ADN lưu trữ thông tin di truyền bằng cách nào

ADN là một nội dung kiến thức của môn sinh học rất bổ ích được ứng dụng nhiều vào thực tế để phục vụ cho cuộc sống của con người. Vậy Chức năng của ADN là?

Câu hỏi:

Chức năng của ADN là gì?

A. Cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein

B. Truyền thông tin tới ribôxôm

C. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm

D. Lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền

Đáp án đúng là đáp án D.

Chức năng của ADN là lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền.

ADN lưu trữ thông tin di truyền bằng cách nào

Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng

ADN có tên khoa học là acid deoxyribonucleic (tên tiếng Anh là DNA). AND được tìm thấy trong mọi tế bào của con người nói chung và các loài sinh vật khác nói riêng.

– Cấu trúc của AND:

+ AND có hình dạng chuỗi xoắn kép bao gồm các sợi dài xen kẽ các nhóm đường và phosphate cùng với các base nitơ (adenin, thymin, guanin và cytosine). Gần như toàn bộ các tế bào trong cơ thể có ADN như nhau.

+ Phần lớn ADN tập trung trong nhân tế bào (ADN nhân) được tổ chức thành các cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể. Ngoài ra, một lượng nhỏ ADN khác có trong ti thể (gọi là ADN ti thể hoặc mtADN). Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng từ máu thành dạng mà tế bào có thể sử dụng được.

ADN chứa thông tin di truyền cần thiết cho quá trình sản xuất các thành phần tế bào, các bào quan và quay vòng chu kỳ sống. Sản xuất protein là một quá trình tế bào quan trọng phụ thuộc vào ADN khi thông tin di truyền được truyền từ ADN sang ARN rồi cuối cùng đến các protein.

ADN mang tất cả các hướng dẫn cho một sinh vật để xây dựng, duy trì và sửa chữa chính nó. Bằng cách nhân rộng và truyền ADN, động vật, thực vật và vi sinh vật có thể truyền đạt đặc tính của chúng cho thế hệ sau.

– Các tính chất của ADN:

+ DNA có tính chất sao chép hoặc tạo bản sao của chính nó. Mỗi chuỗi DNA trong chuỗi xoắn kép có thể đóng vai trò là mô hình để nhân đôi chuỗi các bazơ. Điều này rất quan trọng khi các tế bào phân chia vì mỗi tế bào mới cần phải có một bản sao chính xác của DNA có trong tế bào cũ. Đây là tính chất quan trọng nhất của ADN và nhờ tính chất này mà người ta đã ứng dụng rất nhiều vào thực tế cuộc sống.

+ Bên các tính chất sao chép hoặc tạo bản sao  của chính nó thì ADN còn có tính đặc thù và đa dạng cao. Tính đặc thù của ADN được biểu hiện như sau: ở mỗi loài sinh vật, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotide trong phân tử ADN tuân thủ theo quy tắc rất nghiệm ngặt và đặc trưng cho loài. Tính đa dạng của được thể hiện là chỉ cần thay đổi cách sắp xếp của 4 loại nucleotide sẽ tạo ra các phân tử ADN khác nhau.

Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của con người và các loài sinh vật. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN cũng lý giải lý giải tại sao cùng là chủng tộc người nhưng những nhóm cư dân ở các khu vực địa lý khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi sẽ có những đặc điểm đặc trưng khác biệt, hoặc đối với các loài sinh vật dù là cùng một loài nhưng chúng được phân ra thành những nhóm nhỏ với những đặc điểm nhận dạng khác nhau.

– Chức năng của ADN là:

+ ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của prôtêin. Các gen khác nhau được phân bố theo chiều dài cùa phân tử ADN.

+ ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. Chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, bảo đảm sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh vật.

– Tính ứng dụng của ADN vào cuộc sống:

+ Hiện nay chúng ta ngày càng quen với việc xét nghiệm ADN nhằm mục đích xác định huyết thống, ADN cũng đã và đang dần trở thành một bằng chứng chắc chắn trong một số vấn đề pháp lý, hoặc xác định kẻ phạm tôi bằng cách phân tích một lượng nhỏ ADN tìm thấy tại hiện trường.

+ ADN cũng được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống với nhiều hoạt động bổ ích như bộ dụng cụ xét nghiệm di truyền có thể cho chúng ta biết về quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta: tổ tiên của chúng ta là ai, thuốc gì chúng ta nên dùng hoặc tránh, và những bệnh nào chúng ta có thể phát triển nhiều năm kể từ bây giờ.

Như vậy có thể thấy đáp án đúng là đáp án D. Chức năng của ADN là lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:

+ Phương án A. Chức năng của ADN là Cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein là đáp án sai bởi vì ADN không cấu tạo nên riboxôm mà ADN có chức năng di truyền thông tin, truyền từ ADN sang ARN rồi cuối cùng đến các protein.

+ Phương án B. Chức năng của ADN là Truyền thông tin tới ribôxôm là đáp án sai bởi vì AND truyền thông tin tới ARN rồi cuối cùng đến các protein

+ Phương án C. Chức năng của ADN là Vận chuyển axit amin tới ribôxôm là đáp án sai bởi vì ADN không vận chuyển axit amin tới ribôxôm, ADN có chức năng di truyền thông tin, truyền từ ADN sang ARN rồi cuối cùng đến các protein

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án D. Chức năng của ADN là lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền

Ngày đăng : 11-04-2019

Ngày cập nhật: 23-02-2022

Tác giả: Gentis

Mọi sinh vật đều có một bộ gen riêng biệt. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì ADN của con người là loại ADN phức tạp nhất. Trong bài viết này, GENTIS sẽ cung cấp cho bạn từ A -> Z các thông tin về ADN để bạn có cái nhìn tổng quan nhất. Cụ thể, khái niệm ADN là gì, ADN có lịch sử ra sao và AND tiết lộ điều gì? Đừng bỏ qua nhé!

ADN hay DNA là thuật ngữ viết tắt của deoxyribonucleic acid, được xác định là vật liệu di truyền ở đa số các cơ thể sống trong đó có sinh vật và con người.

Hiểu một cách đơn giản, ADN chứa đựng các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ khả năng phân đôi trong quá trình sinh sản và quyết định tất cả các đặc điểm của chúng ta. ADN có ở trong nhân tế vào và một lượng nhỏ nằm trong ty thể.

Thông tin trong ADN được lưu trữ dưới dạng mã, được tạo thành từ bốn loại bazơ nitơ là: adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và thymine (T). Các bazơ này bắt cặp với nhau, A với T và C với G, thông qua các liên kết hydro để tạo thành các đơn vị được gọi là cặp bazơ. [1]

ADN lưu trữ thông tin di truyền bằng cách nào

Mô tả cấu trúc ADN

ADN có cấu trúc không gian dạng xoắn kép với 2 mạch song song. Thực tế, 2 mạch này xoắn đều xung quanh 1 mạch cố định và theo chiều ngược kim đồng hồ. Cấu trúc xoắn kép ADN của mỗi người là khác nhau, do đó mỗi chúng ta đều có các đặc điểm riêng biệt. Do có tính đặc thù nên nhờ phân tích ADN các nhà khoa học có thể khám phá ra sự phát triển và tiến hóa của mỗi giống loài cũng như tìm ra giải pháp tối ưu để hạn chế, điều trị các căn bệnh do đột biến ADN di truyền.

Video giải thích ADN là gì và hoạt động như thế nào

2. Ai phát hiện ra sự tồn tại của ADN?

Năm 1869, Friedrich Miescher - nhà hóa sinh gốc Thụy Điển là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của ADN trong quá trình nghiên cứu những vết mủ trên băng cứu thương. Lúc đó, ông đã gọi những vật chất lạ này là "nuclein" vì thấy chúng xuất hiện trong nuclei của các tế bào. 

Sau khi nghiên cứu sâu hơn, nhà khoa học này đã đặt ra nhiều nghi vấn về mối liên hệ giữa các "nuclein" và việc di truyền ở động vật. Do đó, có thể nói rằng Friedrich Miescher đã phần nào đúng khi đặt tên cho vật chất mới này như vậy.

Tuy nhiên, những câu hỏi của Friedrich Miescher phải rất lâu sau mới được giải đáp khi mà đến đầu thế kỷ XX, Thomas Hunt Morgan mới tìm ra được các bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ giữa ADN và sự di truyền qua các thế hệ.

ADN lưu trữ thông tin di truyền bằng cách nào

Friedrich Miescher và Thomas Hunt Morgan

3. Xét nghiệm ADN là gì?

Xét nghiệm ADN là hình thức xét nghiệm y tế sử dụng mẫu xét nghiệm là ADN, để xác định về các vấn đề di truyền như huyết thống, các bệnh di truyền, sự thay đổi nhiễm sắc thể, thay đổi gen.

Xét nghiệm/Phân tích ADN có thể giúp chúng ta biết nhiều bí mật về huyết thống và sức khỏe. Ví dụ, để xác định mối quan hệ ruột thịt giữa 2 cá nhân, chúng ta có thể tiến hành xét nghiệm ADN.

Ngoài ra, việc xét nghiệm ADN còn giúp chúng ta xác định một số căn bệnh di truyền gene. Nổi tiếng nhất về trường hợp này là nữ minh tinh màn bạc Angelina Jolie. Ở độ tuổi 37, cô đã chia sẻ với tờ New York Time rằng nhờ xét nghiệm ADN phát hiện ra mình có khả năng cao mắc bệnh ung thư vú (87%) do có tồn tại gen BRCA1. Chính vì vậy, để chủ động phòng tránh, cô đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vú sau khi được bác sĩ tư vấn.

Giải đáp của đại tá Hà Quốc Khanh về khái niệm xét nghiệm ADN là gì

Đọc thêm: Xét nghiệm ADN là gì và để là gì?

4. Ứng dụng của xét nghiệm ADN

Ứng dụng chức năng của ADN trong đời sống gồm:

  • Xét nghiệm tiền lâm sàng: Nhằm xác định người xét nghiệm có mắc các bệnh di truyền hay không.
  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Chẩn đoán xem thai nhi có mắc các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể hay không.
  • Xét nghiệm ADN huyết thống: Nhằm xác định quan hệ huyết thống của người xét nghiệm để chứng minh quan hệ trong gia đình và làm các thủ tục hành chính khác.

Chính vì có những ứng dụng quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của mỗi cá nhân nên dữ liệu ADN mỗi người là thông tin quan trọng cần được bảo mật, tránh các mục đích không chính đáng. Ngay tại Mỹ, Ancestry cũng đã tuyên bố không được phép bán dữ liệu di truyền cho các công ty bảo hiểm, nhà tuyển dụng, tiếp thị để đảm bảo quyền lợi cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, điều này sẽ được xem xét trong trường hợp phục vụ điều tra án mạng nghiêm trọng. Chúng ta có thể thấy trong vụ án giết người nổi tiếng - "Kẻ lạ mặt Bonston", nhờ việc so sánh ADN cảnh sát đã tìm ra được kẻ giết người nhiều năm trước đó - Albert DeSalvo. 

ADN lưu trữ thông tin di truyền bằng cách nào

Xét nghiệm ADN có nhiều ứng dụng trong cuộc sống

5. Tại Việt Nam bạn có thể thực hiện các xét nghiệm ADN nào và tại đâu?

Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay, ngay tại Việt Nam bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện các xét nghiệm ADN với nhiều mục đích khác nhau như:

  • Xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống trước - sau sinh
  • Sàng lọc ADN trước sinh xác định sự tồn tại của các căn bệnh di truyền 
  • Tầm soát ung thư: cổ tử cung, ung thư vú,...
  • ....

Tùy theo từng mục đích bạn có thể liên hệ với các chuyên gia để được tư vấn chính xác nhất. Tuy nhiên, do kết quả xét nghiệm ADN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mỗi người vì vậy nếu có nhu cầu bạn nên tìm đến các địa chỉ xét nghiệm uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm. 

Nếu bạn đang phân vân không biết chọn lựa địa chỉ nào thì GENTIS - đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm gene di truyền sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Hiện GENTIS đã có 2 trụ sở chính tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cũng như hệ thống các điểm lấy mẫu phủ rộng trên toàn quốc sẽ giúp bạn thực hiện xét nghiệm ADN dễ dàng và nhanh chóng nhất. 

ADN lưu trữ thông tin di truyền bằng cách nào

GENTIS - địa chỉ xét nghiệm ADN uy tín hàng đầu tại Việt Nam, mọi kết quả được kiểm tra và ký xác nhận bởi Đại tá Hà Quốc Khanh

Hy vọng với những chia sẻ về khái niệm ADN là gì và tất tần tật những điều bạn cần biết về ADN cũng như địa chỉ xét nghiệm ADN uy tín tại Việt Nam từ GENTIS đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1800.2010. Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của GENTIS luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng. Toàn bộ thông tin về cá nhân khách hàng sẽ được GENTIS cam kết bảo mật 100%.