Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng

Việc làm Tài chính

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng
Hoạt động thương mại cũng ngày càng trở nên sôi động rất cần tài trợ thương mại 

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển như hiện nay, hoạt động thương mại cũng ngày càng trở nên sôi động. Đây là một trong những lĩnh vực bủa vây đầy cạnh tranh nhưng lại mang đến cho thị trường lao động cơ hội việc làm hấp dẫn. Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sme hoạt động trong lĩnh vực này muốn có lợi thế cạnh tranh, khách hàng luôn phải mục đích kinh doanh hàng đầu, cung cấp tới họ những sản phẩm dịch vụ, hàng hóa chất lượng, phục vụ nhu cầu đòi hỏi khắt khe và đa dạng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó các vấn đề về tài chính cũng rất cần quan tâm nhằm thực hiện mục đích phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, gia tăng năng lực cạnh tranh lành mạnh hay cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ hoạt động cùng ngành. Đó là lý do doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về nhiều phía và hoạt động tài trợ thương mại đã giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn khi gặp vấn đề và tài chính. 

Có nhiều khái niệm khác nhau định nghĩa tài trợ thương mại. Thứ nhất, tài trợ thương mại là tên gọi khác của cho vay thương mại , đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh. Định nghĩa này được dùng trong các ngân hàng thương mại, và tài trợ thương mại được coi là nguồn thu chính trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Thứ hai, tài trợ thương mại được định nghĩa bao gồm các biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh, sản xuất trong các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực thương mại. 

1.2. Công cụ sử dụng trong tài trợ thương mại tại các ngân hàng 

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng
Tín dụng thương mại tại các ngân hàng sử dụng công cụ chủ yếu là thư tín dụng

Tín dụng thương mại tại các ngân hàng sử dụng công cụ chủ yếu là thư tín dụng. Hình thức thư tín dụng là thư được gửi tới ngân hàng từ một công ty hoặc cá nhân. Trong thư yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán một số tiền cụ thể vào thời điểm xác định nhưng phải được sự đồng ý từ ngân hàng. Đây được xem là công cụ hữu ích giải quyết vấn đề khi có rất ít người mua hàng chịu trả tiền trước khi nhận hàng hóa, mà đơn vị chuyển hàng lại cần nguồn vốn để sản xuất hàng hóa. Nhờ có công cụ này mà hoạt động tài trợ thương mại mới thuận lợi phát triển cho đến tận bây giờ, giúp cho hai bên mua và bán hàng đồng thời nhận được lợi ích từ đó nâng cao chất lượng giao dịch thương mại. 

>> Xem thêm: Sàn thương mại điện tử là gì

1.3. Một số loại hình tài trợ thương mại phổ biến hiện nay 

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng
Hoạt động tài trợ thương mại hoạt động rất sôi nổi cũng bởi đa dạng các loại hình tài trợ cho nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Như đã nói, hoạt động tài trợ thương mại hoạt động rất sôi nổi cũng bởi đa dạng các loại hình tài trợ cho nhiều doanh nghiệp lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng khi đăng ký tài trợ thương mại tại các ngân hàng để được nhận tư vấn loại hình phù hợp nhất trong các loại hình sau đây:

- Tài trợ thương mại xuất/ nhập khẩu: Hỗ trợ các hoạt động buôn bán thương mại có sự tham gia của người mua, người bán nhằm mang lại lợi ích đồng thời cho cả hai bên. 

- Tài trợ thương mại trong nước: Hỗ trợ hoạt động mua – bán trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh hoàn thành hợp đồng thương mại đã ký kết. 

- Tài trợ thương mại nước ngoài hay còn gọi là tài trợ quốc tế phục vụ mục đích hỗ trợ tài chính cho các đơn vị kinh doanh tham gia trong lĩnh vực Thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới để sinh lời. 

- Bảo lãnh nhận hàng: Tức là ngân hàng đứng ra là người đại diện trả tiền hàng cho bên mua hàng để họ nhận hàng rồi trong thời gian quy định phải hoàn trả lại ngân hàng số tiền gốc + lãi. 

- Cho vay tài trợ xuất/ nhập khẩu: Là gói vay cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro tỷ giá. 

- Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu: Là hình thức mà khách hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu ủy quyền lại cho ngân hàng để thay doanh nghiệp nhận, kiểm tra và thông báo chứng từ do ngân hàng từ phía doanh nghiệp xuất khẩu gửi tới rồi thay doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán tiền như đã được yêu cầu và được sự đồng thì của ngân hàng. 

1.4. Hình thức tài trợ thương mại 

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng
Tài trợ thương mại trực tiếp và tài trợ thương mại gián tiếp là 02 hình thức tài trợ của tài trợ thương mại 

Có 2 hình thức tài trợ thương mại là tài trợ thương mại trực tiếp và tài trợ thương mại gián tiếp, trong đó:

- Tài trợ thương mại trực tiếp: Là hình thức tài trợ bao gồm các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được thực hiện thông qua việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, dây chuyền máy móc thiết bị hoặc được thực hiện thông qua hình thức cung ứng dịch vụ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng như các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm tín dụng chứng từ, nhờ thu hoặc bảo lãnh, thanh toán tương đối, bao thanh toán tuyệt đối, thuê mua

- Tài trợ thương mại gián tiếp: Là hình thức không trực tiếp hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp nhưng lại trực tiếp tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đó là các chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách lãi suất và môi trường pháp lý ổn định là yếu tố giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động thương mại,…

Một trong những đặc điểm quan trọng của thị trường quốc tế hiện nay là sự cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ. Hoạt động ngoại thương cũng thay đổi dần những khuôn mẫu kinh doanh cho phù hợp với những chuyển biến thực tế. Các doanh nghiệp thực hiện trao đổi mua – bán quốc tế còm phải đương đầu với các nguy cơ xuất phát từ nhiều yếu tố đặc thì trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch và khoảng cách địa lý , loại tiền thanh toán và các quy định điều tiết giữa các quốc gia. 

Chính bởi vậy khi kinh doanh ở lĩnh vực thương mại với hoạt động giao dịch trao đổi mua – bán hàng hóa luôn muốn mình không chỉ nhận được nguồn tài trợ từ nhiều phía mà còn muốn được hoạt động trong môi trường có nhiều cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường thế giới hứa hẹn nhiều cơ hội song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. 

>> Xem thêm: Thương mại quốc tế

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

2. Lợi ích tài trợ thương mại mang lại cho hoạt động thương mại 

2.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp 

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng
Tài trợ thương mại giúp doanh nghiệp được cấp tín dụng trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Thứ nhất tài trợ thương mại giúp doanh nghiệp được cấp tín dụng trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Để tiến hành một số thương vụ trên thị trường trong và ngoài nước doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn, nhiều khi vượt quá số vốn lưu động hiện có. Vậy nên họ rất cần tới tài trợ thương mại từ ngân hàng thương mại, nhà đầu tư,… để doanh nghiệp có đủ khả năng xuất nhập nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị, trang trải chi phí,… phục vụ cho chiến lược hiện đại hóa quy trình sản xuất tạo khả năng cạnh tranh quốc tế và nâng cao hiệu suất kinh doanh. 

Thứ hai, tài trợ thương mại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giúp họ thực hiện đàm phán dễ dàng, thuận lợi ký kết hợp đồng trao đổi hàng hóa . Nhà xuất khẩu muốn được thanh toán nhanh tiền hàng càng sớm càng tốt còn người nhập khẩu lại muốn trì hoãn thanh toán ít ra cho tới lúc họ nhận được hàng hóa và đã tiêu thụ có lãi từ nguồn hàng ấy. Tuy nhiên trong các chiến lược xúc tiến bán muốn thu hút được càng nhiều người tiêu dùng tham gia cần phải chào mới các điều khoản thanh toán ưu đãi. Và tài trợ thương mại ra đời đã giúp thị trường giải quyết được vấn đề cấp bách, đem lại lợi ích đồng thời cho cả doanh nghiệp và người nhập hàng. Theo đó nhà xuất khẩu sẽ có các chương trình tài trợ để lựa chọn phù hợp với mục đích hoạt động để thực hiện tốt thương vụ nhập khẩu. Bên cạnh đó khi còn nhận được yêu cầu cần vốn nhà xuất khẩu sẽ nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng đăng ký tài trợ. 

Thứ ba, riêng tài trợ thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Theo đó, doanh nghiệp sẽ không cần phải lo về rủi ro chính trị, rủi ro lãi suất,…. Bởi lẽ thông qua hầu hết các hình thức tài trợ thương mại quốc tế các rủi ro này sẽ được gánh vác bởi ngân hàng thương mại. 

Thứ tư, tài trợ thương mại giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín doanh nghiệp trong kinh doanh. Bởi đối tác không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà còn là sự phục vụ, giao hàng đúng hạn, đúng số lượng,... tất cả những vấn đề này liên quan trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp đặc biệt kho khăn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập chưa có tên tuổi trên thị trường.  

2.2. Lợi ích đối với bên thực hiện tài trợ 

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng
Các ngân hàng thương mại có thể gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận

Bên tài trợ thương mại được nhắc tới ở đây là các ngân hàng thương mại. Khi phát triển kinh doanh tài trợ thương mại các ngân hàng thương mại thứ nhất có thể gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận của mình thông qua các khoản thu từ lãi suất và phí dịch vụ. Các khoản thu không phải là con số nhỏ bởi bản thân giá trị của các khoản tài trợ ký kết trong hợp đồng cũng ở mức khá cao. 

Thứ hai, tài trợ thương mại giúp các ngân hàng thương mại hạn chế được rủi ro, đảm bảo độ an toàn. Hạn chế rủi ro khi hạn chế được tình trạng đổ vốn vào những dự án không khả thi khi sử dụng vốn sai mục đích với bên đăng ký tài trợ. Đảm bảo độ an toàn vì tài trợ thương mại  có thể kiểm soát được mọi hoạt động thông qua tài khoản thanh toán. 

Thứ ba, tài trợ thương mại giúp ngân hàng thương mại mở rộng được các mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng thương mại nước ngoài và tiếp cận được với thị trường tài chính – ngân hàng toàn cầu, cụ thể là tài trợ thương mại quốc tế. Từ đó các ngân hàng thương mại có điều kiện hơn để củng cố vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường, luôn tràn đầy sinh khí tham gia vào tiến trình tài chính trong ngân hàng và hội nhập cùng nền kinh tế nước nhà. 

>> Xem thêm: Quyết định đầu tư là gì

2.3. Lợi ích đối với nền kinh tế quốc dân

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng
Tài trợ thương mại góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Từ việc giúp các doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh tốt, tài trợ thương mại góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu thuận lợi lưu thông, tạo năng động cho nền kinh tế, thị trường ổn định. Không những vậy, trong công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, tài trợ thương mại chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhập khẩu, chuyển giao công nghệ hiện đại hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh. 

Cuối cùng tài trợ thương mại giúp thị trường trong nước hòa nhập với thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu của nước này xảy ra song hành với hoạt động nhập khẩu của nước khác và ngược lại. Sản phẩm/ hàng hóa cùng loại của các nước khác nhau sẽ cùng cạnh tranh để giành ngôi vị cao nhất xuất khẩu sang quốc gia khác. Do đó để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa luôn phải có những bước tính xem xét tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tài trợ thương mại mà cụ thể là tài trợ thương mại quốc tế chính là chiếc cầu nối thắt chặt sợi dây vô hình giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế. 

Tài trợ thương mại là hình thức hỗ trợ kinh doanh thương mại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những tiện ích mà nó đem lại. Hy vọng với những thông tin chia sẻ được Timviec 365.vn cung cấp trên đây với chủ đề “tài trợ thương mại là gì?” sẽ giúp độc giả có được hiểu biết cơ bản nhất về hoạt động này.

Vị trí tài trợ thương mại trong ngân hàng