Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Ngày đăng: 14:53 15-08-2021 | 483 lượt xem

Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng nhiều trong thực tiễn sản xuất. Đặc biệt là trong nông nghiệp hữu cơ, thiên địch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy lợi ích của các loài thiên địch trong canh tác hữu cơ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Nội dung bài viết

[☓]

1. Thiên địch là gì?

Thiên địch là những loài sinh vật có ích trong nông nghiệp có khả năng tấn công côn trùng gây hại thường là những loài săn mồi (ăn thịt), gây bệnh, tuyến trùng, ký sinh, bán ký sinh lên côn trùng gây hại, khiến chúng bị suy yếu hoặc chết và mất khả năng làm hại cây trồng. Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có nhiều nhóm thiên địch khác nhau, chúng giữ vai trò quan trọng để hạn chế sự phát triển của các quần thể dịch hại.

2. Các loại thiên địch có ích trong canh tác hữu cơ

2.1 Nhện

  • Các loài nhện chuyên ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu…  ăn các loài sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Dù sinh sống trên cạn hay dưới nước thì nhện cũng đều rất giỏi trong săn các loài sâu bọ, côn trùng khác, nhện trưởng thành có khả năng ăn tới 15 con mồi một ngày.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

2.2 Bọ xít

  • Bọ xít chuyên ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Chúng thường sống trên các loài cây như thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh, cây ăn quả, cây lúa.

2.3 Bọ rùa

  • Các loại bọ rùa như bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata) thường sống trên các khu vườn cây ăn quả, dưa leo, rau cải,...

2.4 Các loài ong ký sinh trên các loài sâu non

  • Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ... thường đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non, khi phát triển sẽ phá hủy vật ký sinh.
  • Ngoài ra còn có ong đa phôi ký sinh trên sâu cuốn lá có khả năng đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá sau đó nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng và nở thành hơn 200 con ong con.
  • Ong ký sinh này phát triển nhanh khi cấy trứng trong cơ thể côn trùng gây hại khác, là kẻ thù chính của các loài sâu non chuyên gây hại cây trồng.

2.5 Kiến vàng

  • Trên trái đất này hầu hết các loài kiến đều ăn thịt, và món ăn ưa thích là các loài sâu bọ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trên một số loại sâu bệnh hại, kiến sẽ là ký chủ trung gian gây lây truyền.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

2.6. Chuồn chuồn kẻ thù của các loài côn trùng gây hại

  • Có rất nhiều loài chuồn chuồn, chúng bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn đa phần là côn trùng, sâu bọ sự tấn công của chuồn chuồn thì khó có kẻ nào thoát được.

2.7 Muồm muỗm

  • Chúng trông gần giống với châu chấu, cào cào nhưng không ăn thực vật… loại này thường hoạt động mạnh về đêm và thức ăn ưa thích là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

2.8 Bọ đuôi kìm loài thiên địch đối với cây lúa

  • Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm ăn sâu non, đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá và có thể ăn 20 – 30 con mồi /ngày. 

2.9 Bọ ngựa vua săn mồi hảo hạng

  • Là một loài săn mồi “hảo hạng”, nạn nhân là những loài sâu bọ gây hại cho lúa cũng như cây trồng nông nghiệp.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

2.10 Bọ cánh cứng ba khoang

  • Bọ cánh cứng ba khoang là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh. Đặc điểm sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ, thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, thường xuất hiện trên cả ruộng lúa và cây màu.

2.11 Kiến ba khoang

  • Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Loài này thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá thì chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con.
  • Trung bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày và chúng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. Ngoài ra còn có các loài ruồi ký sinh, ruồi giả ong, thiêu thân xanh, ong ký sinh cũng sẽ giúp ích trong việc săn bắt các loài côn trùng có hại.

3. Sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

Trong canh tác nông nghiệp cần sử dụng các biện pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ để bảo vệ các loại thiên địch. Phân gà hữu cơ có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo đất, nâng cao chất lượng nông sản và hạn chế xói mòn đất rất có lợi cho cây trồng và đất.

Việc sử dụng phân gà hữu cơ thay cho phân bón hóa học giúp bổ sung một lượng lớn chất mùn hưu cơ và các vi sinh vật hữu ích trong đất phát triển, cung cấp dinh dưỡng giúp đất luôn tơi xốp, thoáng khí đồng thời làm tăng độ phì nhiêu và phân giải các độc tố trong đất hiệu quả.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?
 Xem Thêm: Phân Gà Hữu Cơ Dạng Viên Nén

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?
 Xem Thêm: Phân Gà Hữu Cơ Dạng Bột Mịn

4. Lựa chọn phân gà hữu cơ Nhật Bản để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Phân gà hữu cơ Nhật là sản phẩm phân bón hữu cơ cao cấp được nhập khẩu từ Nhật Bản giúp cung cấp cho cây trồng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhất. Các hạt phân gà được sấy ép với công nghệ hiện đại, có khả năng bung nở tối đa khi gặp nước và giúp cung cấp các dưỡng chất để cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất ổn định nhất. Bà con có thể dùng chung phân gà hữu cơ Nhật với các loại phân bón khác nhằm giúp mang lại hiệu quả chăm sóc cây trồng cao hơn, tăng năng suất ổn định hàng năm.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?
 Xem Ngay: Bảng Giá Phân Hữu Cơ Tại Đắc Việt

Trên đây là những thông tin về các loại thiên địch trong canh tác hữu cơ và lợi ích của việc sử dụng phân gà hữu cơ Nhật, giúp bà con nắm bắt được các vấn đề có liên quan đến phân gà hữu cơ cho cây trồng cũng như lợi ích khi dùng phân bón này. Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm phân gà hữu cơ Nhật, bà con có thể liên hệ theo số Hotline/Zalo: 09.6869.4544 hoặc đăng ký tư vấn tại Website: phanhuuconhat.com.

Hi vọng rằng đây sẽ trở thành một trong những sản phẩm chất lượng mà CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT mang  tới giúp bà con một mùa màng bội thu!

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

- Thiên địch là những loài có ích đối với nông nghiệp, chuyên tấn công côn trùng gây hại. Chúng thường là những loài săn mồi (ăn thịt), gây bệnh, tuyến trùng, ký sinh, bán ký sinh lên côn trùng gây hại, khiến chúng suy yếu hoặc chết và mất khả năng tấn công cây trồng.

- Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch khác nhau, giữ vai trò quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của quần thể dịch hại.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

2. Các loại thiên địch có ích trong canh tác hữu cơ

2.1 Nhện có ích cho cây trồng

- Các loài nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… chúng ăn các loài sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Dù sống trên cạn hay dưới nước, nhện đều rất giỏi trong việc săn mồi là các loài sâu bọ, côn trùng khác. Một con nhện trưởng thành có thể ăn tới 15 con mồi mỗi ngày.

- Chúng thường sinh sống trên cây có múi, cây rau màu và cây lúa,...

- Chính nhờ đặc tính săn mồi giỏi mà nó được mệnh danh là vua săn mồi trên mọi môi trường

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Nhện giúp ăn sâu bọ, rệp

2.2 Bọ xít thiên địch đối với cây trồng

- Thật ra tên của loại côn trùng này chẳng liên quan đến họ hàng bọ xít mà chúng thuộc chi Nabis. Chúng là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác.

- Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Bọ xít thường sống trên các loài cây như: Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh, cây ăn quả, cây lúa,…

- Bọ xít là loài côn trùng săn mồi giỏi, nhưng chúng cũng có nhược điểm là thường ăn thịt lẫn nhau hoặc ăn các loại thiên địch khác nhỏ hơn mình khi không có mồi săn

2.3 Bọ rùa loài thiên địch có ích cho cây trồng

- Đây là nhóm côn trùng đa dạng, chúng có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng.

- Các loại bọ rùa có ích như: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata). Các loài bọ rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều là kẻ thù của các loại côn trùng gây hại như: rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non), trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy hoặc các loại công trùng như: rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét.

- Chúng thường sinh sống trên các khu vườn cây ăn quả, cây dưa leo, cây rau cải,... 

2.4 Các loài ong ký sinh trên các loài sâu non 

- Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng thường đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá hủy vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng trên các loài côn trùng gây hại khác.

- Ngoài ra còn có một loài ong ký sinh nữa là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong ban đầu này nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng, có thể nở thành hơn 200 con ong con.

- Loài ong ký sinh này phát triển nhanh khi cấy trứng trong cơ thể côn trùng gây hại khác. Chúng là kẻ thù chính của các loài sâu non hại cây trồng.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Ong ký sinh vào các loại côn trùng khác

2.5 Kiến vàng loài thiên địch có ích đối với cây trồng

- Trên trái đất này, ở đâu có sinh vật thì ở đó có kiến. Hầu hết các loài kiến đều ăn thịt, và món ăn ưa thích là các loài sâu bọ.

- Tuy nhiên cần lưu ý, trên một số đối tượng sâu bệnh hại, kiến sẽ là ký chủ trung gian gây lây truyền.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Kiến ăn thức ăn là các loài sâu bọ

2.6 Chuồn chuồn kẻ thù của các loài côn trùng gây hại

- Có rất nhiều loài chuồn chuồn. Chúng có thể bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn của chuồn chuồn đa phần là côn trùng, sâu bọ. Trước sự tấn công của “không lực chuồn chuồn” thì khó có kẻ nào thoát được.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Chuồn chuồn có thể bắt mồi ở trên không

2.7 Muồm muỗm loài thiên địch có ích cho cây trồng

- Trông gần giống châu chấu, cào cào nhưng chúng không ăn thực vật… Chúng thường hoạt động mạnh về đêm và thức ăn ưa thích của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

2.8 Bọ đuôi kìm loài thiên địch đối với cây lúa

- Đặc điểm của bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu.

- Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi /ngày.  

2.9 Bọ ngựa vua săn mồi hảo hạng

- Đây là một trong những loài săn mồi “hảo hạng”, có lẽ chúng ít khi về không khi vác những “thanh kiếm” răng cưa sắc nhọn đi kiếm mồi, nạn nhân là những loài sâu bọ gây hại cho lúa cũng như cây trồng nông nghiệp.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

Bọ ngựa là côn trùng săn mồi thượng hạng

2.10 Bọ cánh cứng ba khoang

- Bọ cánh cứng ba khoang (Ophionea nigrofasciata) là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh.

- Đặc điểm sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, chúng thường xuất hiện trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

2.11 Kiến ba khoang loài thiên địch hữu hiệu cây trồng

- Kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con.

- Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. 

- Ngoài ra còn có các loài Ruồi ký sinh, ruồi giả ong, thiêu thân xanh, ong ký sinh cũng giúp ích trong việc săn bắt côn trùng có hại.

3. Tác động của thuốc trừ sâu đối với thiên địch

- Thuốc hóa học là “thần dược chữa bách bệnh” của người canh tác, khi có thể tiêu diệt nhanh loài gây hại trên vườn. Tuy nhiên, thuốc hóa học thường mang phổ tác dụng rộng nên vô tình tiêu diệt luôn thiên địch.

4. Thiết lập lại trật tự tự nhiên cho các loại thiên địch

- Xây dựng hệ thống canh tác đa dạng và hình thành một hệ sinh thái khép kín với các biện pháp:

- Luân canh cây họ đậu, rau màu nhằm giảm áp lực bệnh, ké dòng di cư của côn trùng gây hại.

- Trồng xen, trồng ven bờ các loại cây họ cúc, họ sả để xua đuổi côn trùng và tạo nơi trú ngụ cho côn trùng khi điều kiện thời tiết bất lợi hay phun thuốc hóa học.

Bảo tồn thiên địch là gì? những loài nào là thiên địch?

- Tận dụng các mô hình như nuôi cá, tôm trên ruộng vừa hạn chế sâu bệnh vừa tăng thu nhập từ vật nuôi.

- Giảm tối đa mức độ sử dụng thuốc trừ sâu, vì đây là nguyên nhân chính gây sụt giảm mật số thiên địch. Người sản xuất có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu tự nhiên như hoa cúc khô, lá cây thuốc lá (chứa nicotine), cây dây mật, ớt cay giã nhuyễn hòa với nước, để thay thế.

- Thả thiên địch: Đối với thiên địch là côn trùng, việc thả nhằm mục đích duy trì mật số khi luân canh gián đoạn, dập dịch đang phá hoại,…

- Ngoài ra có thể nhân nuôi và thả vi khuẩn hay nấm như Bacillus, nấm xanh, nấm trắng… Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này rất chậm, thường từ 2-3 tuần để thấy kết quả rõ rệt và cần không sử dụng các loại thuốc trừ nấm và vi khuẩn.

- Các loài thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái, đặc biệt thiên địch còn góp phần không nhỏ trong việc quản lý dịch hại trong canh tác nông nghiệp hữu cơ. Canh tác nông nghiệp hữu cơ vừa giúp bảo vệ các loài thiên địch đồng thời cũng nhận lại được lợi ích từ những loài thiên địch này.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP