Viết bản kiểm điểm như thế nào

Bản kiểm điểm là một loại văn bản thông dụng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, do thường không có mẫu cho các bản kiểm nên nhiều người bối rối không biết đặt bút ở đâu và không biết viết như thế nào cho đủ nội dung. Để hiểu được điều này và đưa ra những gợi ý cũng như hướng dẫn cho người đọc khi viết bản kiểm điểm. Trong nội dung của bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về cách viết bản kiểm điểm giúp mọi người tham khảo. 

Bản kiểm điểm nghĩa là gì

Trước khi tìm hiểu chi tiết về cách viết bản kiểm điểm, chúng ta cần hiểu bản kiểm điểm là xem xét và đánh giá lại các sự kiện và hành động đã thực hiện để có ý kiến, nhận định chung. Kiểm điểm cũng chính là việc bạn phải nêu ra và trình bày những sai lầm và khuyết điểm của mình. 

Bản kiểm điểm chính là một hình thức văn bản dùng để trình bày và nêu ra những vấn đề cụ thể của người viết, trong đó phải nêu ra các vấn đề đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục.

Viết bản kiểm điểm như thế nào

Tại sao phải viết bản kiểm điểm 

Nhìn chung, kiểm điểm được sử dụng rộng rãi trong các trường phổ thông và đại học nhằm giúp học sinh nhận ra  lỗi sai của mình và biết cách khắc phục, sửa chữa chứ không phải kiểm điểm để phạt học sinh. Đây được coi là một hình thức giáo dục rất văn minh và hữu ích. Bản kiểm điểm không chỉ được sử dụng để đánh giá những sai lầm mà còn để tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trong mỗi học kỳ. 

Ngoài ra, kiểm điểm còn được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước để kiểm tra những sai phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, nhân viên công ty trong quá trình công tác và tìm ra giải pháp khắc phục. 

Lỗi bạn mắc phải có thể không lớn, nhưng bạn nên nghiêm túc xác nhận bản thân bằng cách viết bản kiểm điểm. Những bản kiểm điểm sẽ thường thuộc về các cá nhân, bản kiểm điểm của học sinh, sinh viên cũng sẽ có chút khác biệt so với bản kiểm điểm của các cán bộ nhà nước, Đảng viên…

Xem thêm tập thể là gì

Bản kiểm điểm cần những gì

Trước khi viết bản kiểm điểm, có một số điều bạn cần làm để bản kiểm điểm của mình không bị sai sót và đáng tin cậy: 

  • Bạn phải nêu lý do tại sao bạn viết bản kiểm điểm này 
  • Bạn cần thừa nhận những sai lầm mà bạn đã mắc phải, thành thật về nguyên nhân gây ra lỗi, đưa ra các giải pháp để khắc phục chúng và cam kết cải thiện bản thân để tránh lặp lại những sai lầm tương tự. 
  • Xem các ví dụ về kiểm điểm và cách viết để giúp bạn tìm thấy bản kiểm điểm  tốt nhất cho tình huống của bạn.

Xem thêm đơn xin nghỉ học

Cách viết bản kiểm điểm 

Việc viết bản kiểm điểm sẽ rất dễ dàng nếu bạn có kinh nghiệm, kỹ năng viết bản kiểm điểm chuẩn. Nếu bạn không có kinh nghiệm, đừng lo lắng dưới đây chúng tôi  sẽ hướng dẫn bạn viết bản kiểm điểm chi tiết và đầy đủ nhất. Mỗi bản kiểm điểm sẽ  bao gồm các thông tin chung sau:

Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” viết hoa, in đậm, căn giữa trang. 

Tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” ở chính giữa trang, in đậm như quốc hiệu.  

Tuy nhiên, đối với bản kiểm điểm đảng viên và cơ quan, tên quốc gia và chức danh phải được căn lề 2/3 trang từ bên trái. 

Bản kiểm điểm viết cho đảng không cần ghi Quốc hiệu, tiêu ngữ mà thay vào đó viết Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phần này sẽ được điền dựa trên bản kiểm điểm bạn gửi cho ai hay đơn vị nào. Bỏ qua phần này đối với bản kiểm điểm của học sinh hoặc gia đình. Đối với cơ quan, cơ quan nhà nước, đảng ủy thì phải ghi rõ cơ quan, đảng ủy nào.

Địa điểm, ngày tháng năm viết bản kiểm điểm phải được ghi rõ ở góc bên phải bằng chữ in nghiêng và viết thường. Ngày tháng có thể được viết ở đầu hoặ  ngay sau khi kết thúc văn bản, sau lời cảm ơn và trước chữ ký.

– Tên bản kiểm điểm cần phải viết hoa và căn giữa nếu định dạng đánh máy thì là  kiểu chữ đứng và bôi đậm. 

– Có thể đính kèm tóm tắt nội dung bản kiểm điểm. 

Ví dụ: gây mất trật tự lớp học, tự ý nghỉ học, vô lễ với giáo viên,…

Phần “Kính gửi” này bạn cần phải nêu rõ rằng bản kiểm điểm kính gửi ai và trình bày giữa trang giấy. 

Tiếp theo đó bạn cần phải điền chính xác, rõ ràng các thông tin cơ bản của người viết bản kiểm điểm.

Ví dụ: họ tên, trường hoặc đơn vị trực thuộc, lớp, chức danh…

Tiếp theo là thời gian vi phạm, thời gian viết bản kiểm điểm. 

Bài kiểm điểm được viết vào ngày tháng năm nào? (Nếu nó đã được viết ở trên, bạn có thể bỏ qua nó). Các bản kiểm điểm thường được viết vào cuối năm, cuối năm hoặc khóa học…

Bạn cần trình bày lý do bạn phải viết bản kiểm điểm này, đã vi phạm những lỗi gì, hoặc là ưu điểm là gì, nhược điểm là gì và vì sao lại vi phạm… 

Phần này cá nhân người viết bản kiểm điểm phải nhận thức được vấn đề mình đang gặp phải, nhận ra sai sót và đánh giá hành động của mình, tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp, từ đó đưa ra lời hứa và cam kết  khắc phục sai lầm để tốt hơn, khắc phục điểm yếu và phát huy ưu điểm trong tương lai. 

Sau cùng bạn cần phải gửi lời cảm ơn nhằm thể hiện thái độ tôn trọng và lịch sự với người được nhận bản kiểm điểm và đừng quên cuối cùng là ký và ghi rõ họ tên của bạn.

Xem thêm những tài liệu khác tại AMA

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân

Viết bản kiểm điểm như thế nào
mẫu bản kiểm điểm học sinh
Viết bản kiểm điểm như thế nào
mẫu bản kiểm điểm đảng viên
Viết bản kiểm điểm như thế nào
mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

Trên đây là các chia sẻ của AMA về cách viết bản kiểm điểm đúng cách. Mong rằng sau bài viết này mọi người sẽ biết cách viết bản kiểm điểm đúng, và biết cách rút kinh nghiệm cho những sai lầm của chính mình nhé. 

Bản kiểm điểm là một trong những loại văn bản mà học sinh hay được yêu cầu thực hiện khi mà có những hành vi vi phạm quy định của nhà trường cũng như lớp học. Tuy nhiên, ở độ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường thì phần lớn các em đều chưa được tiếp xúc nhiều với những văn bản hành chính thông dụng. Vậy bản kiểm điểm là gì? Cách viết bản kiểm điểm được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau của Luật Minh Gia.

1. Bản kiểm điểm là gì?

Hiện nay, không có bất kỳ một văn bản nào quy định về khái niệm cũng như hình thức của một bản kiểm điểm. Tuy nhiên, về cơ bản thì bản kiểm điểm có thể được hiểu là một mẫu đơn do học sinh tự viết nhằm mục đích nhìn nhận, đánh giá lại những gì mình đã làm cũng như rút kinh nghiệm để không mắc lại lỗi tương tự như vậy nữa. Bản kiểm điểm chỉ nên được thực hiện với mục đích giúp học sinh tự nhận thấy lỗi sai của mình và sửa chữa chứ không phải là “bản cáo trạng” tội danh của học sinh.

2. Cách viết bản kiểm điểm trong một số trường hợp

Do không có bất cứ một quy chuẩn về mẫu của một bản kiểm điểm nên sẽ tùy thuộc vào từng mục đích viết kiểm điểm mà người viết có thể linh hoạt trong cách trình bày.

Kết cấu cơ bản của một bản kiểm điểm bao gồm những nội dung sau:

*Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ (Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc);
  • Tên văn bản: Bản kiểm điểm

+ Kính gửi: Ban Giám hiệu tường (…), đồng kính gửi cô giáo chủ nhiệm lớp (…);

+ Họ và tên học sinh: (…) lớp: (…);

+ Nội dung kiểm điểm: Tùy thuộc vào hoàn cảnh phải viết bản kiểm điểm mà nội dung có thể khác nhau. Ví dụ viết bản kiểm điểm khi kết thúc học kỳ thì nội dung bao gồm những hành đã làm được và những việc còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó;

+ Thừa nhận lỗi sai và cam kết không lặp lại lỗi sai đó.

+ Thời gian, địa điểm viết bản kiểm điểm cá nhân;

+ Chữ ký phụ huynh và chữ ký học sinh (tùy thuộc vào những hoàn cảnh nhất định phải viết bản kiểm điểm mà đôi khi không cần chữ ký xác nhận của phụ huynh học sinh)

*Mẫu bản kiểm điểm cho Đảng viên:

Mẫu bản kiểm điểm đối với Đảng viên được ghi nhận trong Mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2019 và Mẫu 02-HD KĐ.ĐG 2019  đính kèm Hướng dẫn 21/ HD/BTCTW/2019

ĐẢNG BỘ …
… (Tập thể kiểm điểm)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

….., ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM TẬP THỂ

Năm ...

Căn cứ kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương (cơ quan, đơn vị); tập thể... kiểm điểm với các nội dung chủ yếu sau:

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp trên; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của tập thể.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị trong năm; kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

3. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định, quy chế làm việc.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

4. Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

5. Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và thi đua, khen thưởng.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

- Hạn chế, khuyết điểm (theo 05 nội dung nêu trên).

- Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

V. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân

Về những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; nguyên tắc tập trung dân chủ; các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kết quả xử lý sai phạm đối với tập thể, cá nhân...

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Đề nghị xếp loại mức chất lượng:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

T/M TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu 02-HD KĐ.ĐG 2019

ĐẢNG BỘ ………..
Chi bộ: ……………

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

….., ngày … tháng … năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Năm ….

Họ và tên:………………………………………….. Ngày sinh: ………………………………..

Chức vụ Đảng: ……………………………………………………………………………………

Chức vụ chính quyền: ……………………………………………………………………………

Chức vụ đoàn thể: ………………………………………………………………………………..

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………..

Chi bộ ………………………………………………………………………………………………

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

- Về tư tưởng chính trị.

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống.

- Về ý thức tổ chức kỷ luật.

- Về tác phong, lề lối làm việc.

- Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên).

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trân trọng!