Yểm ly nghĩa là gì

中 阿 含 經KINH TRUNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Câu-lâu-sấu[02], trú trong Kiếm-ma-sắt-đàm[03], đô ấp của Câu-lâu.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Có tri, có kiến, mới có chứng đắc lậu tận, chứ không phải không tri, không kiến.

“Thế nào là có tri, có kiến mới chứng đắc lậu tận? Tri kiến như thật về sự Khổ liền chứng đắc lậu tận. Tri kiến như thật về Khổ tập, tri kiến như thật về Khổ diệt và tri kiến như thật về Khổ diệt đạo liền chứng đắc lậu tận.

“Tận trí có tập[04] chứ không phải không tập. Tập của tận trí là gì? Giải thoát là tập.

“Giải thoát cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của giải thoát là gì? Vô dục là nhân.

“Vô dục cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô dục là gì? Yếm ly là tập.

“Yếm ly cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của yểm ly là gì? Thấy như thật, biết như chơn.

“Thấy như thật, biết như chơn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thấy như thật, biết như chơn là gì? Định là tập.

“Định cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của định là gì? Lạc là tập.

“Lạc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của lạc là gì? Chỉ là tập.

“Chỉ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chỉ là gì? Hỷ là tập.

“Hỷ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hỷ là gì? Hân hoan là tập.

“Hân hoan cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hân hoan là gì? Không hối hận là tập.

“Không hối hận cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không hối hận là gì? Thủ hộ giới là tập.

“Thủ hộ giới cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ hộ giới là gì? Thủ hộ các căn là tập.

“Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là tập.

“Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là tập.

“Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh tư duy là gì? Tín là tập.

“Tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tín là gì? Quán pháp nhẫn là tập.

“Quán pháp nhẫn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của quán pháp nhẫn là gì? Tụng đọc pháp là tập.

“Tụng đọc pháp cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tụng đọc pháp là gì? Thọ trì pháp là tập.

“Thọ trì pháp cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thọ trì pháp là gì? Quán nghĩa của pháp là tập.

“Quán nghĩa của pháp cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của quán nghĩa của pháp là gì? Lỗ tai[05] là tập.

“Lỗ tai cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của lỗ tai là gì? Nghe pháp thiện[06] là tập.

“Nghe pháp thiện cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của nghe pháp thiện là gì? Đi đến[07] là tập.

“Đi đến cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của đi đến là gì? Phụng sự[08] là tập.

“Nếu ai phụng sự thiện tri thức, điều gì chưa nghe liền được nghe, điều gì đã nghe liền được bổ ích.

“Như vậy, nếu ai không phụng sự thiện tri thức thì làm tổn hại tập của phụng sự. Nếu không phụng sự thì làm tổn hại tập của sự đi đến. Nếu không đi đến thì làm tổn hại tập của sự nghe pháp thiện. Nếu không nghe pháp thiện thì làm tổn hại tập của lỗ tai. Nếu không có lỗ tai thì làm tổn hại tập của sự quán nghĩa của pháp. Nếu không quán nghĩa của pháp thì làm tổn hại tập của thọ trì pháp. Nếu không thọ trì pháp thì làm tổn hại tập của tụng đọc pháp. Nếu không tụng đọc pháp thì làm tổn hại cái nhân quán pháp nhẫn. Nếu không quán pháp nhẫn thì làm tổn hại tập của của tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại tập của chánh tư duy. Nếu không chánh tư duy thì làm tổn hại tập của chánh niệm chánh trí. Nếu không chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại tập của sự thủ hộ các căn. Nếu không thủ hộ các căn thì làm tổn hại tập của sự thủ hộ giới, sự không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, thấy như thật, biết như chơn, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại tập của tận trí.

“Nếu ai phụng sự thiện tri thức thì điều gì chưa nghe liền được nghe, điều gì đã nghe liền được bổ ích.

“Như vậy, nếu ai phụng sự thiện tri thức thì có tập[09] phụng sự. Nếu đã phụng sự thì có tập đi đến. Nếu đã đi đến thì có tập nghe pháp thiện. Nếu đã nghe pháp thiện thì có tập lỗ tai. Nếu có lỗ tai thì có tập quán nghĩa của pháp. Nếu đã quán nghĩa của pháp thì có tập thọ trì pháp. Nếu đã thọ trì pháp thì có tập tụng đọc pháp. Nếu đã đọc tụng pháp thì có tập quán pháp nhẫn. Nếu đã quán pháp nhẫn thì có tập tín. Nếu đã có tín thì có tập chánh tư duy. Nếu đã có chánh tư duy thì có tập chánh niệm chánh trí. Nếu đã chánh niệm chánh trí thì có tập thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì có tập tận trí”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Không thấy Pāli tương đương. Tham chiếu các Kinh 42, 51-53. [02] Câu-lâu-sấu 拘 樓 瘦. Pāli: Kurusu giữa những người Kuru, tên bộ tộc, cũng là tên nước. [03] Kiếm-ma-sắt-đàm 劍 摩 瑟 曇. Pāli: Kammāsadhamma. [04] Xem cht.5, Kinh 51 trên. [05] Nhĩ giới 耳 界. [06] Thiện pháp 妙 法, đây muốn nói là diệu pháp hay chánh pháp. [07] Hán: vãng nghệ 往 詣. Pāli? [08] Phụng sự 奉 事. Pāli: sevanā, thân cận, phụng sự. [09] Tập, đây được hiểu là duyên, tức dẫn đến, hay làm điều kiện cho. Tham chiếu Kinh 55 dưới.

Người hành trì giáo lý Phật, khi đã hiểu rõ bản chất vô thường, vô ngã, vị ấy không còn cố giữ lấy cái ngũ uẩn không thuộc về mình. Tuệ giác có được từ chân thật chánh quán giúp người tu nhận ra chân lý của khổ, tìm phương pháp để loại bỏ khổ đau. Làm cho khổ đau không còn chỗ đứng trong thân tâm vị ấy nữa.

Ngũ uẩn là yếu tố tạo nên thân và tâm con người. Ngũ uẩn, bao gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phật dạy, các vị tỳ kheo thực hành chánh quán với ngũ uẩn như sau:

“Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.”

Quán (觀 ) là xem xét, thẩm định. Chân thật chánh quán (真實正觀) là xem xét, đánh giá đúng bản chất vốn có của sự vật hiện tượng. Người học Phật thực hành chân thật chánh quán thông qua chánh kiến, chánh tư duy. Chân thật chánh quán, giúp người tu có được tuệ giác, thấy được bản chất vốn có của sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vì vô thường nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có ngã. Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có ngã nên người đó không thể nắm lấy, không thể giữ lấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm của riêng mình (非我所- Phi ngã sở). Đó là lời dạy logic, nhận biết nguyên nhân của đau khổ.

Bởi chân thật chánh quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thấy được tướng vô thường vô ngã của ngũ uẩn mà không còn tham luyến, không còn muốn nắm giữ cái không phải của mình. Người thực hành chân thật chánh quán sẽ sinh nhàm chán, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. ( 厭於色,厭受、想、行、識- yếm ư sắc, yếm thọ, tưởng, hành, thúc). Do nhàm chán nên không lấy làm vui thích (厭故不樂- yếm cố bất lạc ), vì không lấy làm vui thích nên được giải thoát (不樂故得解脫- bất lạc cố đắc giải thoát). Phật dạy lợi ích của chân thật chánh quán (真實正觀) qua đoạn Kinh văn dưới đây:

“Thánh đệ tử quán sát như vậy thì sẽ nhàm tởm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm tởm nên không ham muốn, vì không ham muốn nên được giải thoát. Đối với giải thoát, trí chân thật phát sanh, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết sẽ không tái sanh đời sau nữa.’”

Người hành trì giáo lý Phật, khi đã hiểu rõ bản chất vô thường, vô ngã, vị ấy không còn cố giữ lấy cái ngũ uẩn không thuộc về mình. Tuệ giác có được từ chân  thật chánh quán giúp người tu nhận ra chân lý của khổ, tìm phương pháp để loại bỏ khổ đau. Làm cho khổ đau không còn chỗ đứng trong thân tâm vị ấy nữa.

Ngã sanh dĩ tận,

Phạm hạnh dĩ lập,

Sở tác dĩ tác,

Tự tri bất họ hậu hữu.

我生已盡,

梵行已立,

所作已作,

自知不受後有。

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bến Tre, ngày 08 tháng 09 năm 2021

                           Hoàng Phước Đại – Đồng An

Dưới đây là bài Kinh Vô tri trong Tạp A Hàm Kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Thánh đệ tử quán sát như vậy thì sẽ nhàm tởm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm tởm nên không ham muốn, vì không ham muốn nên được giải thoát. Đối với giải thoát, trí chân thật phát sanh, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết sẽ không tái sanh đời sau nữa.’”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Đạo Phật muôn màu

"Tin là căn bản của sự thành công, và là nguồn gốc của muôn hạnh lành"