Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module 11

GVPT 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

benmobile.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 11 theo quy định Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVPT 11 là bài thu hoạch về tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Bạn đang xem: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 11


1. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh trên địa bàn tỉnh ........ hiện nay

Trong những năm qua, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh tỉnh ........ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội, ngành giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm và đạt được những kết quả bước đầu. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để quản lý, giáo dục toàn diện học sinh. Việc phối hợp ba môi trường giáo dục được thể hiện trên một số nội dung sau:


Thứ ba: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục khi xây dựng kế hoạch năm học, cần chú trọng giải pháp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thông qua vai trò của giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp, hệ thống sổ liên lạc thông thường, sổ liên lạc điện tử, điện thoại và các phương tiện truyền thông qua mạng internet rất thông dụng hiện nay như thư điện tử, zalo, viber, messenger, facebook… để thường xuyên nắm bắt tình hình gia cảnh, hoàn cảnh, diễn biến tâm lý của học sinh; kịp thời thông tin đến cha mẹ học sinh tình hình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của con em họ, qua đó động viên, chia sẻ và uốn nắn từng biểu hiện hành vi của học sinh, kể cả những sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn. Duy trì nền nếp việc họp phụ huynh học sinh đầu năm học, kết thúc học kỳ I và cuối năm học, để thông tin đến gia đình học sinh tình hình học tập của con em và bàn giải pháp phối hợp giáo dục. Ở đây, vai trò của người giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng. Người giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục, mà còn phải quản lý, theo dõi sát sao sự tiến bộ của học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, học sinh cá biệt. Rất nhiều giáo viên tâm huyết, thường xuyên đến thăm gia đình học sinh, chia sẻ hoàn cảnh, giúp đỡ học sinh tiến bộ, vận động học sinh đến trường, nhất là những giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.


Thứ tư: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương để quản lý và giáo dục học sinh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, giáo dục quốc phòng, an ninh, giáo dục pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành các quy định về giao thông, phòng, chống ma túy, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội,... góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh phát triển nhân cách toàn diện.


Thứ năm: Các nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng các quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài, quỹ tài năng trẻ để hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, khen thưởng động viên kịp thời học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện.


Có thể nói, công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong những năm qua đã được ngành Giáo dục ........ quan tâm chỉ đạo, triển khai và thực hiện tốt, bảo đảm đúng Quy chế quy định của nhà nước. Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Những năm gần đây, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh được duy trì mức độ tốt. Năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm như sau: Cấp THCS: Tốt 74,23% (tăng 3,17%), khá 22,75% (giảm 2,28%), Yếu 0,07%. Cấp THPT: Tốt 68,18% (tăng 2,62%); khá 26,03% (giảm 0,73%); Yếu 0,72% (giảm 0,6%).

Tuy nhiên, ở một số địa phương, đơn vị vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh hiện nay. Công tác phối hợp các môi trường giáo dục ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, thiếu bền vững, hiệu quả hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. Cụ thể là:

Một là, Một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện tốt việc phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội. Công tác phối hợp quản lý, giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh ở một số đơn vị hiệu quả chưa cao, chưa phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; một số giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp còn chưa làm hết trách nhiệm quản lý, giáo dục học sinh, vai trò còn mờ nhạt; một số giáo viên giảm nhiệt tình và tâm huyết nghề nghiệp; sự phối hợp với gia đình và xã hội trong quản lý và giáo dục HS còn chưa thường xuyên. Ở một số cơ sở giáo dục còn hiện tượng lạm dụng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu những khoản thu trái quy định, thực hiện quy trình xã hội hóa chưa đúng, gây ít nhiều bức xúc trong dư luận, nhất là đầu năm học.


Hai là, Một số gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa, hoặc hoàn cảnh đặc biệt nên không có điều kiện và chưa quan tâm đến việc quản lý, chăm sóc, giáo dục con, chưa phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh; còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, phó mặc giáo dục cho nhà trường. Một số gia đình ông bà, cha mẹ chưa thực sự làm gương cho con cháu; học sinh mất điểm tựa, chỗ dựa từ gia đình; một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức rõ về mục tiêu giáo dục học sinh, thiếu kiến thức, kỹ năng trong việc quản lý, giáo dục con em.

Ba là, mặt trái của môi trường xã hội hiện đại (Mạng xã hội, văn hóa độc hại, trò chơi điện tử, lối sống thực dụng…) ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nhân cách học sinh, lối sống thực dụng tác động không nhỏ đến tâm lý, tính cách và hành xử của học sinh, dẫn tới có hành vi sai phạm, bỏ học, chơi điện tử, hành vi bạo lực học đường, vi phạm pháp luật giao thông…

2. Một số giải pháp và kiến nghị

Để công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới Ngành Giáo dục tiếp tục chỉ đạo các tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng bền vững với một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác phối hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan đến từng môi trường giáo dục; mọi người phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác; qua đó tạo sự đồng thuận cao và huy động được sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng công tác quản lý và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, giáo dục pháp luật và ý thức, trách nhiệm công dân cho HSSV; kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người” và “dạy nghề”, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học. Tổ chức đa dạng, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả các hoạt động hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa, văn nghệ, thể thao, giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo sân chơi bổ ích, giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục; tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học; tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng thực chất và bền vững. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong trường học.


Thứ tư, thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiện đại và có văn hoá. Bên cạnh giáo dục chính khóa, tăng cường phối hợp tổ chức đa dạng, phong phú, sáng tạo các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, để tạo sân chơi lành mạnh và trí tuệ để thu hút học sinh, sinh viên có cơ hội và môi trường phát triển những phẩm chất và năng lực bản thân. Rà soát và chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp theo đúng các quy định và tuyệt đối an toàn, bảo đảm mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển các kỹ năng cho học sinh, sinh viên. Mặt khác, các cấp chính quyền, ban, ngành địa phương, các đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục quan tâm, phối hợp giúp đỡ nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm; tăng cường quản lý các dịch vụ xung quanh trường (quán game, trò chơi điện tử, hàng quán,…), tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông, giáo dục phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội, ngăn chặn và hạn chế sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại vào trong các nhà trường.


Lãnh đạo trường PT DTNT tỉnh cùng đại diện Hội cha mẹ học sinh, Công an phường Ngô Quyền, TP ........ ký kết biên bản cam kết phối hợp.

Thứ năm, coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp ba môi trường giáo dục ở các nhà trường. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, tỉnh ........ đã và đang tích cực triển khai việc xây dựng môi trường văn hóa, trọng tâm là văn hóa gia đình, tạo nền tảng xây dựng nhân cách con người ........ phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa ngày càng sâu rộng ngày nay, việc đề cao xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là văn hóa ở cơ sở (bao gồm văn hóa gia đình, văn hóa học đường) là một việc làm thật có ý nghĩa trong việc định hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, con người ........ nói riêng. Bởi lẽ, gia đình vẫn là cái nôi đầu tiên, môi trường giáo dục đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người; song giáo dục nhà trường vẫn đóng vai trò quan trọng; còn xã hội chính là trường học lớn để con người rèn luyện và trưởng thành. Vậy nên, để xây dựng nhân cách con người ........ phát triển toàn diện, cần xây dựng môi trường văn hóa từ trong gia đình, trong nhà trường và toàn xã hội; đặc biệt phải thực hiện chặt chẽ việc phối hợp ba môi trường để cùng giáo dục học sinh: gia đình - nhà trường và toàn xã hội.

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 11 số 2

1. Lợi ích của việc xây dựng mối liên hệ giữa Phụ huynh, Nhà trường và Cộng đồng:

- Cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện ở trường, lớp của con; trên cơ sở đó hỗ trợ con em phát huy các điểm tốt hoặc kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các điểm hạn chế trong học tập và rèn luyện.

- Thầy cô giáo có thêm hiểu biết về học sinh, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp, toàn diện và có định hướng đúng để quan tâm giúp đỡ được nhiều hơn đối với từng em trong từng hoàn cảnh khác nhau.

- Cộng đồng nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình, tích cực hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho nhà trường, gia đình giúp đỡ các em học tập và rèn luyện.

2. Nội dung và phương pháp xây dựng, duy trì mối liên hệ giữa Phụ huynh, Nhà trường, Cộng đồng:

2.1. Mối liên hệ giữa Phụ huynh và Nhà trường

2.1.1. Đối với Phụ huynh:

- Thiết lập và duy trì mối liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn qua gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, xem sổ liên lạc hay các kỳ họp Phụ huynh.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con ở trường, lớp đồng thời cung cấp thông tin (diễn biến tâm tư, tình cảm) của con cho Giáo viên chủ nhiệm.

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp Phụ huynh, các hoạt động khác theo yêu cầu của trường, lớp.

- Nắm bắt thông tin và luôn giữ liên lạc với ban Phụ huynh, cán sự lớp và bạn bè thân thiết của con.

2.1.2. Đối với Nhà trường:

- Thông tin cho Phụ huynh biết về các hoạt động giáo dục của Nhà trường.

- Giám sát Giáo viên, Học sinh trong việc dạy và học; cử Giáo viên hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Đinh hướng nội dung các kỳ họp Phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi khác như: phương pháp giáo dục con, cách thức giao tiếp với con...

- Huy đông cộng đồng hỗ trợ để học sinh có “3 đủ - 1 có” ( đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở và có góc học tập).

- Tô chức các buổi truyền thông đến cha mẹ học sinh về nội dung giáo dục (có sự hỗ trợ của cộng đồng).

2.2. Mối liên hệ giữa Phụ huynh và Cộng đồng

2.2.1. Đối với Phụ huynh:

- Tạo điều kiện tốt nhất cho con được tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Các gia đình cùng trong địa bàn dân cư thường xuyên trao đổi, phản ánh các thông tin về giáo dục con em thông qua các cuộc họp, sinh hoạt CLB...

2.2.2. Đối với Cộng đồng:

- Thường xuyên cung cấp thông tin về giáo dục Học sinh cho gia đình thông qua họp tổ dân phố, sinh hoạt CLB, loa truyền thanh của phường xã.

Xem thêm: Iphone 6S Và 6S Plus Nặng Hơn Nhiều So Sánh Iphone 6S Và 6S Plus Tinhte

- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt Cộng đồng phù hợp với từng lứa tuổi.

- Nắm bắt tình hình Học sinh bỏ học, hỗ trợ gia đình giáo dục học sinh chưa ngoan, biểu dương khen thưởng Học sinh có thành tích trong học tâp, rèn luyện.

- Các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, Nông dân, Đoàn TN, Hội khuyến học…) phối hợp phân công giúp đỡ Học sinh khuyết tật, hoặc có hoàn cảnh khó khăn (tư vấn kiến thức nuôi dạy con, hỗ trợ vật chất, tinh thần...).


- Thành lập và đẩy mạnh Quỹ khuyến học, Chi hội khuyến học…

2.3 Mối liên hệ giữa Phụ huynh và Phụ huynh:

- Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con trực tiếp thông qua mối liên hệ làng xóm, sinh hoạt CLB, họp phụ huynh, gọi điện thoại...

- Nội dung trao đổi:

+ Cách mua và sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Chọn lớp, chọn trường, chọn nghề, chọn bạn...

+ Cách hướng dẫn con học tập hiệu quả.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng để con có sức khỏe.

+ Cách quản lý, giám sát, hỗ trợ giúp con học tập tốt.

* Kinh nghiệm cho chúng ta thấy: Để thiết lập, duy trì và tăng cường mối liên hệ của Gia đình, Nhà trường, Cộng đồng được tốt thì vai trò của Gia đình là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trì các mối liên lạc thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới đạt hiệu quả.

3. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC KẾT HỢP GIỮA 3 MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH

3.1. Sự phối hợp giữa các nhân tố gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh:

Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục đạo đức học sinh đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang 1 vai trò riêng nhất định:

+ Gia đình: là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.

+ Nhà trường: là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự cố đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.

+ Xã hội: là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.

Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.

* Ví dụ 1: (thiếu yếu tố gia đình) Việc chấp hành trật tự an toàn giao thông học đường.

Đã có sự kết hợp khá tốt giữa nhà trường và xã hội trong việc thực hiện an toàn giao thông học đường. Học sinh được học luật giao thông từ cấp 1 và được liên tục cập nhật, bổ sung thông tin. Xã hội bảo vệ học sinh bằng những luật như đội mũ bảo hiểm và không được đi xe phân khối lớn. Việc thi hành pháp luật cũng đã được tiến hành gắt gao với sự kết hợp của nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, không ít phụ huynh vẫn cho con đến trường bằng xe phân khối lớn, bất chấp và lách luật bằng cách gửi xe ở những bãi xe xung quanh trường. Đây là ví dụ điển hình cho việc gia đình không phối hợp với nhà trường và xã hội.

* Ví dụ 2: (nhà trường) Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Đôi khi các bậc cha mẹ rất muốn cho con mình được bồi dưỡng thêm những khả năng giao tiếp cuộc sống để khi bước vào đời không phải ngỡ ngàng, thiệt thòi. Xã hội cũng đã tạo rất nhiều điều kiện cho các em học sinh có thể tham gia như tạo các nhà văn hoá, các tổ chức đoàn đội của phường. Tuy nhiên, với lịch học dày đặc, học ngày học đêm, học thêm chủ nhật như hiện nay thì việc bồi dưỡng kĩ năng sống dường như là bất khả thi.

* Ví dụ 3: (xã hội) Nhu cầu của học sinh.

Trong khi gia đình và nhà trường cố gắng hướng học sinh đến một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, sống hết mình vì mọi người thì xã hội vô hình lại nhấn mạnh đến bằng cấp, địa vị, quyền lực, tiện nghi, sự giàu có. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến những quan niệm sống của học sinh mà đôi khi cả gia đình và nhà trường cũng không thể uốn nắn lại được.

Nói chung, bất kì sự không phối hợp hay phối hợp thiếu nhịp nhàng nào giữa 3 nhân tố sẽ gây cản trở rất lớn cho quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

3.2. Những bất cập cần được giải quyết trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Trong tình hình hiện nay, sự phối hợp giữa 3 nhân tố đã ít nhiều vấp phải những cản trở nhất định do chính bất cập của nhân tố đó tạo ra.

* Đối với gia đình:

+ Một số gia đình không hề quan tâm hoặc quan tâm HS không đúng cách. Thả lỏng hoàn toàn hay cách giáo dục muốn con thành công hơn thành nhân đều dẫn đến kết quả không tốt.

+ Cách khắc phục: các bậc phụ huynh cần dành ra nhiều thời gian hơn cho việc dạy con nên người, không nên chỉ chạy theo các giá trị hiện thực như học vấn hay tiền bạc mà còn phải chỉ cho con thấy những giá trị của tâm hồn.

* Đối với nhà trường:

+ Hiện nay, khi một học sinh có biểu hiện sai trái về đạo đức thì xã hội phê phán rằng bộ môn GDCD đã không hoàn thành trách nhiệm của mình. Nhưng ít ai nghĩ được rằng, vấn đề chính cần giải quyết lại nằm trong nội dung chương trình. Cuốn sách được xem là chuẩn mực của VN hiện nay thì lại đặt nặng, nhồi nhét quá nhiều về những lý thuyết sáo rỗng xa rời thực tế.

Chương trình phổ thông chỉ chú trọng đến những bài học tư tưởng chính trị lớn lao mà lại vô tình bỏ quên những điều rất đời thường, biết sống và biết tôn trọng người khác những giá trị đạo đức của một con người. Trong nhà trường môn GDCD chỉ được coi là thứ yếu.

+ Cách khắc phục: Không có bất kì phương pháp nào hay hơn là phải thay đổi phương pháp giáo dục của môn GDCD. Chương trình phải thật sự có ích cho HS, là một hành trang đầy đủ để học sinh có thể tự tin bước vào cuộc đời. Đừng để xảy ra tình trạng 100% HS trả lời bài thi em sẽ nhặt rác lên khi thấy hay em sẽ dẫn cụ già qua đường nhưng rác thì đầy sân trường và đâu đó lại có chiếc áo trắng vô tâm băng nhanh sang đường bỏ lại cụ già choáng ngợp giữa dòng xe giờ tan tầm.

Xem thêm: Cách Gửi Cv Qua Mail Trên Điện Thoại Iphone, Cách Gửi Mail Xin Việc Bằng Điện Thoại

* Đối với xã hội:

+ Thế hệ sau không có một khuôn mẫu đạo đức để noi theo. Làm sao có thể áp dụng bài học an toàn giao thông vào thực tế khi một đứa trẻ thường xuyên thấy ba mẹ vượt đèn đỏ ? Và phải giáo dục đạo đức cho học sinh thế nào khi có những kẻ sai phạm rành rành nhưng vẫn thoát tội? Chính vì tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực nên học sinh sẽ bị hoang mang trong việc định hình nhân cách, hay tệ hơn là sẽ có những định hướng lệch lạc.