Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Mảnh đất Buôn Mê Thuột không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà nơi đây còn ghi lại dấu ấn bởi những công trình kiến trúc, di tích lịch sử. Trong số những công trình lịch sử còn sót lại, có một nơi mà những ai đã từng sống trong thời Đế quốc thực dân đều biết, đó là Nhà đày Buôn Mê Thuột - Bản “hùng ca” đầy tự hào của dân tộc. Nhà đày Buôn Mê Thuột nằm ở đâu? Nhà đày Buôn Mê Thuột lưu giữ cái gì?... Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Nhà đày Buôn Mê Thuột là một “chứng nhân lịch sử”

1. Vị trí của Nhà đày Buôn Mê Thuột?

Bạn có biết tại sao nơi này lại có tên gọi là nhà đày không? Nhà đày Buôn Mê Thuột là tên gọi khác của nhà tù thực dân do Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam Cộng Hòa – nhà tù Pénitencer de Ban Mê Thuột. Đây là nơi ghi lại nhiều dấu ấn, hình ảnh binh lính Pháp tra tấn, bóc lột và nô dịch những chiến sĩ cộng sản Việt Nam.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Địa chỉ Nhà đày Buôn Mê Thuột nằm ở số 18 Tán Thuật

Địa chỉ Nhà đày Buôn Mê Thuột nằm ở số 18 Tán Thuật, P.Tự An, TP. Buôn Mê Thuột. Nhà đày nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 1km về phía Bắc. Nhà đày Buôn Mê Thuột là một địa danh lịch sử ấn tượng không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Buôn Mê Thuột. Không chỉ khách du lịch trong nước mà du khách quốc tế cũng đến tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.

2. Bản “hùng ca” hào hùng bên trong Nhà đày Buôn Mê Thuột:

Nhà đày Buôn Mê Thuột tái hiện lại kí ức một thời hào hùng của những chiến sĩ cách mạng trong giai đoạn 1930 – 1945. Theo chân bà H’Nga Byă - Người phụ trách ở khu di tích Nhà đày Buôn Mê Thuột - đi tham quan các dãy nhà giam, du khách mới biết được ngày trước các chiến sĩ cách mạng đã chịu khổ, bị các binh lính Pháp đánh đòn, tra tấn dã man như thế nào để đổi lấy hòa bình cho dân tộc ngày nay.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Nhà đày Buôn Mê Thuột – Bản hùng ca đầy tự hào của người Việt Nam

Khuôn viên Nhà đày Buôn Mê Thuột rộng khoảng 2ha được xây dựng vào năm 1930 – 1931. Xung quanh nhà đày được vây bởi 4 bức tường cao khoảng 4m, dày 40cm đặc biệt kiên cố. Trên 4 góc tường và cổng vào, có những trạm gác với lính canh 24/24h để phòng tù nhân vượt ngục. Từ ngoài nhìn vào, nhà đày như một tòa pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Khuôn viên nhà đày rộng khoảng 2ha

Đi qua cổng và tiến vào bên trong, du khách sẽ thấy một dãy nhà sơn màu vàng, lợp ngói đỏ chói mắt. Dãy nhà dài khoảng hơn 20m, có song sắt chắc chắn ở mỗi phòng. Đây là nơi Đế quốc thực dân chuyên dùng để giam giữ các tù nhân cách mạng. Nhà đày Buôn Mê Thuột có đến 6 dãy nhà giam dùng để giam giữ tù nhân. Ngoài 6 dãy nhà giam trên, Nhà đày Buôn Mê Thuột còn xây thêm 1 dãy xà lim ở phía Nam cổng chính để giam giữ những nhân vật cách mạng quan trọng.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

4 góc tường có 4 trạm canh gác và hàng rào kẽm gai

Khuôn viên Nhà đày Buôn Mê Thuột còn có nhà kho, nhà xưởng, nhà bếp nấu ăn cho tù nhân… Có thể nói, ngoài nhà tù Hỏa Lò, nhà tù Côn Đảo, và nhà tù Phú Quốc ra, thì Nhà đày Buôn Mê Thuột là nhà tù trọng điểm giam giữ những chiến sĩ cách mạng quan trọng, những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm, hay những người bị xếp vào danh sách nguy hiểm với Đế quốc Pháp…

Trong số các chiến sĩ bị giam giữ ở đây, có những cái tên đã và đang giữ vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà Nước thời đó, như đồng chí Phan Đăng Lưu, đồng chí Hồ Tùng Mậu, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đồng chí Võ Chí Công…

3. Những hình ảnh xúc động làm cho du khách rơi nước mắt:

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Những bức tượng sáp tái hiện cảnh tra tấn tù binh của lính Pháp tại Nhà đày Buôn Mê Thuột

Bên trong Nhà đày Buôn Mê Thuột có gì? Người dân Buôn Mê Thuột ngày xưa gọi Nhà đày Buôn Mê Thuột là nhà phạt. Mỗi ngày, có rất nhiều tiếng la hét của người tù phát ra từ bên trong những phòng giam. Tiếng hét do bị tra tấn có, tiếng hét do bị đòn roi có, tiếng rên la khi bị nhốt trong phòng kín, bị bỏ đói cũng có… Nó làm nhói lòng những người dân hàng ngày đi qua lại nơi này.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Nơi giam giữ tù binh chính trị chỉ có chiếc giường để ngủ

Ngày nay, sau khi chiến tranh đã kết thúc và đất nước bước vào giai đoạn hòa bình, thì những di tích lịch sử như Nhà đày Buôn Mê Thuột là bằng chứng rõ nét về sự tàn bạo của Đế quốc Pháp. Những hình ảnh các chiến sĩ cách mạng bị tra tấn, đòn roi, bị lính Pháp áp bức, nô dịch… được tái hiện lại bên trong Nhà đày Buôn Mê Thuột càng làm cho người xem giật mình trước tội ác của thực dân Pháp gây ra cho những chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Mỗi căn phòng tái hiện lại một hình thức tra khảo, đàn áp và bóc lột riêng của thực dân Pháp.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Người tù phải lao động tay chân cho chúng

Tuy những hình ảnh được làm bằng sáp không biết nói, cũng không biết cử động, nhưng du khách có thể cảm nhận được nỗi đau đớn mà các chiến sĩ cách mạng phải chịu ngày qua ngày tại Nhà đày Buôn Mê Thuột. Hào khí anh hùng của những chiến sĩ cách mạng ngày xưa như thổi thêm sức mạnh cổ vũ tinh thần yêu nước của thanh niên thời nay.

Để ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ cách mạng đối với Tổ Quốc, vào ngày 24/12/2018, thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho di tích Nhà đày Buôn Mê Thuột.

4. Hướng dẫn đường đi đến Nhà đày Buôn Mê Thuột:

Có nhiều lựa chọn đường đi từ trung tâm TP.Buôn Mê Thuột đến Nhà đày Buôn Mê Thuột. Du khách có thể lựa chọn đi Nhà đày Buôn Mê Thuột theo lộ trình Viet Fun Travel hướng dẫn dưới đây. Đây cũng là lộ trình ngắn nhất và dễ đi nhất!

Xuất phát từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển xe theo đường QL14 về phía Bắc. Đến vòng xoay ngã 3 gần nhà xe Kumho, du khách rẽ phải vào đường Đinh Tiên Hoàng. Đi thẳng theo đường này đến ngã 4 giao với đường Phạm Hồng Thái thì du khách rẽ phải, đi thêm khoảng 10m là đến cửa vào Nhà đày Buôn Mê Thuột.

5. Giá vé tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột là bao nhiêu?

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Nhà đày Buôn Mê Thuột là điểm đến thu hút nhiều du khách đến tham quan

Đến tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột có phải mua vé? Câu trả lời là có nhé du khách! Giá vé tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột mới nhất là 4.000 đồng/người lớn. Trẻ em và học sinh được miễn phí vé vào cổng tham quan.

Lưu ý: Giá vé tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột được Viet Fun Travel cập nhật đến thời điểm viết bài. Có thể giá vé này sẽ thay đổi theo thời gian. Viet Fun Travel sẽ cập nhật thông tin giá vé mới nhất đến du khách trong những bài chia sẻ tiếp theo.

Xem thêm “Khám phá 9 địa điểm du lịch ở Buôn Mê Thuột đẹp "không thể tin nổi".”

Nhà đày Buôn Mê Thuột – Bản “hùng ca” đầy tự hào của dân tộc trong thời kì kháng chiến đang là điểm đến hút khách trong và ngoài nước đến tham quan. Còn bạn? Sau khi biết về Nhà đày Buôn Mê Thuột, bạn đã có kế hoạch đến đây tham quan, tìm hiểu lịch sử trong chuyến đi du lịch Buôn Mê Thuột sắp tới chưa? Hãy lên kế hoạch ngay vì sắp đến kì nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 rồi nhé!

Du lịch Việt Vui tổng hợp

(HNMCT) - Nhà đày Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) là một di tích lịch sử quan trọng ghi dấu tội ác của thực dân, đế quốc trên đất nước Việt Nam và cũng là “trường học cách mạng” của những người cộng sản, nhà yêu nước.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Một dãy nhà lao trong Nhà đày Buôn Ma Thuột.

Biến nhà tù thành “trường học cách mạng”

Cuối thập niên 1920, đầu những năm 1930, phong trào chống thực dân Pháp tăng cao ở Đông Dương. Chính quyền thực dân liên tục mở rộng và xây mới các nhà tù. Nhà đày Buôn Ma Thuột được xây dựng năm 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên cộng sản bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ cùng những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Nhà đày Buôn Ma Thuột có diện tích 2ha, gồm nhiều hạng mục công trình: Cổng, tháp canh, nhà lao, khu xà lim, nhà y tế, nhà bếp - ăn, khu bàn giấy (hỏi cung)... Từ năm 1954 - 1975, đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp quản, sử dụng và bổ sung một số công trình mới như nhà tra tấn, nhà nguyện, nhà "quốc thái dân an", nhà giáo huấn, 6 nhà lao tập thể và 1 khu xà lim.

Đúng như tên gọi “nhà đày”, các tù nhân - nhất là tù chính trị, bị giam giữ trong điều kiện chật chội, mất vệ sinh, ăn uống thiếu thốn, kham khổ. Những phạm nhân “nguy hiểm” bị cùm chân cố định tại chỗ, thường xuyên bị đánh đập, tra tấn tàn nhẫn. Ngoài thời gian bị giam, tù nhân còn phải làm việc khổ cực trong các đồn điền, nhà xưởng.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Tái hiện cảnh tra tấn, đánh đập trong lao.

Tuy nhiên, sự áp bức tàn bạo của thực dân - đế quốc không thể khuất phục được ý chí của những người cộng sản. Họ đã biến nhà tù thành “trường học cách mạng”, nơi truyền bá cho các tù nhân khác những tư tưởng tiến bộ, tinh thần yêu nước cùng quyết tâm tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Bằng rất nhiều cách, họ đã truyền đơn, tài liệu cho nhau. Nhiều chiến sĩ cộng sản đã trưởng thành trong “trường học cách mạng” này.

Trong thời kỳ 1930-1945, đã có 3.855 tù nhân bị giam giữ ở Nhà đày Buôn Ma Thuột, đại bộ phận là đảng viên cộng sản. Ngày 23-11-1940, 10 chiến sĩ cộng sản trong Nhà đày Buôn Ma Thuột đã thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh, đồng chí Trần Hữu Dực được bầu làm Bí thư. Sự ra đời của chi bộ đánh dấu bước chuyển mình trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần đưa Cách mạng Tháng Tám thành công ở Đắk Lắk.

Nhiều đồng chí đã trở thành lãnh đạo, giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng, Nhà nước, trong đó, có 5 đồng chí trong Bộ Chính trị, 4 đồng chí trong Ban Bí thư, 19 đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 1 đồng chí là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước... Đó là các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Võ Chí Công, Trần Hữu Dực...

Phát huy giá trị di tích

Phòng truyền thống của Nhà đày Buôn Ma Thuột hiện trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật về quá trình xây dựng, phong trào đấu tranh trong nhà đày và sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây cũng lưu danh các chiến sĩ cộng sản tiêu biểu và tưởng nhớ những liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Không chỉ là nơi lưu giữ lịch sử, Nhà đày Buôn Ma Thuột còn là điểm đến học tập truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước của các thế hệ. Công trình này đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2018.

Bài thu hoạch tham quan Nhà đày bmt

Khách tham quan nghe thuyết minh trong phòng Truyền thống ở Nhà đày Buôn Ma Thuột.

Bà H’Nga Byă, phụ trách Khu di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột cho biết: Sau khi được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã và đang được tu sửa, tôn tạo, phục dựng nhiều hạng mục và sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, hiện vật để phục vụ tham quan tốt hơn. Từ năm 2015 đến nay, di tích đã đón gần 10.000 lượt khách mỗi năm, trong đó có nhiều du khách nước ngoài.

Phó Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk Trần Hùng cho biết: Tỉnh đang tập trung gìn giữ, tôn tạo để Nhà đày Buôn Ma Thuột trở thành điểm nhấn văn hóa, một “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch địa phương. Trước mắt, cơ quan quản lý đang lập đề án mở rộng khu di tích, tổ chức các cuộc hội thảo để việc trùng tu vừa bảo đảm được yếu tố gốc của di tích, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

Anh Phạm Tuấn Anh, du khách đến từ Hà Nội bày tỏ: “Tôi đã tham quan các nhà tù Phú Quốc, Côn Đảo và bây giờ là Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có thể nói, Nhà đày Buôn Ma Thuột không hề “kém cạnh” các nhà tù khác về độ gian khổ, tàn bạo. Tôi rất xúc động khi thăm di tích này và mong nơi đây sẽ trở thành điểm đến thường xuyên của du khách khi tới với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk”.