đầy đủ, đáp ứng được trên cơ bản yêu cầu cho tăng trưởng của lợn. Tuy nhiên phải thấy rằng trong hỗn hợp thức ăn thì tỷ lệ các chất bột (cám, ngô, khoai, sắn…) vẫn rất lớn, vì vậy thực hiện sự lên men các chất bột này bằng phương pháp “Ủ men" chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong chăn nuôi nhất là đối với những cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn đậm đặc. Tiến hành “Ủ men" các thức ăn bột sau đó trộn với thức ăn đậm đặc cho ăn sẽ có tác dụng giống như nhiều thực nghiệm trước dây đã chứng minh:

- Nâng cao được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn bột.

- Tăng tính thèm ăn của lợn do đó tăng được lượng thức ăn thu nhận.

- Tăng được tỷ lệ tiêu hoá hấp thu đối với các thành phần của thức ăn bột.

- Lợn ít bị bệnh đường ruột.

Trên cơ sở đó lợn sẽ tăng trọng tốt hơn, giảm tiêu tốn thức ăn và nâng cao được hiệu quả kinh tế.

3. Men ủ vi sinh hoạt tính là gì?

Phương pháp “Ủ men" thức ăn đã được áp dụng rộng rãi và được thừa nhận là đã đem lại hiệu quả thiết thực cho chăn nuôi. Tuy nhiên do việc sử dụng giống nấm men chưa chọn lọc và nhiều nơi đã dùng trực tiếp men nấu rượu để “Ủ men" nên không đem lại hiệu quả cao và đôi khi còn gây những thiệt hại nào đó cho người chăn nuôi. Ví dụ: Dùng men nấu rượu để “Ủ men", thức ăn lên men có mùi rượu nồng và rất nhanh bị biến chua khi thời tiết nóng, làm cho lợn thu nhận thức ăn ít, gây lãng phí thức ăn và tăng trọng không cao. Cho nên một số đơn vị, cơ quan khoa học đã tập trung vào việc tìm ra các giống nấm men thích hợp nhằm dùng để ủ men đem lại hiệu quả tốt cho chăn nuôi.

“Men Vi Sinh Hoạt Tính" là một tổ hợp gồm 04 chủng nấm men thuộc 03 giống Saccharomyces, Endomycopsis và Torulopsis. Các chủng nấm men này được tách và chọn lọc ra từ nhiều năm. Các chủng nấm men được nhân và giữ giống trên môi trường thạch nghiêng và chúng được sử dụng để nhân giống trên môi trường tổng hợp theo một quy trình đặc biệt để được một chế phẩm men cấp I. Men cấp I sau đó được nhân tiếp qua môi trường bột để được men cấp II và được đóng túi thành chế phẩm “Men Vi Sinh Hoạt Tính" cung cấp cho người tiêu dùng.

“Men Vi Sinh Hoạt Tính" đã được sử dụng khá rộng rãi trong chế biến thức ăn chăn nuôi lợn ở nhiều nông trường, trạm trại chăn nuôi quốc doanh, hợp tác xã và nhiều hộ chăn nuôi cá thể hàng chục năm trước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển đàn lợn ở các tỉnh phía Bắc.

4. Đặc điểm của "men vi sinh hoạt tính" là gì?

“Men Vi Sinh Hoạt Tính" gồm 04 chủng nấm men được chọn lọc đạt các yêu cầu sau:

- Nấm men có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt số lượng tế bào lớn sau một thời gian nuôi cấy.

- Có khả năng sinh ra các men (Enzim) chuyển hoá đạm (proteaza), chuyển hoá tinh bột (amylaza) lớn, các men sinh ra có hoạt tính cao.

- Có khả năng phát triển tốt trên tất cả các loại thức ăn tinh bột khác nhau.

- Cho mùi thơm rượu mát pha mùi quả chín và nồng rượu đạt thấp trong môi trường lên men.

- Cú khả năng thích ứng tốt trong môi trường có các điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ, độ pH, độ thông khí…) biến đổi.

Do vậy “Men Vi Sinh Hoạt Tính" có những đặc điểm về lên men sau:

- Tạo ra những biến đổi rừ rệt cho các loại thức ăn tinh bột sau khi “ủ men" về trạng thái, mùi vị và chất lượng. Thức ăn được làm mềm, có mùi vị thơm ngon hơn và giá trị dinh dưỡng cao hơn.

- Thức ăn lên men có thể giữ được trong vài ngày mà vẫn giữ nguyên được mùi thơm dịu, nồng độ rượu không tăng và không bị chua mốc như khi dùng các loại men khác để “ủ men" thức ăn. Do đó các cơ sở chăn nuôi có thể chỉ cần tiến hành cho “ủ men" một lần để đủ cho số lượng thức ăn cho ăn vài ngày. Điều này làm giảm nhân công chế biến cũng như có thể thực hiện cơ giới hoá trong việc “ủ men".

- Có thể dùng “Men Vi Sinh Hoạt Tính" để lên men thức ăn quanh năm, do không đòi hỏi những điều kiện quá khắt khe trong bảo quản và sử dụng, nên rất dễ dàng và thuận tiện cho người chăn nuôi.

5. Hiệu quả, tác dụng của thức ăn ủ men trong nuôi dưỡng lợn?

- Cho tăng trọng cao hơn và giảm được tiêu tốn thức ăn. Các thực nghiệm đã chứng minh lợn cho ăn thức ăn “ủ men" cho tăng trọng hàng tháng cao hơn 14 - 27% và thức ăn tiêu tốn giảm 7 - 22% so với lợn ăn sống không “ủ men".

- Tăng sức đề kháng giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột.

- Cho phép sử dụng các nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp (sắn) và tận dụng các nguồn thức ăn ít có giá trị khác như phế phụ phẩm (bã sắn, bã dong riềng…) hay các loại thức ăn bị hôi hay chớm mốc để chăn nuôi.

- Cho chất lượng thịt tốt hơn: Thịt sạch, nhiều nạc và có mùi vị thơm ngon khi chế biến.

- Tạo cho môi trường ít bị ô nhiễm.

6. Tại sao cho ăn thức ăn ủ men bằng "men vi sinh hoạt tính" lại cho tăng trọng cao hơn?

Chúng ta đều biết rằng nếu đem muối một số loại rau sống sẽ thành dưa chua hay đem thịt lợn sống nghiền nhỏ trộn với một số phụ gia gói lại để vài ngày sẽ thành nem chua. Đây là những thức ăn không qua nấu chín nhưng ăn ngon, dễ tiêu hoá mà nếu ăn một số loại rau sống hay thịt sống chắc chắn sẽ khó ăn, tiêu hoá kém hoặc không tiêu hoá. Vậy điều gì đã tạo ra sự biến đổi này.

Quá trình biến đổi rau sống thành dưa chua, thịt sống thành nem chua được gọi chung là quá trình lên men.

Quá trình lên men được coi như là quá trình “nấu chín" thức ăn không dùng nhiệt, đó là quá trình làm “chín sinh học".

Quá trình này do một số vi sinh vật có lợi có sẵn ở trong tự nhiên như vi khuẩn lactic (loại vi khuẩn này cũng dùng để làm sữa chua), vi khuẩn axetic (tạo ra axit axetic - dấm ăn) hay nấm men (thường dùng trong nấu rượu, làm bia, làm nở bột mì…) đã gây ra những chuyển hoá hoá học làm biến đổi về trạng thái, kết cấu, mùi vị của thức ăn. Những biến đổi này đều là có lợi, nó làm tăng giá trị dinh dưỡng, tăng sự tiêu hoá hấp thu đối với các loại thức ăn sau lên men.

Việc đem các thức ăn tinh bột sống (cám, ngô, khoai, sắn…) tiến hành “ủ men" cũng là thực hiện sự lên men bởi nhóm vi sinh vật có lợi là nấm men, nhưng điều khác với lên men tự nhiên ở trên là giống nấm men dùng lên men đã được tách, chọc lọc và được giữ giống. Điều này sẽ tạo cho quá trình lên men nhanh và chất lượng thức ăn được tốt hơn. Quá trình lên men này cũng làm “chín sinh học" các thức ăn tinh bột sống, có lợi cho nuôi dưỡng lợn mà điều trước hết có thể thấy là sự tăng trọng nhanh.

Nguyên nhân là do:

- Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ; Giá trị dinh dưỡng được tăng lên chủ yếu là do sự cải thiện chất lượng của chất đạm trong thức ăn tinh bột và sự tăng lên của Vitamin nhóm B cũng như sự tăng lên một lượng Protein đáng kể nếu trong thức ăn ủ có bổ sung thêm đạm vô cơ như (NH4)2SO4.

Như ta đã biết thành phần đạm trong thức ăn tinh bột thấp và chất lượng kém hơn so với đạm động vật. Chất lượng đạm kém là do thành phần các axit amin không cân đối và các axit amin không thay thế không đầy đủ. Sau khi “ủ men" các tế bào nấm men sẽ sinh trưởng phát triển nhanh chóng và đạt tới số lượng rất lớn trong một thời gian. Trong tế bào nấm men có hàm lượng Protein cao, đạt khoảng 48 - 52% và chất lượng Protein có giá trị ngang với Protein động vật. Vì vậy có thể nhận thấy nấm men đã chuyển chất đạm trong thức ăn tinh bột có giá trị thấp thành Protein của nấm men có giá trị cao hơn nên đã giúp cải thiện được chất lượng của đạm trong thức ăn tinh bột. Mặt khác nếu khi “ủ men" ta cho vào một lượng đạm vô cơ nhất định như (NH4)2SO4 thì nấm men sẽ sử dụng được nguồn đạm này để tổng hợp thành Protein của bản thân nó và như vậy sẽ làm tăng thêm được lượng Protein đáng kể trong thức ăn ủ. Ngoài ra trong quá trình sinh trưởng phát triển nấm men còn sinh tổng hợp được một lượng vitamin nhóm B trong thức ăn.

- Đặc biệt sự hình thành hợp chất kích thich sinh trưởng không xác định trong môi truờng lên men - UFG (unknow growth factor).

- Tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất khi cho ăn thức ăn “ủ men" là do:

+ Do tác động của các men như proteza, amylaza, catalaza, lactaza, mantaza, lipaza, sellulaza do nấm men sinh ra đã tạo ra sự biến đổi các thành phần như sơ, đạm, bột đường, chất béo… có trong thức ăn từ dạng khó tiêu hoá thành dạng dễ tiêu hoá, hấp thu hơn. Ví như các tế bào nấm men đã lên men cơ chất của bột ngũ cốc như polysaccharid peptit thành các chuỗi oligosaccharid và peptit nhỏ hơn.

+ Do sự hình thành một số hợp chất hữu cơ như rượu, axit hữu cơ, este…nên thức ăn lên men có mùi vị thơm ngon đã kích thích sự  tăng tiết dịch vị và tăng hoạt hoá các men tiêu hoá trong dạ dày ruột do đó làm tăng khả năng tiêu hoá. 

Sự tăng tiêu hoá hấp thu đã được nhiều thực nghiệm khoa học xác định:

Tỷ lệ tiêu hoá Protit tăng từ 55,95% lên 65,09%.

Tỷ lệ tiêu hoá bột đường tăng từ 71,72% lên 75,58%.

Tỷ lệ tiêu hoá chất béo tăng từ 61,45% lên 62,74%.

- Tăng khả năng thu nhận thức ăn:

Do thức ăn có mùi vị thơm ngon nên đã kích thích tính thèm ăn của lợn do vậy lợn ăn tốt hơn, thu nhận được lượng thức ăn nhiều hơn và không bỏ thừa thức ăn.

Với các lý do trên, lợn ăn thức ăn lên men sẽ có tăng trọng tốt hơn và do vậy sự tiêu tốn thức ăn cũng thấp hơn so với ăn sống không “ủ men"

7. Tại sao lợn ăn thức ăn "ủ men" lại ít bị mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột?

Do hai lý do sau đây:

- Do tăng khả năng để kháng của lợn: Như đã đề cập ở trên, lợn ăn thức ăn “ủ men" sẽ ăn được nhiều hơn, tiêu hoá hấp thu tốt hơn và do được bổ sung các chất dinh dưỡng có giá trị như các axit amin không thay thế, các vitamin… cho nên lợn sinh trưởng phát triển nhanh, sức khoẻ tốt do đó có sức kháng bệnh cao.

- Do thành phần các chất dinh dưỡng của bản thân tế bào nấm men và các chất dinh dưỡng được hình thành do tác dụng chuyển hoá của tế bào nấm men đối với cơ chất của bột ngũ cốc khi lên men như glucan, manan (trong vỏ tế bào); nucleotit, oligosaccharid… (trong tế bào nấm men và trong môi trường) có tác dụng làm tăng cường phản ứng miễn dịch, tăng cường sự đối kháng chống lại vi khuẩn có hại và gây bệnh trong đường ruột…

Glucan - manan: Làm chất dinh dưỡng cho vi khuẩn có ích trong ruột động vật; làm tăng phản ứng miễn dịch; thu hút vi khuẩn có hại (E. coli) ngăn không cho chúng dịnh cư tại ruột.

Fructo - oligosaccharid (FOS): là cơ chất cho vi khuẩn có ích, tạo môi trường sạch, kích thích tiêu hoá thức ăn trong đường ruột.

PSP (polisaccharid peptit): Là chất tăng khả năng miễn dịch quan trọng.

Một số nucleotit: có vai trò quan trọng trong tăng khả năng miễn dịch.

- Do trong thức ăn “ủ men" có các tế bào nấm men sống và thành phần các chất hữu cơ như rượu, axit hữu cơ nên đã có sự đối kháng làm ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

8. Tại sao thức ăn ủ men sẽ làm cho môi trường ít bị ô nhiễm? Do lượng phân thải ra ít hơn hay do mùi hôi giảm đi?

Như trong câu 06 có nói đến việc tăng tỷ lệ tiêu hoá thành phần các chất trong thức ăn “ủ men". Việc tăng tỷ lệ tiêu hoá cũng có nghĩa là làm giảm việc thải các chất chưa tiêu hoá qua phân, đặc biệt là  thành phần chất đạm (protit). Protit là cơ chất chủ yếu để các vi khuẩn thối rữa trong ruột già tiến hành lên men sinh ra các chất thối.

Một lý do nữa như đã đề cập đến ở câu 07 là do tác động của các hợp chất hữu cơ  và một lượng lớn tế bào nấm men sống được sinh ra trong thức ăn “ủ men" đã ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn thối rữa do đó hạn chế được quá trình lên men thối rữa, làm giảm sự hình thành các hợp chất amin hữu cơ thối độc như indon, skandon, cadeverin… và các chất khí độc khác như NH3, H2S, CO2,… trong phân.

Qua thực nghiệm cũng như sự theo dõi quan sát của người chăn nuôi đều nhận thấy rằng lợn ăn thức ăn “ủ men" có lượng phân thải ra ít, phân thành khuôn và ít thối hơn so với lợn ăn thức ăn sống không qua “ủ men".

9. Có thể nêu rõ hơn lợi ích khác mà "men vi sinh hoạt tính" mang lại?

Những lợi ích đó là:

- Có thể tăng tỷ lệ sắn dùng trong khẩu phần thức ăn. Như ta đã biết nếu dùng sắn với tỷ lệ cao trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn sẽ làm cho lợn bị chậm lớn, lông xù, da mốc là do sắn có giá trị dinh dưỡng thấp và đặc biệt là có thành phần chất độc đó là axit xyanhydric (HCN).

Hiện nay nhiều địa phương vẫn còn trồng nhiều sắn. Cho nên dùng men vi sinh hoạt tính để lên men sẽ tăng được tỷ lệ sắn dùng mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng bình thường của lợn sẽ có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển chăn nuôi ở những địa phương này.

Kết quả phân tích sự biến đổi thành phần của sắn lên men có bổ sung thêm 0,15% đạm vô cơ (NH4)SO4 như bảng sau:

Thành phần

Bã sắn khô

Bột sắn khô

0 giờ

48 giờ

0 giờ

48 giờ

Protein (%)

1,73

2,15 ( 24,3%)

1,6

2,09 (30,6%)

Cacbonhydrat (%)

73,4

62,7 (14,6%)

0

70,3 (12,7%)

HCN (mg%)

1,08

0,69 (37,1%)

2,65

0,97 (63,4%)

Rượu Ethylic (mg/g)

0

1,2

0

2,3

Qua bảng trên có thể thấy chất độc (HCN) trong sắn giảm đi đáng kể, đặc biệt khi lên men bột sắn (giảm 63,4%), điều này sẽ giảm rất lớn tác dụng có hại do HCN gây ra nếu cho ăn với tỷ lệ bột sắn cao trong khẩu phần. Qua kết quả trên còn nhận thấy tỷ lệ Protein tiêu hoá trong sắn đã được tăng lên do tế bào nấm men đã sử dụng được thành phần đạm vô cơ để tổng hợp lên thành phần Protein của bản thân chúng, điều này đã làm cho giá trị dinh dưỡng của bột sắn tăng lên. Kết quả phân tích này cũng chứng minh rõ thêm phần nội dung đã được nêu trong câu 06.

- Cho phép dùng các loại thức ăn đã bị giảm chất lượng (có mùi hôi hoặc chớm mốc) để chăn nuôi. Do tác dụng khử độc của nấm men và sự hình thành các hợp chất hữu cơ có mùi vị đặc trưng sau quá trình “ủ men" mà các thức ăn kém phẩm chất này sẽ được dùng bình thường mà không gây ngộ độc cho gia súc.

10. Vì sao thức ăn hỗn hợp sẵn, thức ăn đậm đặc và các loại thức ăn bổ sung đều không “ủ men"?

Mục đích của “ủ men" thức ăn là nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của những loại có giá trị dinh dưỡng không cao, không hoàn thiện, vì thế những loại thức ăn trên nếu đem “ủ men" sẽ không đem lại lợi ích gì mà lại còn làm tổn thất một phần giá trị dinh dưỡng vì chúng là  các loại thức ăn khá hoàn thiện hoặc có giá trị dinh dưỡng cao nói chung hoặc về một mặt nào đó.

- Thức ăn hỗn hợp và đậm đặc: Trong những loại thức ăn có hàm lượng Protein tiêu hoá  cao - nguồn đạm có giá trị dễ tiêu hoá hấp thu; chứa các thành phần Premix vitamin, khoáng vi lượng và các chất bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao khác. Nếu đem các loại thức ăn này “ủ men" các tế bào nấm men trước tiên sẽ sử dụng nguồn đạm, vitamin và các thành phần có giá trị có trong thức ăn làm nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển. Đương nhiên sự phát triển số lượng tế bào nấm men lớn sẽ có sự tổng hợp lên một lượng Protein tiêu hoá trong tế bào lớn và một lượng vitamin nhóm B trong thức ăn, nhưng rõ ràng việc chuyển đổi này là không cần thiết bởi lẽ chuyển một thành phần dinh dưỡng từ dạng này sang dạng khác có giá trị tương đương đã không đem lại lợi ích gì trái lại còn gây ra những tổn thất về dinh dưỡng, đặc biệt là sự tiêu hao một lượng đường đáng kể trong thức ăn để làm nguồn năng lượng cho nấm men phát triển.

Như vậy có thể thấy thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh không cần “ủ men". Nếu dùng thức ăn đậm đặc thì trước hết cần “ủ men" các loại thức ăn bột đường (cám, ngô, khoai, sắn…) sau đó mới đem trộn với thức ăn đậm đặc.

- Các thức ăn bổ sung (men tiêu hoá, premix vitamin, khoáng): là các loại thức ăn đã có giá trị cao về một mặt dinh dưỡng nào đó ( vitamin, axit amin, khoáng vi lượng…) nên chỉ dùng để trộn với thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn bột đường đã qua “ủ men" trước khi cho ăn nhằm tạo ra sự cân bằng về dinh dưỡng hơn cho nuôi dưỡng gia súc mà không cần có một sự tác dụng nào thêm

11. Men “Vi sinh hoạt tính" có gì khác với các loại men đang lưu hành trên thị trường?

Hiện nay trên thị trường có lưu hành nhiều sản phẩm dùng trong nuôi dưỡng gia mà người ta quen gọi là “men" như: Men tăng trọng, men siêu tốc, men tiêu hoá, men dinh dưỡng, men vi sinh…trong đó nhiều nhất là men tiêu hoá.

Trước hết ta phải thấy, tuy có rất nhiều sản phẩm men khác nhau nhưng quy tụ lại chỉ thuộc vào 2 nhóm, đó là:

Men “ủ": Dùng để trộn vào thức ăn tinh bột, sau khi “ủ" cho lên men mới đem cho ăn. Các loại men vi sinh đều thuộc nhóm men này.

Men  “bổ sung": Dùng để trộn thêm vào hỗn hợp thức ăn trước khi cho ăn. Các loại men tiêu hoá, men tăng trọng, men dinh dưỡng,… đều thuộc nhóm này.

Như vậy men “vi sinh hạt tính" khác hẳn men “bổ sung" về thành phần và cách sử dụng. Trong hầu hết các men “bổ sung" thường có các thành phần như khoáng vi lượng, vitamin, axit amin và các men hoặc có các tế bào vi sinh vật sống có lợi như nấm men, vi khuẩn Lactobacillus… giúp cho tiêu hoá. Dùng men “bổ sung" thêm vào thức ăn với mục đích: Hoàn thiện về mặt dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu cho sinh trưởng phát triển của gia súc; Tăng cường tiêu háo hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và phòng bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột.

“Men Vi Sinh Hoạt Tính" cũng như men vi sinh khác là một chế phẩm men giống, trong thành phần chỉ có chứa các tế bào men giống mà không có chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào khác. Men vi sinh không cho ăn trực tiếp mà chỉ dùng để “ủ" cho lên men thức ăn với mục đích là sau một thời gian lên men thức ăn sẽ có sự  cải thiện rõ rệt về chất lượng như đã trình bày ở câu 1,…

“Men Vi Sinh Hoạt Tính" tuy là cùng nhóm men “ủ" như các men vi sinh cùng loại được bán trên thị trường nhưng lại có sự khác biệt khá lớn về thành phần men giống và do đó có sự khác biệt về chất lượng của thức ăn sau khi lên men. Men ủ “Vi sinh hoạt tính" được sản xuất từ các giống nấm men được phân lập và chọn lọc rất công phu trtong nhiều năm cho nên có được những đặc điểm tác dụng rất tốt trong lên men thức ăn và đạt được hiệu quả rõ rệt trong nuôi dưỡng lợn. Trái lại, các chế phẩm men vi sinh khác hiện đang bán trên thị trường được sản xuất không từ các giống nấm men chọn lọc mà sử dụng bánh men dùng để nấu rượu uống trong dân làm giống cho nên chất lượng thức ăn lên men kém, thể hiện ở:

- Thức ăn có mùi thơm rượu nồng, nồng độ rượu cao rất dễ bị chua, thời gian duy trì cho ăn không lâu.

- Thành phần các chất chuyển hoá có lợi cho gia súc không tăng lên nhiều trái lại hàm lượng bột đường lại tiêu hao lớn do quá trình lên men rượu.

- Kết quả cuối cùng là lợn kém ăn, da thô mốc và tăng trọng không cao.

12. Có thể dùng men nấu rượu để lên men thức ăn dùng cho chăn nuôi được không?

Men rượu (bánh men gạo, thuốc bắc), men bia, men bánh mỳ, men vi sinh hoạt tính (men gia súc) đều là chế phẩm men giống có đặc điểm chung giống nhau là:

- Các chế phẩm này đều chứa các tế bào vi sinh vật thuộc nhóm nấm men.

- Chúng có đặc tính chung là khi lên men môi trường bột đường đều cho mùi thơm rượu do có sự hình thành rượu và sinh ra CO2.

C6H2O6 --> C2H5OH + CO2 + Q

Nhưng điều khác nhau căn bản của chúng là thành phần chủng giống nấm men có trong chế phẩm không giống nhau và sự khác nhau về chủng giống nấm men này sẽ quyết định sự khác nhau về tính chất và mức độ chuyển hoá các thành phần của môi trường. Chính sự khác nhau này mà người ta đã dùng chúng theo các mục đích khác nhau:

- Men bia: Là men giống dùng nấu bia, trong chế phẩm men gồm các chủng giống nấm men lên men tốt ở nhiệt độ thấp, cho nồng độ rượu thấp, nồng độ CO2 cao, có sự tạo thành mùi vị đặc trưng.

- Men rượu: Gồm các chủng giống nấm men có khả năng lên men rượu nhanh, chịu đựng được ở nồng độ rượu cao cho nên sinh ra lượng rượu nhiều nhưng  tiêu hao nhiều dinh dưỡng.

- Men bánh mỳ: Gồm chủng nấm men tạo ra khí cacbonic (CO2) lớn, gây nở xốp bột tốt tạo hương đặc trưng nên dùng trong ủ bột làm bánh.

- Men “Vi sinh hoạt tính": Gồm các chủng giống nấm men được chọn lọc có khả năng lên men tốt trên nhiều loại nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi khác nhau, lên men cho nồng rượu thấp, tạo ra sự chuyển hoá các chất đạm và tạo hương vị đặc trưng…

Như vậy có thể thấy vẫn có thể dùng các loại men trên để lên men thức ăn dùng cho chăn nuôi được, tuy nhiên hiệu quả sẽ khác nhau.

Việc dùng một số chế phẩm men vi sinh khác được sản xuất từ nguồn men gốc là bánh men nấu rượu hay dùng trực tiếp bánh men nấu rượu để lên men thức ăn nuôi lợn vẫn cho mùi thơm rượu, lợn vẫn ăn, tuy nhiên do nồng độ rượu cao, thức ăn bị mất nhiều dinh dưỡng, sự chuyển hoá các thành phần khác kém, cho nên ảnh hưởng tới sự thu nhận thức ăn và sự sinh trưởng của lợn. Lợn sẽ bị chậm lớn và da thường bị khô mốc. Đặc biệt thời tiết nắng nóng thức ăn ủ thường cho lên men rượu nhanh, nồng độ rượu rất nồng và bị chua nhanh. Vì vậy không thể dùng men nấu rượu để ủ thức ăn dùng trong chăn nuôi được. Ngược lại nếu dùng men “Vi sinh hoạt tính" để nấu rượu cũng không được vì lượng rượu thu được rất thấp.

13. Men “vi sinh hoạt tính" dùng để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?

Men vi sinh có thể lên men các loại thức ăn bột đường, củ quả và phụ phẩm của chế biến.

- Các loại thức ăn giàu bột đường như cám gạo, thóc nghiền, bột ngô, bột sắn khô, bột khoai khô,…được ủ men như hướng dẫn.

- Các loại củ quả tươi như khoai lang, sắn, dong riềng, khoai tây,… thì cần đồ chín bóp tơi rồi ủ men nhưng tốt nhất là trộn lẫn với một số loại bột khác để ủ. Thời gian không nên ủ kéo dài vì thức ăn có mùi rượu nồng dễ bị chua

- Bí ngô: Khoét một miếng trên quả, nhồi men trộn với cám vào trong quả, đậy kín bằng mảnh bí đã khoét, để nơi ấm vài ngày, bí nhừ nát đem trộn với các loại thức ăn khác cho ăn

- Bã đậu: Trộn với các loại thức ăn bột đường khác theo tỷ lệ 1/3, sau đó cho men vào trộn đều, điều chỉnh độ ẩm vừa phải, cho vào các dụng cụ để ủ như bình thường.

14. Thức ăn bột đường càng được nghiền nhỏ thì lên men càng tốt, hiệu quả nuôi dưỡng càng cao, vì sao?

Bột được nghiền càng nhỏ thì khả năng thấm của men càng tốt do đó sự lên men dễ dàng, mạnh mẽ và triệt để hơn. Giá trị dinh dưỡng và mùi vị thức ăn cũng vì thế mà có sự cải thiện rõ rệt nên có tác động tốt hơn đối với sinh trưởng của động vật nuôi. Nói một cách khác thức ăn nhỏ mịn sẽ bị tác động của men làm “chín sinh học" triệt để trên toàn bộ khối thức ăn nên chất lượng thức ăn được nâng cao rõ rệt., thức ăn ở trạng thái mềm xốp, dễ thấm dịch vị nên dễ tiêu hoá hấp thu do đó thức ăn được sử dụng một cách triệt để, vì thế mà hiệu quả nuôi dưỡng được tăng cao hơn.

Nếu hạt thức ăn to sự lên men chỉ thực hiện ở một phần của hạt nên không triệt để, vì vậy hạn chế sự tác động chuyển hoá của men trên toàn bộ khối thức ăn; mặt khác hạt thức ăn to cũng làm hạn chế sự thấm dịch vị. Chính vì vậy làm tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn thấp và sự sinh trưởng của động vật nuôi chắc chắn sẽ bị hạn chế hơn, thức ăn sẽ bị lãng phí hơn.

15. Vì sao “ủ men" với hỗn hợp vài loại thức ăn tinh bột để chăn nuôi lại tốt hơn khi dùng một loại men?

Bất cứ một loại thức ăn tinh bột nào dù đó là bột gạo, bột ngô, cám hay thóc nghiền thì đều không có sự hoàn thiện về dinh dưỡng. Từng loại có thể thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác, nếu ta phối hợp vài loại với nhau chắc chắn sẽ có sự bổ sung sự thiếu hụt cho nhau làm cho thành phần dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn trở lên hoàn thiện hơn. Sự phối hợp như vậy đương nhiên sẽ làm cho quá trình lên men cũng tốt hơn, tạo ra mùi vị tổng hợp hấp dẫn lợn ăn ngon và nhiều hơn, chất lượng thức ăn tốt hơn do đó có tác động tích cực đối với sự sinh trưởng của gia súc.

16. Dùng thức ăn lên men nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?

Có thể dùng men “Vi sinh hoạt tính" để lên men thức ăn nuôi các loại động vật nuôi như bò sữa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, tôm, cá…

- Bò sữa: Kết quả thực nghiệm trên đàn bò sữa ở Ba Vì - Hà Tây và một số hộ chăn nuôi ở xã Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội cho thấy bò rất thích ăn, tăng cao được khả năng cho sữa.

- Các loại động vật nuôi khác như gà, vịt, ngan, ngỗng và tôm cá: Các gia đình sử dụng thức ăn lên men để nuôi các loại trên đều nhận thấy có tác dụng tốt đối với tăng trọng, có hiệu quả tốt trong việc kháng bệnh; Gà, vịt có tỷ lệ đẻ cao.

- Lợn đực giống: Nuôi cả giai đoạn.

- Lợn nái: Chỉ giảm hoặc ngừng cho ăn ở giai đoạn 20 ngày trước và sau khi đẻ.

- Lợn thịt: Nuôi từ lúc tách mẹ đến khi xuất chuồng.

 17. Phương pháp ủ men thế nào cho tốt?

Phương pháp ủ men như đã hướng dẫn nên chỉ nhấn mạnh thêm ở một số điểm sau:

- Dụng cụ ủ: Có thể dùng các loại dụng cụ khác nhau nhưng để thuận tiện có thể dùng bao dứa, túi nilon hoặc ủ đống trên nền nhà có trải tấm lót nền, phải chú ý phủ kín khối thức ăn ủ.

- Lượng nước cho vào để có đủ độ ẩm như đã hướng dẫn nhưng phải tuỳ theo loại thức ăn mà điều chỉnh lượng nước cho thích hợp để có độ ẩm tốt nhất cho lên men nhằm đảm bảo cho lên men nhanh, thức ăn có mùi vị thơm ngon, kéo dài thời gian sử dụng. Trong các loại thức ăn bột đường thì cám gạo cần độ ẩm thấp hơn các loại bột khác, nếu ủ cám gạo có độ ẩm cao sẽ bị chua nhanh hơn. Nhưng nếu ủ các loại bột khác mà độ ẩm thấp sẽ lên men chậm.

- Phải đảm bảo trộn đều men với các bột đem ủ bằng cách lấy lượng men cần ủ trộn trước với khoảng 20% lượng bột sau đó mới trộn với lượng bột còn lại. Sau khi trộn men mới cho nước vào xoa tơi.

- Thức ăn sau khi được trộn men, cho nước vào xoa tơi thì bốc vào dụng cụ ủ không được lèn chặt để đảm bảo độ tơi xốp cho lên men tốt.

- Phải đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt, mùa hè nên để chỗ mát, mùa đông nên để chỗ ấm thì lên men nhanh.

18. Vì sao thức ăn ủ không lên men tốt?

Lên men không tốt thường có những biểu hiện lên men chậm hoặc khối thức ăn ủ rất nóng nhưng không có mùi thơm đặc trưng mà chỉ ngửi thấy mùi mốc hoặc có mùi vị của thức ăn lên men nhưng kém thơm ngon, dễ biến chua, mốc… Nguyên nhân có thể là do:

- Nhiệt độ thấp không đủ cho lên men. Mùa đông không để nơi ấm lên men sẽ kéo dài, thậm chí không lên men.

- Thức ăn ủ quá khô không đảm bảo cho sự lên men. Thức ăn ủ quá ướt cũng hạn chế sự lên men và dễ biến chua, mốc nhất là ủ trong mùa hè; Khi ủ để thức ăn  nơi quá nóng, bị lọt khí nhiều. Vì vậy cần chú ý ủ ở nhiệt độ thích hợp, mùa hè để nơi thoáng mát và tránh để hở làm lọt khí nhiều.

- Thức ăn bị nén chặt khi cho vào dụng cụ ủ do đó không có độ tơi xốp thiếu oxy ở giữa các tầng thức ăn sẽ cho lên men kém.

- Lượng men dùng ít: Lượng thức ăn đem ủ lớn hơn so với quy định.

- Dụng cụ ủ không được vệ sinh sạch sẽ bị nhiễm mốc và các vi khuẩn tạp. Do đó nên định kỳ vệ sinh dụng cụ ủ và nơi ủ.

- Chất lượng men giống kém: Trong sản xuất mỗi một lô men mới trước khi đưa ra thị trường đều được chúng tôi tiến hành cho lên men thử nên chất lượng giống được đảm bảo. Tuy nhiên chất lượng men giống bị giảm có thể do quá trình vận chuyển và bảo quản. Men giống bị phơi nắng, bảo quản ở nơi quá nóng không thoáng khí, túi men bị rách thủng hút ẩm… đều làm giảm chất lượng.

Nếu người dùng sau khi làm lại theo đúng quy trình kỹ thuật mà lên men vẫn không tốt chứng tỏ là do men giống, cần xem lại cách bảo quản, kiểm tra bao bì… nếu thấy có vấn đề thì cần chỉnh sửa còn nếu không phát hiện thấy điều gì thì cần liên lạc với nơi bán hoặc nơi sản xuất để được tư vấn và đổi lại men khác.

19. Làm thế nào để giảm công chế biến?

Thực hiện phương pháp ủ men thức ăn chăn nuôi đương nhiên sẽ tăng thêm công chế biến nhưng bù lại sẽ tăng được hiệu quả nuôi dưỡng, giảm tỷ lệ bị bệnh và giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy nếu xét một cách toàn diện thì chúng ta thấy vẫn có lợi nhiều, trong đó có thể giảm được gánh nặng của một số công việc khác như vệ sinh chuồng trại và chữa trị bệnh. Tuy nhiên có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm tối đa công chế biến.

- Ở các cơ sở chăn nuôi nhỏ có thể thực hiện biện pháp ủ một lần cho lượng thức ăn của 5 - 7 ngày; Thức ăn sau khi trộn men, nước và xoa tơi thì chia đều vào 5 - 7 túi ủ, sau khi lên men thì mỗi ngày chỉ việc lấy một túi ra cho ăn.

Riêng đối với men ủ “Vi sinh hoạt tính" có thể dùng biện pháp này bởi vì như phần đầu đã nói những giống nấm men trong men “Vi sinh hoạt tính" được chọn lọc có khả năng chuyển hoá tốt, cho mùi vị thơm mát đặc trưng và đặc biệt là tạo nồng độ rượu thấp do đó có thể duy trì thờ gian lên men kéo dài mà không bị chua hỏng. Song cũng cần căn cứ vào loại thức ăn và thời tiết khí hậu để quyết định lượng thức ăn đem ủ để cho ăn nhiều ngày hay ít ngày. Nói chung mùa hè ủ với lượng thức ăn để cho ăn ít ngày hơn mùa đông.

- Ở các cơ sở chăn nuôi tương đối lớn, lượng dùng thức ăn hàng ngày đem ủ cũng khá lớn cho nên khó thực hiện bằng biện pháp thủ công mà phải thực hiện cơ giới hoá trong khâu đảo trộn thức ăn với men và nước. Tuỳ theo quy mô chăn nuôi của từng cơ sở mà thiết kế một máy trộn có công suất phù hợp, không cần lớn lắm vì có thể trộn làm nhiều mẻ. ở các nước tiên tiến quá trình lên men được cơ giới hoá toàn bộ, sau đó thức ăn lên men được phối trộn với các loại thức ăn khác và được chuyển tải đến các chuồng nuôi cũng bằng máy mọc tự động.

Nếu thấy rõ được lợi ích của việc lên men thức ăn thì sự đầu tư cho việc làm này không phải là lớn.

20. Muốn đạt hiệu quả tốt khi dùng men “Vi sinh hoạt tính" nuôi lợn cần chú ý những điểm gì?

Ngoài các biện pháp chung là chọn giống tốt, phối hợp khẩu phần thức ăn cân đối hợp lý, vệ sinh ăn uống và chuồng trại, phòng bệnh và chăm sóc quản lý tốt còn cần chú ý hai điểm:

- Lên men thức ăn tốt: Thức ăn đem ủ phải nghiền nhỏ, thực hiện đúng quy trình ký thuật ủ men để đảm bảo lên men tốt, thức ăn có mùi vị thơm ngon và có thể duy trì được trong khoảng thời gian 5 - 10 ngày mà không bị chua, mốc.

- Đảm bảo cho lợn ăn hết khẩu phần thức ăn và uống nước đủ.

Ở các cơ sở chăn nuôi dùng thức ăn đậm đặc thì đem thức đã lên men trộn với thức ăn đậm đặc rồi cho ăn hoặc sau khi trộn cho thêm một lượng nước tuỳ ý. Cách làm tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở.

Ở các hộ chăn nuôi chỉ dùng chủ yếu là thức ăn tinh bột hoặc có một ít thức ăn đậm đặc thì có thể hoà với nước có cho thêm một chút thức ăn có mùi vị kích thích như mắm tôm, mắm cua, nước cá,…để cho lợn ăn tốt và uống tốt.

Trường hợp lợn bắt ở nơi khác về có thể chưa ăn quen thức ăn lên men thì chú ý chỉ cho ăn một phần thức ăn lên men sau đó tăng dần đến khi lợn ăn tốt khẩu phần có phối hợp toàn bộ lượng thức ăn lên men.

21. Chất lượng thịt của lợn ăn thức ăn ủ men như thế nào?

Có thể khẳng định rằng lợn ăn thức ăn ủ men nhìn chắc thịt nên tỷ lệ móc hàm cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt là lợn nuôi bằng thức ăn lên men có tỷ lệ nạc cao, thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435