Vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học

I. Tìm hiểu tác giả Phạm Văn Đồng

- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906, mất năm 2000, là một nhà cách mạng lớn của nước ta vào thế kỉ XX

- Quê quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Con đường cách mạng:

+ Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng từ khi chưa đầy 20 tuổi

+ Từng bị thực dân Pháp bắt, kết tội và đày ra Côn Đảo

+ Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, ông cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng biên giới Việt – Trung và sau đó được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng

+ Sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước Việt Nam: trưởng phái đoàn tham dự các hội nghị như Hội nghị Giơ-ne-voe và đảm nhiệm các cương vị Bộ trưởng bộ tài chính, Bộ trưởng bộ ngoại giao, phó thủ tướng, thủ tướng...

- Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn

- Sự nghiệp sáng tác: các bài hát nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh...

>>>Xem thêm: Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (ngắn nhất)

II. Tìm hiểu tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài viết được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888) và được đăng trên Tạp chí văn học tháng 7 năm 1963

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

- Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

+ Thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.

+ Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian Nam Bộ

- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc

3. Giá trị nội dung

Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đống đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam

4. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén

- Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm

- Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc

>>>Xem thêm: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

III. Trắc nghiệm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Câu 1 : Địa danh nào sau đây là quê hương của tác giả Phạm Văn Đồng?

A. Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

B. Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

C. Làng Vũ Thạch, Hà Nội

D. Huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

Câu 2 : Đáp án nào không đúng về tác giả Phạm Văn Đồng?

A. Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc

B. Nhà giáo dục tâm huyết

C. Nhà văn hóa, văn nghệ lớn

D. Thầy thuốc

Câu 3 : Từ năm 1929 đến năm 1936, Phạm Văn Đồng bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và bị đi đày ở:

A. Côn Đảo

B. Tam Đảo

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Trị

Câu 4: Phạm Văn Đồng thường viết thể loại văn học nào?

A. Thơ cách mạng

B. Văn xuôi

C. Tác phẩm nghị luận

D. Truyện ngắn

Câu 5 : Chọn đáp án đúng về văn phong nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng:

A. Ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.

B. Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình , lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc, lời văn trong sáng nhiều hình ảnh

C. Giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc

D. Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

Câu 6 : Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

A. Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

B. Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

C. Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc

D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7 : Trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên là:

A. Là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam

B. Đây là một “chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian

C. Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8 : Đáp án nào không phải bài học sâu sắc mà tác giả Phạm Văn Đồng muốn gửi gắm qua tác phẩm?

A. Mối quan hệ giữa văn học và đời sống

B. Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng

C. Vai trò của người nghệ sĩ trên mặt trận kháng chiến

D. Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc

Câu 9 : Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào để khẳng định giá trị của bài văn tế?

A. Bình Ngô đại cáo

B. Hịch tướng sĩ

C. Chiếu cầu hiền

D. Lục Vân Tiên

Câu 10 : Cách đánh giá nào đưới đây không đúng về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc

B. Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước

C. Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọng nghĩa với dân.

D. Hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước

Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Tác giả

1. Tiểu sử 

– Phạm Văn Đồng (1906 -2000)

– Quê quán: Tân Đức, Mộ Đức, Quảng Ngãi.

– Tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.

2. Sự nghiệp văn học

– Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc.

– Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.

– Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới…

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh ra đời

– Được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ NĐC, đăng trên tạp chí văn học tháng 7 – 1963.

b. Thể loại: Văn nghị luận

c. Mục đích

– Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

– Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về thơ văn và con người NĐC.

 d. Bố cục: 3 phần, một bài văn nghị luận mẫu mực

– Phần 1 : Từ đầu đến “một trăm năm”: Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

– Phần 2: Tiếp đến ” …Lục Vân Tiên”: Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người của NĐC, thơ văn yêu nước của NĐC, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của NĐC .

– Phần 3: Phần còn lại: Kết thúc vấn đề: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

2. Phân tích chi tiết

a. Phần 1: Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc

– Vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa.

– Hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”: “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Điều này cho thấy vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không phải là vẻ đẹp rực rỡ, bóng bẩy.

– Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc vì:

+ Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này còn thiên lệch.

+ Ít biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

=> Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề, lí giải vấn đề, so sánh giàu hình ảnh, giàu tính hình tượng.

b. Phần 2: Giải quyết vấn đề

* Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một con người yêu nước:

–  Cuộc đời:   

+ Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng.

+ Cuộc đời và thơ văn của ông là một chiến sĩ hi sinh, phấn đấu vì nghĩa lớn.

=> Mang khí tiết của người chí sĩ yêu nước.

–  Quạn niệm sáng tác:

+ Thơ văn là chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng.

+ Cầm bút, viết văn là một thiên chức.

+ Coi trọng sự nghiệp viết văn của mình, khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.

=> Quan niệm văn học hết sức mới mẻ, tiến bộ.

* Luận điểm 2: Cách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

“Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”.

– Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc.

– Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những ngưới liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Đặc biệt người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước.

=> Văn viết rõ ràng, lí lẽ đưa ra có dẫn chứng đầy đủ, cách lập luận chặt chẽ

=> Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là vũ khí chống bọn xâm lược và là bài ca chính nghĩa, ca ngợi đạo đức ở đời.

=> Tất cả kết hợp với tình cảm nồng hậu của Phạm Văn Đồng đối với Nguyễn Đình Chiểu để bài viết giàu tính thuyết phục.

* Luận điểm 3:  Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên.

 “ Lục Vân Tiên” là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

– Giá trị nội dung: đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng.

– Giá trị văn chương: đây là “một chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian.

– Hạn chế của tác phẩm:

   + Những luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đã lỗi thời, có chỗ lời văn không hay lắm.

   + Hạn chế không cơ bản.

=> Tác giả đánh giá toàn diện giá trị, hạn chế tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm

c. Phần 3: Kết thúc vấn đề

* Luận điểm: “Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.

=> Vị trí, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu.

Rút ra bài học sâu sắc:

+ Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc.

+ Mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

+ Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

d. Giá trị nội dung

– Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

– Đồng thời, tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

e. Giá trị nghệ thuật

– Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, lôgic.

– Kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm -> hấp dẫn, thuyết phục.

=> Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm ngườiđọc, tạo nên sức thuyết phục lớn.