Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp

Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp
Binh sĩ Mỹ triệt thoái phía sau (ảnh nguồn Tân Hoa xã)

Tờ "Nước Nga" ngày 15 tháng 1 đưa tin, ngày 15 tháng 1 năm 1973, quân Mỹ và quân đồng minh chấm dứt các hành động quân sự ở Việt Nam. Sau khi trải qua 4 năm đàm phán ở Paris, các bên tham chiến đạt được thỏa thuận, ký kết hiệp ước hòa bình vào ngày 27 tháng 1, đã kết thúc chiến cuộc chiến tranh bắt đầu từ năm 1965 này.

Show

Quân Mỹ tổn thất 58.000 người, đã rời khỏi Việt Nam trong bộ dạng "lấm đầy bụi đất". Các nhà sử học, chính trị và quân sự đến nay vẫn không thể trả lời rõ ràng vấn đề này: Người Mỹ làm thế nào mà lại thua cuộc chiến này, bởi vì họ chưa từng thua cuộc chiến nào?

Tờ báo "Nước Nga" của chính quyền Nga đã tổng kết quan điểm của các chuyên gia về vấn đề này, đã đưa ra 7 nguyên nhân lớn khiến cho quân Mỹ thất bại ở Việt Nam, trong đó, viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc đứng cuối cùng. Nguyên nhân cụ thể như sau:

1. Vũ điệu địa ngục rừng cây

Binh sĩ quân Mỹ cho biết, chiến tranh Việt Nam là điệu nhảy disco địa ngục rừng cây. Quân Mỹ tuy có ưu thế mang tính áp đảo về vũ khí và binh lực, năm 1968 quân Mỹ có trên 540.000 quân ở Việt Nam, nhưng không thể chiến thắng lực lượng du kích của Việt Nam. Cho dù đã ném bom rải thảm (quân Mỹ tổng cộng ném 6.700.000 tấn bom ở Việt Nam) cũng không thể đưa Việt Nam quay trở về thời kỳ đồ đá. Thậm chí, thương vong của quân Mỹ và quân đồng minh lại tăng lên một cách "ổn định".

Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 tiên tiến nhất của Việt Nam hiện nay, mua của Nga (ảnh minh hoạ)

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ tổng cộng có 58.000 quân bị thiệt mạng, 2.300 quân mất tích, hơn 150.000 quân bị thương. Hơn nữa, danh sách thương vong được Mỹ chính thức thống kê chưa bao gồm người Puerto Rico do Mỹ thuê. Các chiến dịch quân sự cá biệt của quân Mỹ tuy thành công, nhưng Tổng thống Nixon biết rõ, Mỹ không thể giành được thắng lợi cuối cùng.

2. Tinh thần của quân Mỹ suy sụp

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ tiến hành đào ngũ là hiện tượng tương đối phổ biến. Võ sĩ quyền anh hạng nặng nổi tiếng Mỹ Cassius Clay khi lên đỉnh cao sự nghiệp của mình đã tình nguyện quy y đạo Hồi, đổi tên là Mohamed Ali, cũng muốn chạy trốn nghĩa vụ quân sự. Do đó, anh ta bị tước hết danh hiệu quán quân, bị cấm tham gia tất cả giải đấu trên 3 năm.

Sau Chiến tranh, Tổng thống Ford năm 1974 đề nghị đặc xá tất cả những lính đào ngũ và từ chối tham gia binh dịch, kết quả hơn 17.000 người tự thú. Năm 1977, chủ nhân mới của Nhà Trắng, Tổng thống Carter đã đặc xá cho những công dân đào ngũ và rời khỏi Mỹ.

Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp
Tên lửa phòng không SA-3 Việt Nam

3. Chiến tranh phi nghĩa

Một sĩ quan chỉ huy Quân đội Việt Nam từng nói với nhà sử học Mỹ, cựu binh Chiến tranh Việt Nam David Heick Worth rằng, tinh thần chiến đấu của binh sĩ Việt Nam rất cao, trong khi đó, dự trữ bom và tên lửa của quân Mỹ lại nhanh chóng bị tiêu hao.

Tuy Việt Nam tương đối yếu về mặt vật chất, nhưng ý chí chiến đấu và nghị lực mạnh hơn quân Mỹ. Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa, quân Mỹ lại tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa. Binh sĩ quân Mỹ và nhân dân Mỹ đều hiểu rõ thực tế này.

Nhà sử học Mỹ Davidson tán thành với quan điểm này, cho rằng, trong toàn bộ thời gian của cuộc chiến tranh, Mỹ rất ít cân nhắc đến hậu quả chính trị, kinh tế và tâm lý của chiến tranh, không ai coi trọng rất nhiều dân thường bị thiệt mạng và sự phá hoại không cần thiết do chiến tranh gây ra, kết quả đã gây ảnh hưởng chính trị tiêu cực.

Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp
Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P của Việt Nam, mua của Nga hiện nay

4. Chiến tranh nhân dân

Đa số người Việt Nam ủng hộ lực lượng du kích, cung cấp thức ăn, tin tức tình báo, nhân công và sức lao động cho họ. Heick Worth cho rằng, lực lượng du kích và nhân dân như “cá” với “nước” là yếu tố quyết định thắng lợi.

Nhà sử học Mỹ Davidson cho rằng, sách lược chiến tranh giải phóng cách mạng từ khi bắt đầu đã trở thành nhân tố quan trọng cứu vãn và hội tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu không có chiến lược này, Việt Nam không thể giành thắng lợi. Cần thông qua chiến lược chiến tranh nhân dân để xem xét Chiến tranh Việt Nam, điều này tuyệt đối không chỉ là vấn đề của con người và trang bị.

5. Đội quân chuyên nghiệp và nghiệp dư

Sự chuẩn bị chiến tranh rừng cây của binh sĩ Quân đội Việt Nam mạnh hơn nhiều quân Mỹ, từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi, Quân đội Việt Nam luôn chiến đấu để giải phóng Đông Dương, đối thủ đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Pháp, tiếp theo nữa là Mỹ.

Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp
Tàu tên lửa lớp Moniya do Nga chế tạo, Việt Nam mua

Heick Worth cho rằng, ở Việt Nam, ông từng gặp được 2 thượng tá của Quân đội Việt Nam, hầu như đã làm tiểu đoàn trưởng 15 năm, trong khi đó, trên chiến trường Việt Nam, nhiệm kỳ bình quân của tiểu đoàn trưởng và lữ đoàn trưởng của Quân đội Mỹ chỉ có 6 tháng.

So sánh như vậy giống như so sánh giữa đội bóng đá chuyên nghiệp và đội nghiệp dư; đội chuyên nghiệp hầu như là huấn luyện viên chuyên nghiệp tiến quân giành giải siêu lớn trong mỗi mùa thi đấu, còn sĩ quan chỉ huy Mỹ giống như người thày giáo toán học lý tưởng hóa, chỉ là người chơi muốn làm tướng cho dù mạo hiểm tính mạng, chỉ muốn làm tiểu đoàn trưởng 6 tháng ở Việt Nam, kết quả Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh này.

6. Thái độ phản chiến và hoạt động biểu tình của xã hội Mỹ

Hoạt động biểu tình của hàng vạn người phản đối Chiến tranh Việt Nam đã làm chấn động nước Mỹ. Thanh niên phản chiến đã mở những phong trào mới, cao trào chính là sự kiện "tiến quân vào Lầu Năm Góc".

Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp
Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ HQ012 của Hải quân Việt Nam

Trong thời gian Đại hội Đảng Dân chủ vào tháng 10 năm 1967 tại Washington, tháng 8 năm 1968 tại Chicago, 10 vạn thanh niên phản chiến đã cùng phản đối. John Lennon đã sáng tác ca khúc phản chiến "Hãy cho hòa bình một cơ hội".

Hút thuốc phiện, tự sát, đào ngũ lan tràn trong quân nhân. Cựu binh Mỹ cảm nhận sâu sắc được cái khổ của "Hội chứng Việt Nam", khiến cho hàng nghìn người tự sát. Trong tình hình này, tiếp tục cuộc chiến tranh này đã hoàn toàn không có ý nghĩa gì.

7. Viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô

Nếu như nói Trung Quốc chủ yếu cung cấp viện trợ kinh tế và nhân lực, thì Liên Xô cung cấp vũ khí trang bị tiên tiến nhất cho Việt Nam. Căn cứ vào thống kê sơ bộ, Liên Xô viện trợ khoảng 8-15 tỷ USD.

Theo thống kê hiện nay, chi tiêu chiến tranh của quân Mỹ trên 1.000 tỷ USD.

Vì sao việt nam kém pháp về vật chất những vẫn thắng pháp
Tàu ngầm Hà Nội lớp Kilo của Hải quân Việt Nam, mua của Nga

Ngoài vũ khí trang bị, Liên Xô còn cử chuyên gia quân sự tới Việt Nam. Từ tháng 7 năm 1965 đến cuối năm 1974, Quân đội Liên Xô tổng cộng có khoảng 6.500 sĩ quan và hơn 4.500 binh sĩ đến Việt Nam tham chiến. Trường quân sự của Liên Xô còn đào tạo hơn 10.000 quân nhân cho Việt Nam.

Việt Dũng

Chất độc da cam vẫn đang phá hủy sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, tạo nên nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ. Những đứa trẻ vô tội, tật nguyền, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống thì sức khoẻ, trí tuệ và cả hình hài đều không bình thường. Những sinh linh vô tội ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn của người thân, gia đình và toàn xã hội[14]. Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai bàn về Chất độc hóa học diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và tác hại lâu dài của nó đối với thiên nhiên và con người được tổ chức tại Hà Nội (1993), nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới khẳng định: “Chất độc da cam của Mỹ đã hủy diệt thiên nhiên cây cỏ, hủy diệt sức khỏe con người, gây nhiều bệnh tật nặng nề, gây nên nhiều biến đổi gien di truyền qua mẹ hoặc qua bố, gây tai biến sinh sản, quái thai, dị dạng, dị tật của nhiều đứa con sinh ra, gây các bệnh ung thư…”[15].

Ở Việt Nam, có khoảng 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra, do cha mẹ của chúng bị phơi nhiễm chất da cam. Khoảng ba triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm điôxin trong chiến tranh và ít nhất có một triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chất độc da cam. Nhiều người trong số họ là các cựu chiến binh. Những người khác thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba. Nhiều người trong những nạn nhân này sống ở những vùng lân cận với các căn cứ quân sự của Mỹ trước đây, nhất là Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), khu vực sân bay Đà Nẵng, nơi vẫn còn tồn đọng một lượng lớn chất độc da cam.

3. Những biến đổi môi trường sinh thái ở Việt Nam - sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh

Sự tàn phá môi trường do Mỹ gây ra lớn đến mức đã làm phát sinh một từ tiếng Anh mới, ecocide (hủy diệt sinh thái). Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ tiến hành ở Việt Nam một cuộc chiến tranh hoá học với quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Chất độc da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhằm làm rụng lá cây rừng để “vô hiệu hóa sự ngụy trang của Việt Cộng” chứa một trong những chất độc hại nhất, chất điôxin (TCCD) với nồng độ độc cao, từ  3 đến 4 mg/l. Khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang được rải xuống 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc màu da cam[20], với thời gian bán phân huỷ ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Số lượng rất lớn chất độc hoá học với nồng độ cao, được rải đi rải lại nhiều lần, không những đã làm chết các loài động, thực vật, mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Toà án Bertrand Roussel cũng như Hội nghị Pari năm 1970 lần đầu tiên tố cáo trước dư luận thế giới sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ tại Việt Nam; gọi đó là "cuộc chiến tranh huỷ diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con người"[21].

Các chất độc hóa học đã được rải từ vĩ tuyến 17 tới tận mũi Cà Mau, tập trung ở nhiều nơi khác nhau như: khu vực hàng rào điện tử Mắc Namara (thuộc tỉnh Quảng Trị), A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), khu Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và Cà Mau.

Than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người"[26]. Người nhắc nhở chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đối xử tử tế, nhân đạo với tù binh, khoan dung, độ lượng với những người lầm đường lạc lối.

Sau 30 năm chiến tranh (1945-1975), Việt Nam đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh. Chính phủ và nhân dân Việt Nam ra sức tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ về các nghĩa trang, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, chăm lo nuôi dưỡng nạn nhân chất độc da cam, rà phá, tháo gỡ bom mìn, tìm kiếm người Mỹ mất tích...

Nhiều chính sách khắc phục hậu quả chiến tranh được Chính phủ Việt Nam ban hành: Quyết định số 16 (5-2-2004) Về trợ giúp đối với hộ gia đình có từ hai người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hóa học; Quyết định số 120 (5-7-2004) Về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; Nghị định số 54 (25-5-2006) Về hướng dẫn điều kiện để làm căn cứ xem xét giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ… Đặc biệt, ngày 1-6-2012, Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 651 về kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu cơ bản là giải quyết hậu của chất độc hóa học với môi trường và con người, trong đó xử lý triệt để chất độc hóa học tại vùng ô nhiễm nặng; 100% người tham gia kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ, chính sách đối với người có công; trồng mới 300.000 ha rừng trên đất trống, đồi trọc do chất độc hóa học gây ra…

Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ các hội hữu nghị với Việt Nam của các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Hội đồng Hòa bình thế giới, Ủy ban Hòa bình Braxin, Hiệp hội Hòa Tài của Trung Quốc, Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Hội cựu chiến binh thương tật do chất độc da cam Hàn Quốc (KAOVA), Hội cựu chiến binh Mỹ vì hòa bình (VFP), các tổ chức Vận động cứu trợ và trách nhiệm dối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam ở Mỹ (VAORRC), Nhịp  cầu hòa bình hữu nghị giữa Nam Osaka và châu Á của Nhật Bản (NPO-MOA), Hòa bình xanh của Ấn Độ (GIS), Vì trẻ em dioxin của Pháp, Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và đại sứ quán một số nước ở Hà Nội…

Về vấn đề tháo gỡ bom mìn, ngày 10-11-2006, tại Trụ sở Trung tâm Công nghệ xử lý Bom mìn (BOMICEN), Bộ tư lệnh công binh tại Hà Nội, đại diện BOMICEN và Qũy cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) đã ký kết giai đoạn II dự án "Điều tra, kiểm sát và đánh giá tác động của bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam". Tham gia lễ ký có đại diện các quan chức cấp cao hai chính phủ Việt Nam, Hoa Kỳ, các đại sứ quán Australia và Bỉ, các cơ quan tổ chức hữu quan. Đây là một phần của nỗ lực giữa các bên trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Dự án này bắt đầu được tiến hành từ năm 2001 tại 344 trên tổng số 549 xã của ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Trị. Kết thúc giai đoạn I của dự án (2002) cho kết quả là: tháo dỡ bom mìn trên 421 hecta diện tích đất đai, phát hiện và xử lý an toàn 6.205 bom mìn, vật nổ các loại. Giai đoạn II của dự án tiếp tục triển khai ở ba tỉnh trên và mở rộng thêm 133 xã ở Thừa Thiên - Huế và Nghệ An. Số tiền tài trợ cho giai đoạn II này khoảng 1 triệu USD, trong đó phía VVAF tài trợ 850.000 USD. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Micheal Marine, nói: "đây là sự kết thúc của một chương và mở ra một chương mới trong sự hợp tác giữa hai nước" và dự án "là nỗ lực để giải quyết một phần di sản của cuộc chiến trong thế kỷ trước". Những người lính từ hai chiến tuyến đã cùng bắt tay cam kết, cùng nhau quay trở lại chiến trường xưa nơi họ từng tham chiến, phối hợp "di dời và hủy bỏ những tàn dư của chiến tranh, để đất đai Việt Nam lại có thể được sử dụng, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam"[27].

Về vấn đề chất độc da cam, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương yêu cầu Chính phủ Mỹ “nhận trách nhiệm để giúp rà phá mìn và giải độc các căn cứ quân sự trước đây của Mỹ ở Việt Nam và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.

Sáng 16-12-2006, Bộ Tài nguyên Môi trường, Đại sứ quán Mỹ và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tại Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ về chương trình sức khỏe và xử lý môi trường trong vấn đề giải quyết chất độc da cam ở Việt Nam. Theo đó, Quốc hội Mỹ phân bổ 6 triệu USD trong năm 2007 và 2009 cho chương trình này. Theo Đại sứ Mỹ Michael Michalak tại Việt Nam, bản ghi nhớ đánh dấu một mốc quan trọng và một cấp độ cam kết mới trong việc cùng nhau tìm các giải pháp mới và sáng tạo cho một vấn đề phức tạp[28].

Tháng 2-2007, sau khi nghiên cứu thực tế tại sân bay Đà Nẵng, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Marine xác nhận có nhiễm độc điôxin và phía Mỹ đã có những động thái tích cực hơn trong việc xử lý chất độc da cam[29]. Các quỹ Ford, Bill & Melinda Gates và Atlantic Philanthropies của Mỹ đã tài trợ cho dự án xây dựng các công trình chống lan tỏa tạm thời tại sân bay Đà Nẵng; xây dựng phòng thí nghiệm điôxin; nghiên cứu các công nghệ sinh học tẩy độc điôxin tại sân bay Đà Nẵng; lượng hóa toàn bộ ô nhiễm, phơi nhiễm và đề xuất biện pháp giảm thiểu từ năm 2010 đến năm 2012… Từ ngày 9-8-2012, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) là đối tác cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam triển khai dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng", kéo dài đến năm 2016 bằng việc xúc khoảng 73 000 mét khối đất và trầm tích đưa vào đun nóng để tẩy rửa chất độc[30].

Góp phần khắc phục hậu quả của chất độc da cam/điôxin đối với con người, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ cho Chương trình trợ giúp toàn diện và tích hợp cho người khuyết tật bị phơi nhiễm bởi chất độc da cam (chương trình diễn ra từ tháng 10-2012 đến tháng 9-2015). Mục tiêu chính của chương trình là đào tạo công tác xã hội cho cán bộ quản lý và các cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;  xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho người khuyết tật, cải thiện chất lượng và tiếp cận của các dịch vụ chuyên biệt dành cho người khuyết tật, gồm phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu, ngôn ngữ, hoạt động trị liệu; cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế công cộng nhằm ngăn ngừa và hạn chế mức độ nghiêm trọng của khuyết tật, gồm giám sát dị tật bẩm sinh, sàng lọc sau sinh, phát hiện ung thư, các dịch vụ tư vấn phụ nữ trước lúc mang thai nhằm làm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.

5. Cần nhiều hơn nữa tính nhân văn và trách nhiệm trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả chiến tranh không hề biến mất, trở thành những vấn đề xã hội, luôn đòi hỏi được giải quyết vừa cấp bách vừa lâu dài.

Dưới đầu đề "Hậu quả chiến tranh vẫn bao trùm Việt Nam", báo Thế giới trẻ của Đức ngày 26-9-2010 có bài viết nhằm kêu gọi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Bài báo nêu rõ hậu quả tức thì khi nhiễm chất độc này là những biểu hiện của ngộ độc, có thể gây tử vong. Chất này còn gây hại cho những phụ nữ mang thai, gây đẻ non, sảy thai, khuyết tật bẩm sinh và thiểu năng. Ngoài ra, chất độc còn gây ra những bệnh về tim, ung thư và thần kinh.

Chính phủ Hoa Kỳ, các nhà khoa học và các công ty sản xuất hóa chất Hoa Kỳ đều thừa nhận chất độc da cam/điôxin gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người[38]. Ngày 6-1-1991, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush ban hành Luật chất độc màu da cam nhằm giải quyết những phức tạp liên quan đến các cựu chiến binh bị phơi nhiễm bởi chất diệt cỏ - như chất độc màu da cam chẳng hạn – được sử dụng trong kỷ nguyên Việt Nam[39]. Đây là động thái đầu tiên của chính quyền Mỹ trong việc bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề nhân đạo đối với người bị nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, Luật chất độc màu da cam năm 1991 chỉ hỗ trợ cho những cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm độc, không mở rộng cho cựu chiến binh và dân thường Việt Nam.

Trong cơ chế đối thoại và hợp tác toàn diện, Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có thể giải quyết những hậu quả của chiến tranh với tinh thần khép lại quá khứ đau thương và kiến tạo một mô hình hợp tác đôi bên cùng có lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. American War and Military Operations Casualties: Lists and Statistics, Congressional Research Service, 26-2-2010, Available online.

 2. Lê Cao Đài: Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam – tình hình và hậu quả, Nxb. Hà Nội, 1999,

3. Vũ Lê Thảo Chi: “Cuộc chiến âm thầm”, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005.

4. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), t. 8, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2008.

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

6. Nỗi đau da cam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

7. Nick Malloni, "Agent of Destruction," Far Easten Economic Review, 7 December 1989.

8. Nhiều tác giả: Chất độc da cam – Thảm kịch và di họa, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2004.

9. J.M. Stellman, S.D. Stellman, Richard Christian, Tracy Weber, Carrie Tomasalle: The extent and patterns of usage of orange and other herbicides in Vietnam – Nature, 3003, vol. 422.

10. Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: Đề cương tuyên truyền 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961 – 10-8-2011), Hà Nội, 2011

11. Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-1-2010.

12. Peter Korn, "The Persisting Poison," The Nation, 8 April 1991.

13. Lockard, 239. Craig A. Lockard, "Meeting Yesterday Head-on:The Vietnam War in Vietnamese, American, and World History",

14. Journal of World History, Vol. 5, No. 2, 1994, University of Hawaii Press

15. Tin nhanh Việt Nam  (VNExpress), ngày 25-8-2012.

16. http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ttyh/bshkhkt/Dioxin.htm

17. http://viet.vietnamembassy.us

18. http://www.mon (Cổng thông tin POPs Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường)

19. https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh 

* Trưòng ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

[1] Mỹ huy động tới 6.000.000 lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3 triệu người) chiếm 68% bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 40% hải quân… chỉ để phục vụ cho riêng chiến tranh Việt Nam.

[2] Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lên đến khoảng 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống nghèo đói ở Mỹ thời gian đó. (https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh). Những nguồn thông tin và cách tính khác nhau, đưa đến những số liệu khá đa dạng, dao động từ 515 tỷ đến 1647 tỷ đôla. Theo tính toán của Lầu Năm Góc, chi phí cho chiến tranh Việt Nam gấp 2,6 lần giá trị toàn bộ hệ thống đường sá giữa các bang Hoa Kỳ (số liệu năm 1972), gấp 2,5 lần tiền Mỹ viện trợ cho tất cả các nước kém phát triển trong 25 năm, ngốn 70% tiền chuẩn chi cho quốc phòng Mỹ từ năm 1967 đến năm 1972. Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lên đến khoảng 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống nghèo đói ở Mỹ thời gian đó.

[3] Sau khi nhậm chức, Tổng thống Kennedy tuyên bố: Mỹ quyết định dùng chất diệt cỏ và các kỹ thuật tân kỳ khác để kiểm soát tình hình miền Nam Việt Nam. Ngày 10-8-1961, quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc hóa học xuống miền Nam Việt Nam bằng máy bay Fairchild  C123 và C130. Ngày 20-11-1961, J. Kenenedy chính thức phê chuẩn tiến hành chiến dịch khai quang đồng ruộng và rừng núi, chiến dịch Ranch Hand. Lockard, 239. Craig A. Lockard, "Meeting Yesterday Head-on:The Vietnam War in Vietnamese, American, and World History", Journal of World History, Vol. 5, No. 2, 1994, University of Hawaii Press, pp. 227-270.

[4] Lê Cao Đài: Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam – tình hình và hậu quả, Nxb. Hà Nội, 1999, tr. 11; Nhiều tác giả: Chất độc da cam – Thảm kịch và di họa, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr. 43-44.

[5] Vũ Lê Thảo Chi: “Cuộc chiến âm thầm”, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005, tr. 1209.

[6] Nick Malloni, "Agent of Destruction," Far Easten Economic Review, 7 December 1989, pp. 38-39; Peter Korn, "The Persisting Poison," The Nation, 8 April 1991, pp.440-45.

[7] Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), t. 8, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2008, tr. 436.

[9] Tháng 11-1982, Chính phủ Hoa Kỳ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam để tưởng niệm những công dân Mỹ đã chết ở Việt Nam, bản danh sách ban đầu gồm 57.939 người, trong đó có 37 cấp tướng.

[10] Riêng những hậu quả về con người: Tính từ giữa năm 1961 đến năm 1974, đã có tổng số 57.259 người Mỹ đã tử trận ở Việt Nam. Nếu tính theo toàn bộ thời gian cuộc chiến, từ năm 1954 đến 1975 thì có tổng số 58.168 người Mỹ đã chết ở Việt Nam. http://kienthuc.net.vn/

[11] https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh

[13] American War and Military Operations Casualties: Lists and Statistics, Congressional Research Service, ngày 26-2-2010, Available online.

[14] Theo Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam (VAVA), hiện có khoảng 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra, do cha mẹ của chúng bị phơi nhiễm chất da cam, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh, http://www.khoahoc.com.vn  

[15] Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: Đề cương tuyên truyền 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961 – 10-8-2011), Hà Nội, 2011, tr.7.

[16] Tin nhanh Việt Nam (VNExpress), thứ bảy, ngày 25-8-2012.

[17] http://viet.vietnamembassy.us

[18] Kết luận của nhóm P2 của Hội nghị Quốc tế năm 1983 có 22 nước tham dự như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật, Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary, Úc v.v… về hậu quả lâu dài của các chất diệt cỏ và trụi lá đã được sử dụng tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh đã khẳng định: có 5 khuyết tật bẩm sinh thường thấy ở Việt Nam nhưng hiếm gặp hoặc không có tại các nước khác: 1-  Khuyết tật ống thần kinh, 2-  Khuyết tật tay chân, 3-  Khuyết tật các giác quan như mắt, mũi…, 4-  Song sinh dính, 5-  Sứt môi, chẻ vòm hầu. http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ttyh/bshkhkt/Dioxin.htm

[19] Báo Tin nhanh Việt Nam (VNExpress) ngày 25-8-2012. Hướng giải quyết trước mắt, từ đầu tháng 9-2012, 25 người (đợt 1) sẽ được ra Bệnh viện 103 - Học viện Quân y (Hà Nội) điều trị tẩy độc trên cơ thể bằng phương pháp Hubbard.

[20] Năm 2003, J. M. Stellman, một nhà nghiên cứu về tác hại chất độc da cam ở Việt Nam, cho rằng: số lượng dioxin quân đội Mỹ rải ở Việt Nam trong những năm 1961-1971 có thể đạt tới 600 kg. Xem J.M. Stellman, S.D. Stellman, Richard Christian, Tracy Weber, Carrie Tomasalle: The extent and patterns of usage of orange and other herbicides in Vietnam – Nature, 3003, vol. 422, pp. 681-687.

[22] Tin nhanh Việt Nam  (VNExpress), ngày 25-8-2012.

[25] https://chientranhvietnam.wordpress.com/hậu quả chiến tranh.

[26] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 457.

[28] http://viet4phuong.com

[29] Đến năm 2007, Bộ Ngoại giao và Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cung cấp 400 ngàn USD hỗ trợ kỹ thuật để cô lập dioxin tại căn cứ quân sự Đà Nẵng. Từ năm 2008-2010, Hoa Kỳ phân bổ hơn 3 triệu USD cho các chương trình y tế dành cho người khuyết tật ở Đà Nẵng. Đến 4-2010, gần 4.000 người khuyết tật và 3.000 thành viên trong gia đình và những người chăm sóc người khuyết tật đã được hưởng lợi từ chương trình này. Xem http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov.

[30] Tin nhanh Việt Nam  (VNExpress), ngày 25-8-2012.

[31] Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-01-2010

[32] Ngày 10-3-2014, tại Hội thảo công bố kết quả đánh giá bổ sung thực trạng ô nhiễm chất độc da cam/dioxin ở sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) được tổ chức tại Hà Nội, ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Tại sân bay Biên Hòa, năm 2006, đã chôn lấp được khoảng 94.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin.  Năm 2014, số đất và trầm tích nhiễm dioxin còn lại là 240.000 m3 (nhiều gấp 3 lần khối lượng dioxin ở sân bay Đà Nẵng, hơn 30 lần so với sân bay Phù Cát), http://vava.org.vn.

[34] Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-1-2010, tr. 6.

[35] http://vi.wikipedia.org

[36] http://viet4phuong.com

[37] http://www.mofahcm.gov.vn

[39] http://www.presidency.ucsb.edu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn