Xử lý cơ sở thu mua phế liệu

Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Gia Lai vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Ngọc Hưng (SN 1977; HKTT: Phường Chi Lăng, TP. Pleiku) về hành vi không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.

Trước đó, vào lúc 14h30’ ngày 28/9/2021, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh tiến hành kiểm tra tại cơ sở mua bán sắt, phế liệu, lạc xoong (tại địa chỉ: Số 531 Trường Chinh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) do ông Nguyễn Ngọc Hưng làm chủ cơ sở. Qua kiểm tra phát hiện, cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.

Căn cứ hành vi trên, Phòng Cảnh sát môi trường đã lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Ngọc Hưng (chủ cơ sở) với số tiền 10 triệu đồng, theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 21, Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chu Thị Bích Liên
 


Xử lý cơ sở thu mua phế liệu

Tin mới

Xử lý cơ sở thu mua phế liệu

  • CHÀO MỪNG THÀNH LẬP THỊ XÃ CHƠN THÀNH
  • ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH PHƯỚC LẦN THỨ VI
  • CHUYỂN ĐỔI SỐ
  • Kỷ niệm 57 năm chiến thắng Đồng Xoài
  • 50 NĂM CHIẾN THẮNG CHỐT CHẶN TÀU Ô

  1. Pháp luật

Xử lý vi phạm 17 cơ sở kinh doanh thu mua phế liệu

BP - Thực hiện Quyết định số 2622/QĐ-UBND ngày 14-10-2019 của UBND thành phố Đồng Xoài kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, đăng ký kinh doanh, phòng chống cháy nổ và bảo vệ an toàn hành lang đường bộ trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, Đoàn kiểm tra liên ngành 2622 của thành phố đã kiểm tra 24/24 hộ kinh doanh thu mua phế liệu đang hoạt động trên địa bàn Đồng Xoài.

Xử lý cơ sở thu mua phế liệu
Một cơ sở thu mua phế liệu đang hoạt động tại khu phố 1, phường Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài

Qua kiểm tra cho thấy, nhìn chung kinh doanh thu mua phế liệu đa số là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong đó, 13 cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh, 1 trường hợp đăng ký kinh doanh công ty TNHH MTV, 10 cơ sở kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Phế liệu được thu mua chủ yếu là kim loại, giấy, chai lọ, nhựa các loại... Qua kiểm tra chỉ 5/24 cơ sở có bản cam kết bảo vệ môi trường; 15/24 cơ sở một phần phế liệu sau khi thu mua được để trong khu vực có mái che và một phần để ngoài trời không đảm bảo vệ sinh môi trường; 17 cơ sở kinh doanh có trang bị bình phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên chưa chấp hành tốt quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Qua kiểm tra, đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính 17 cơ sở kinh doanh, hiện 8/17 cơ sở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nộp phạt 17,8 triệu đồng. Hiện cơ quan chuyên môn đã tham mưu UBND thành phố tạm ngưng cấp phép cơ sở kinh doanh thu mua phế liệu trên địa bàn thành phố cho đến khi có quy hoạch cụ thể; 10 cơ sở thu mua phế liệu không đăng ký kinh doanh phải dừng hoạt động; các cơ sở kinh doanh sai địa điểm buộc đình chỉ hoạt động. Đối với các cơ sở kinh doanh có giấy phép phải đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy, đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện cam kết theo quy định.

Nhã Trâm

Xử lý cơ sở thu mua phế liệu

Ý kiến ()

Xử lý cơ sở thu mua phế liệu

Nhếch nhác, lộn xộn, chất đống thành các bãi lớn ở vỉa hè, ven đường là thực trạng đang diễn ra tại các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn tỉnh. Không chỉ làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do thiếu các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Xử lý cơ sở thu mua phế liệu
Một cơ sở thu mua phế liệu trên đường Lê Thánh Tông, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) bày tràn lan phế liệu ra vỉa hè, gây mất mỹ quan, vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ.

Có mặt tại cơ sở tập kết, thu gom phế liệu trên đường Lê Thánh Tông, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là đầy ắp các “mặt hàng” phế liệu từ bìa cát tông, ống nước, bình gas, ti-vi, quạt điện, thùng xốp đến chai lọ các loại, giấy báo, sắt vụn... chất thành đống lộn xộn, để tràn lan ra vỉa hè. Điều đáng nói là cơ sở thu mua phế liệu này lại nằm ngay cạnh nhà dân nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của những hộ xung quanh. Hơn thế nữa, cơ sở này không trang bị bất kỳ một thiết bị phòng cháy, chữa cháy nào. Theo phản ánh của người dân sống trong khu vực, điểm thu mua phế liệu này thường xuyên bốc mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường. Sự việc này đã được kiến nghị nhiều lần lên chính quyền địa phương nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Dạo qua một số tuyến phố như: Hải Thượng Lãn Ông, Quang Trung 3 (phường Đông Vệ); Đội Cung, Trần Xuân Soạn (phường Đông Thọ)... không khó bắt gặp những cơ sở thu gom phế liệu nằm trong khu dân cư. Các cơ sở hầu hết lúc nào cũng đắp đầy các mặt hàng phế liệu. Hàng hóa tập kết tạm bợ, lối đi nhỏ, hẹp, hệ thống dây điện chằng chịt, sơ sài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Mặt khác, do phế liệu nhiều và được tập kết ngoài trời nên khi mưa xuống, nước chảy tràn lên phế liệu có lẫn các loại chất thải khác nhau, kể cả chất thải nguy hại. Trong khi đó, đa số các cơ sở kinh doanh phế liệu chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải đúng quy định, vì thế nước thải chảy ra môi trường hoặc tự thấm vào lòng đất, gây mùi xú uế, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực.

Phường Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) là địa phương có nhiều cơ sở thu gom phế liệu. Theo quan sát của phóng viên, các cơ sở này giống như một “bãi chiến trường”, khá nhếch nhác, lộn xộn. Phế liệu được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, đủ chủng loại như bao bì, giấy, sắt, thép, nhựa, nilon... nằm la liệt từ trong xưởng ra tận ngoài ngõ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh...

Ngoài khu vực TP Thanh Hóa, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những cơ sở thu mua phế liệu “nhếch nhác” ở các huyện, thị xã trong tỉnh. Điểm chung của các cơ sở này là nằm ở mặt đường, xen kẽ trong khu dân cư đông đúc, diện tích nhà kho nhỏ hẹp, cũ kỹ, nên phế liệu được để ngoài trời, không mái che, nước mưa chảy vào phế liệu, ngấm vào lòng đất, mùa nắng nóng mùi hôi thối bốc lên, gây độc hại cho lao động và người dân trong khu vực.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định, các cơ sở thu mua phế liệu do UBND cấp huyện và UBND cấp xã, phường trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu đều chưa thực hiện việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Về phía chính quyền các địa phương, mới chỉ yêu cầu các cơ sở trên ký cam kết bảo vệ môi trường giống như các hộ dân khác sinh sống trong khu dân cư và thông qua hình thức vận động, tuyên truyền, nhắc nhở các hộ kinh doanh buôn bán phế liệu đảm bảo các yếu tố vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, chứ chưa áp dụng biện pháp xử phạt nào.

Việc các cơ sở kinh doanh phế liệu hoạt động không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn cháy nổ nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Để quản lý tốt hoạt động này, thiết nghĩ, Sở Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh thu mua, tái chế phế liệu; yêu cầu phải ký cam kết, đầu tư đầy đủ các trang thiết bị xử lý chất thải, rác thải trước khi tiến hành kinh doanh. Bên cạnh đó, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các chủ cơ sở kinh doanh, nhằm giúp cho họ hiểu hơn việc thu mua phế liệu phải bảo đảm cảnh quan môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, các cơ sở thu mua phế liệu cần bảo đảm an toàn khu vực kinh doanh, có phương tiện phòng cháy, chữa cháy hữu hiệu, vì nhiều phế liệu có nguy cơ cháy nổ cao. Đồng thời có biện pháp che chắn bảo đảm mỹ quan, giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực kinh doanh và các hộ xung quanh.

Bài và ảnh: Trường Giang