Việc làm nào sau đây không dụng khi sử dụng thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu được sử dụng để bảo vệ cây trồng chống lại côn trùng, cỏ dại, nấm và các loài gây hại khác. Thuốc trừ sâu có khả năng độc hại đối với con người và có thể gây ảnh hưởng sức khỏe cấp tính và mãn tính, tùy thuộc vào hàm lượng và phương thức mà một người tiếp xúc. Vây tác hại của ăn phải rau mới phun thuốc trừ sâu như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thuốc trừ sâu là hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng chống lại côn trùng, nấm, cỏ dại và các loài gây hại khác. Ngoài việc sử dụng trong nông nghiệp, thuốc trừ sâu còn được sử dụng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong việc kiểm soát các vật trung gian truyền bệnh nhiệt đới, chẳng hạn như muỗi.

Nhưng thuốc trừ sâu cũng có khả năng gây độc cho con người. Chúng có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe bao gồm ung thư, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, hệ miễn dịch hoặc thần kinh. Trước khi có thể được phép sử dụng, thuốc trừ sâu phải được kiểm tra tất cả các ảnh hưởng có thể có đối với sức khỏe và kết quả phải được các chuyên gia phân tích để đánh giá bất kỳ rủi ro nào đối với con người.

Có hơn 1000 loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên khắp thế giới nhằm mục đích giúp thực phẩm không bị hư hỏng hoặc bị sâu bệnh phá hủy. Mỗi loại thuốc trừ sâu có đặc tính và tác dụng độc học khác nhau.

Nhiều loại thuốc trừ sâu ở thế hệ cũ hơn, rẻ hơn (không có bằng sáng chế), chẳng hạn như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) và lindane, có thể tồn tại nhiều năm trong đất và nước. Các hóa chất này đã bị cấm ở nhiều quốc gia đã ký Công ước Stockholm năm 2001, đây là một hiệp ước quốc tế nhằm loại bỏ hoặc hạn chế việc sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Độc tính của thuốc trừ sâu phụ thuộc vào chức năng của nó và các yếu tố khác. Ví dụ, thuốc diệt côn trùng có xu hướng độc hại với con người hơn so với thuốc diệt cỏ. Cùng một loại hóa chất có thể có những tác động khác nhau ở các liều lượng khác nhau (lượng hóa chất mà một người tiếp xúc). Nó cũng có thể phụ thuộc vào con đường xảy ra tiếp xúc (chẳng hạn như nuốt, hít hoặc tiếp xúc trực tiếp với da).

Không một loại thuốc trừ sâu nào gây độc di truyền (gây hại cho DNA, có thể gây đột biến hoặc ung thư) được phép sử dụng trên thực phẩm trong thị trường thương mại quốc tế ngày nay. Khi con người tiếp xúc với một lượng lớn thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, bao gồm ung thư và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản.

Việc làm nào sau đây không dụng khi sử dụng thuốc trừ sâu

Có hơn 1000 loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên khắp thế giới nhằm mục đích giúp thực phẩm không bị hư hỏng hoặc bị sâu bệnh phá hủy.

Những mẹo này sẽ giúp bạn giảm dư lượng thuốc trừ sâu (cũng như bụi bẩn và vi khuẩn) trên thực phẩm bạn ăn:

  • Trước tiên, hãy ăn đa dạng các loại trái cây và rau quả để giảm thiểu khả năng tăng tiếp xúc cùng với một loại thuốc trừ sâu.
  • Rửa kỹ tất cả sản phẩm, kể cả sản phẩm được dán nhãn hữu cơ và sản phẩm bạn định bóc vỏ.
  • Rửa rau và hoa quả của bạn dưới vòi nước chảy thay vì ngâm.
  • Lau khô sản phẩm bằng khăn vải sạch hoặc khăn giấy khi có thể.
  • Chà rửa các loại trái cây và rau quả chắc, như dưa và củ.
  • Bỏ lớp lá rau bên ngoài, chẳng hạn như rau bắp cải.
  • Gọt trái cây và rau quả khi có thể.

Ngăn chặn sâu bệnh xâm nhập vào nhà hoặc vườn của bạn

  • Ngăn ngừa các vấn đề về dịch hại bằng cách dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ giường cho vật nuôi và thực hiện bảo dưỡng sân vườn thường xuyên để loại bỏ những nơi sâu bọ trú ẩn.
  • Phòng ngừa các loài gây hại, như các loài gặm nhấm và côn trùng, xâm nhập vào nhà của bạn. Kiểm tra xung quanh nhà của bạn xem có bất kỳ điểm nào có thể xâm nhập, chẳng hạn như vết nứt, lỗ hoặc bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào khác.
  • Dọn sạch cỏ mọc um tùm, cắt cỏ và loại bỏ các vật dụng có thể đọng nước trong sân vườn. Những hành động này làm giảm môi trường sống có sẵn của một số loài gây hại, bao gồm bọ ve và muỗi.

Xem xét các phương pháp không dùng hóa chất để kiểm soát côn trùng

  • Hãy thử sử dụng các phương pháp quản lý không dùng hóa chất trên cỏ và khu vườn của bạn, chẳng hạn như đưa loại côn trùng có ích và các loài thực vật bản địa, hoang dã hoặc sử dụng các phương pháp vật lý, bao gồm làm cỏ bằng tay, phủ lớp hoặc đặt bẫy, để giảm việc sử dụng hóa chất ngoài trời. Các loài côn trùng có lợi, như ong mật, giúp thụ phấn cho khu vườn và bọ rùa, đây là những loài côn trùng gây hại cho vườn rau của bạn như rệp.
  • Sử dụng bẫy cơ học (bẫy bắt, bẫy dính) và bẫy ruồi bên trong. Bẫy dính cũng có thể được sử dụng như một công cụ để xác định loại côn trùng hoặc để xác định mức độ lây nhiễm.

Lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với khu vườn của bạn

  • Xác định đúng đối tượng côn trùng gây hại cho vườn và mức độ lây nhiễm trước.
  • Chỉ chọn các sản phẩm thuốc trừ sâu dành riêng cho loài côn trùng gây hại mà vườn của bạn mắc phải và cũng ở dạng hữu ích nhất (mồi, phun, v.v.).
  • Xem lại hướng dẫn sử dụng và danh sách các loài gây hại trên nhãn sản phẩm trước khi mua. Yêu cầu hỗ trợ nếu cần thiết.

Việc làm nào sau đây không dụng khi sử dụng thuốc trừ sâu

Rửa thật kỹ các loại trái cây, rau củ trước khi sử dụng.

Thực hiện chính xác các hướng dẫn trên nhãn khi pha và sử dụng thuốc trừ sâu

  • Chỉ sử dụng các loại thuốc trừ sâu còn trong hộp mới có nhãn đính kèm.
  • Thực hiện đúng tất cả các hướng dẫn trên nhãn. Không tăng hoặc giảm tỷ lệ sử dụng hoặc sử dụng sản phẩm cho các mục đích khác với mục đích ghi trên nhãn.
  • Mặc quần áo bảo hộ như mô tả trên nhãn. Cất quần áo bảo hộ cách xa không gian sống.
  • Không bao giờ hút thuốc, uống hoặc ăn trong khi xử lý thuốc trừ sâu.
  • Pha hoặc pha loãng thuốc trừ sâu ngoài trời ở nơi thoáng gió. Chỉ trộn số lượng cần thiết cho một lần sử dụng. Không bao giờ sử dụng cùng cốc đo và thìa dùng cho thuốc trừ sâu để chế biến thức ăn, ngay cả khi chúng đã được rửa sạch.
  • Không để thuốc trừ sâu làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bề mặt chế biến thực phẩm.
  • Giữ trẻ em, vật nuôi và đồ chơi tránh xa các khu vực có pha và sử dụng thuốc trừ sâu cho đến khi thuốc trừ sâu đã khô hoặc lâu hơn như được ghi trên nhãn.
  • Chỉ sử dụng bả côn trùng hoặc chuột bọ trong bao bì chống trẻ em và đặt chúng ở những nơi mà trẻ em và vật nuôi không thể tiếp cận.
  • Luôn đóng các thùng chứa đúng cách, ngay cả khi chỉ dừng lại để nghỉ ngơi hoặc giữa các lần pha.
  • Dọn dẹp các chất tràn ngay theo hướng dẫn trên nhãn. Nhìn chung, thuốc trừ sâu dạng lỏng có thể được rắc với mùn cưa, đất vệ sinh chuồng mèo hoặc chất vermiculite và được cuốn vào một túi nhựa để xử lý thích hợp trong thùng rác ngoài trời.
  • Rửa sạch vùng da tiếp xúc; rửa sạch găng tay, giày hoặc ủng; thay quần áo sau khi phun thuốc trừ sâu. Giặt quần áo dính thuốc trừ sâu riêng biệt với quần áo khác bằng nước nóng và bột giặt.

Bảo quản và vứt bỏ thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

  • Mua số lượng thuốc trừ sâu vừa đủ cho một lần phun để giảm bớt các vấn đề về lưu trữ và tiêu hủy.
  • Làm theo hướng dẫn lưu trữ trên nhãn. Giữ thuốc trừ sâu và bất kỳ thiết bị nào được sử dụng trong tủ có khóa ở khu vực thông gió tốt, tránh xa trẻ em, vật nuôi và thực phẩm.
  • Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật trong các thùng chứa ban đầu và giữ nguyên nhãn ban đầu của sản phẩm.
  • Làm theo hướng dẫn cách vứt bỏ bỏ thuốc trừ sâu và thùng rỗng còn sót lại. Không bao giờ vứt thuốc trừ sâu sót lại xuống bồn rửa, toilet, cống thoát nước hoặc xuống đất.
  • Không bao giờ được tái sử dụng hộp đựng thuốc trừ sâu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện nếu gặp phải vấn đề gì về sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

(Baonghean) - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang gây lãng phí và làm tăng chi phí sản xuất khá lớn. Không những thế, còn góp phần gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hiệu quả trừ sâu bệnh thấp. Khi hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV cần đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ - liều lượng, đúng lúc và đúng cách. 

Ở nhiều vùng miền, bà con được tập huấn sử dụng thuốc BVTV “4 đúng”, nhưng làm chưa đúng. Điển hình như vụ lúa hè thu 2014 và ngay cả vụ lúa xuân 2015, cả 2 vụ lúa này bị nhiễm nặng sâu cuốn lá nhỏ trên quy mô lớn cả tỉnh. Rất nhiều gia đình đã phải mua thuốc về phun 3 lần trong 1 vụ sản xuất vẫn không tiêu diệt được sâu cuốn lá, vừa gây lãng phí thuốc, gây tốn kém tiền bạc, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng sức khỏe con người. Sau đây là những nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV: 

Sử dụng đúng thuốc:

Việc làm nào sau đây không dụng khi sử dụng thuốc trừ sâu
Thu gom bao bì thuốc BVTV vào hố rác để xử lý. Ảnh: Anh Tuấn

Khi sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ loại sâu bệnh cần phòng trừ là gì. Nếu không biết thì phải hỏi ý kiến của cán bộ chuyên môn về BVTV hoặc cán bộ kỹ thuật nông nghiệp địa phương. Khi đã được xác định đúng sâu gì, bệnh gì thì mua thuốc đặc trị đúng cho loại sâu, bệnh đó. Loại thuốc mua cần chọn lọc loại thuốc có tác dụng chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít gây độc hại đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Đặc biệt cần lưu ý, chọn mua các loại thuốc tương đối an toàn với cây trồng, ít gây hại cho người tiêu dùng sản phẩm, nhất là các loại thuốc diệt cỏ rất nguy hiểm cho cả người, các động vật khác và cả môi trường nước.

Sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng:

Đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước khi pha trộn để phun trên một đơn vị diện tích cụ thể cho cây trồng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc có ghi trên nhãn mác bao bì hoặc hỏi cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Tùy tiện tăng nồng độ thuốc khi pha trộn thuốc vào nước sẽ gây tác hại lớn cho người sử dụng, cây trồng, vật nuôi, môi trường và làm tăng chi phí sản xuất. Ngược lại nếu pha nồng độ thấp quá sẽ không những không tiêu diệt được sâu bệnh, mà còn làm cho sâu bệnh lờn thuốc, kháng thuốc, tạo nguy cơ bùng phát dịch mạnh hơn. Vì vậy tốt nhất nên có dụng cụ cân, đong thuốc, nước khi pha trộn. Không nên ước lượng bằng mắt, không dùng tay bốc thuốc bột. Thuốc pha trộn đến đâu phun sử dụng hết đến đó. Tuyệt đối không để thuốc dư thừa qua ngày hôm sau. 

Sử dụng thuốc đúng lúc:

Chỉ nên phun thuốc vào thời điểm sâu bệnh dễ bị tiêu diệt nhất. Đó là giai đoạn tuổi còn rất nhỏ đối với sâu (phun khi sâu mới nở) và giai đoạn đầu của bệnh mới phát sinh. Phun càng chậm khi sâu đã già tuổi, bệnh đã mãn tính thì hiệu quả phun rất thấp, có khi phun không có tác dụng gây tốn kém, làm tăng chi phí sản xuất. 

Hạn chế phun thuốc khi cây trồng đang ra hoa. Không nên phun thuốc khi trời nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, khi trời sắp có mưa sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc. Không phun thuốc ít nhất từ 10 - 15 ngày trước khi thu hoạch các sản phẩm cây trồng.

Sử dụng thuốc đúng cách:

- Trước khi phun thuốc: Cần phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người phun thuốc như quần áo, mũ, khẩu trang, bao tay, ủng. Vì thuốc BVTV là những hóa chất rất độc hại khi dây dính vào da, hít thở nhiều nếu thuốc bốc hơi mạnh... sẽ gây ra những tác hại khó lường có thể dẫn đến chết người hoặc mang vào cơ thể những bệnh tật khó chữa trị. Trước khi pha trộn thuốc với nước, người sử dụng thuốc phải chuẩn bị đầy đủ ống đong, cân, xô pha thuốc, que khuấy khi đổ thuốc vào nước và bình phun thuốc được kiểm tra kỹ không rò rỉ. Nơi để pha thuốc nên ở gần địa điểm phun thuốc, xa nguồn nước sinh hoạt (giếng, ao, hồ, sông, suối...), xa chuồng trại gia súc, gia cầm.

- Khi phun thuốc: Phải hướng vòi phùn vào đúng vị trí gây hại của từng loại sâu, bệnh để tia thuốc vào tiếp xúc được nhiều nhất thì sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt sâu và bệnh nhiều nhất và không phun thuốc đi ngược lại với chiều gió.

- Sau khi phun thuốc: Quần áo và tất cả dụng cụ lao động phải được rửa sạch sẽ và cất vào kho riêng nơi kín đáo nhất. Toàn bộ vỏ chai, bao bì thuốc phải được thu gom lại bỏ vào hố rác của xóm, làng, xã theo quy định. Nơi nào chưa có hố bỏ rác chung của làng, xã thì gom lại tiêu hủy bằng cách đào hố chôn sâu xuống đất cách xa làng, xóm, xa nguồn nước sinh hoạt của dân làng.

Ngoài 4 nguyên tắc nói trên, xin được chia sẽ một số kinh nghiệm trong việc phối trộn các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh với thuốc diệt cỏ và chất điều hòa sinh trưởng để làm tăng hiệu quả sử dụng của thuốc:

1. Chỉ phối trộn được các loại thuốc BVTV thuộc các nhóm có gốc khác nhau mới có hiệu quả như: thuốc nhóm gốc lân phối trộn với nhóm các ba mát, nhóm gốc lân + cúc, các ba mát + cúc, các ba mát + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân hoặc cúc.

2. Chỉ nên phối trộn các nhóm thuốc có các tác dụng khác nhau như nhóm thuốc tiếp xúc, nhóm thuốc vị độc, nhóm thuốc xông hơi, nhóm thuốc nội hấp và nhóm thuốc lưu dẫn.

3. Chỉ nên phối trộn thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với trừ cỏ, thuốc trừ sâu với phân bón... khi cần thiết.

4. Không phối trộn thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng.

5. Không phối trộn thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh. 

6. Không phối trộn thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng (Cu) như: Coc 85, Coper B, Boocdo ... vì thuốc gốc đồng có tính kiềm cao, trong khi đó thuốc trừ sâu, bệnh có tính a xit lớn. Nếu pha trộn lại với nhau sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực của thuốc.

Doãn Trí Tuệ