Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên

Hỏa Phụng liêu nguyên, một bộ manhua với chủ đề là thời Tam quốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Nhưng khoan đã đừng vội thầm nghĩ...Bạn đang xem: Hội những người hâm mộ hỏa phụng liêu nguyên

Bạn đang xem: Hội hâm mộ hỏa phụng liêu nguyên

Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên


Hỏa Phụng liêu nguyên, một bộ manhua với chủ đề là thời Tam quốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Nhưng khoan đã đừng vội thầm nghĩ nó sẽ giống với Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, hay bộ chính sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ, hay bất kỳ một bộ truyện nào khác cùng chủ đề. Hỏa Phụng liêu nguyên là một cái nhìn rất khác của tác giả Trần Mỗ về thời kỳ này. Những nét sáng tạo độc đáo, táo bạo, cùng với dàn nhân vật được xây dựng xuất sắc và những triết lý sâu sắc mà Trần tiên sinh lồng ghép vào đã tạo nên một trong những bộ truyện hay nhất mà tôi từng đọc.Cái hay nhất của Hỏa Phụng là những triết lý được gài gắm suốt bộ truyện. Và cái cuốn hút nhất của Hỏa Phụng là ở dàn nhân vật đáng nhớ. Kể cả với những nhân vật đã quá quen thuộc với người yêu Tam Quốc, Hỏa Phụng vẫn có thể khiến chúng ta yêu mến họ lại lần nữa, và theo một cách rất khác. Nổi bật nhất trong dàn nhân vật của Hỏa Phụng, bên cạnh cặp đôi nhân vật trung tâm Tư Mã Ý – Liêu Nguyên Hỏa, chính là bộ tám gã quân sư đệ nhất thiên hạ đến từ Thủy Kính phủ. Họ là Thủy Kính Bát kỳ, là những nhân vật nổi bật trong lịch sử với tài năng và trí tuệ, được Trần Mỗ đưa vào làm tám sư huynh đệ cùng học một thầy. Trong số họ, có những kẻ đã ra đi, và có những người còn đang ở lại.Và đây, đơn thuần là một bài viết dành cho Thủy Kính Bát kỳ, cho những kẻ đã ngã xuống, và cho cả những người còn ở lại. Đồng thời, cũng là một lời cảm ơn gửi tới cho đội ngũ dịch truyện HỘI NHỮNG NGƯỜI HÂM MỘ HỎA PHỤNG LIÊU NGUYÊN.

Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên


Artwork by Hiroshi LeeNhất kỳ Viên Phương, đến lúc này vẫn là kẻ duy nhất là nhân vật hư cấu trong Thủy Kính Bát kỳ, ít nhất là cho đến khi gã bí ẩn đeo chiếc mặt nạ thứ tám chính thức lộ diện. Y vẫn thường được ca ngợi là kỳ mạnh nhất. Thậm chí có kẻ còn nói sở dĩ có đến tám kỳ, là vì sư phụ y muốn dùng bảy kỳ kia để khắc chế một mình Viên Phương. Là quá lời chăng? Hay chỉ là những lời tâng bốc của Viên quân? Nếu nhìn vào lần xuất sơn của y trong chiến dịch “Thành hạ nhất tụ” tại Lạc Dương, có lẽ nhiều người sẽ thất vọng, bởi vì kế hoạch đột kích bất ngờ nhằm đi trước một bước Đổng Trác, rốt cuộc lại biến Viên Phương thành trò cười. Bản thân y trúng thương, bất lực nằm bệt dưới đất để làm trò cười cho quân Đổng Trác. Một trong Thủy Kính bát kỳ lại thảm hại thế sao? Rốt cục tài năng của y cũng chỉ đến thế thôi ư?Nhưng rõ ràng, cái danh của y không phải để trưng. Y thất bại, là do đã quá kiêu ngạo, quá tự tin vào tài trí của mình. Bài học xương máu tại Lạc Dương đã khiến y thay đổi. Kể từ đó, y nhường sân khấu lại cho các sư đệ mình. Còn bản thân Viên Phương lùi vào phía sau, chuẩn bị những bước cần thiết cho một cuộc chiến quyết định: Quan Độ. Và cũng ở Quan Độ, y đã hoàn toàn lột xác, trở thành một kẻ đã phần nào xứng với cái danh “kẻ mạnh nhất Bát kỳ”. Những tầng tầng lớp lớp mưu kế của y đã suýt đẩy quân Tào xuống vực thẳm. Chỉ một mình y đã khiến cho Tuân Úc trúng tên suýt chết, gián điệp của y khiến bệnh tình Quách Gia thêm trầm trọng, Giả Hủ buộc phải ở lại Nhữ Nam để chống giữ quân Khăn vàng mà y kích động, rồi cả Tư Mã Ý cũng xém bỏ mạng vì mưu kế của y. Tại Quan Độ, binh pháp, mưu lược và kế sách của Viên Phương đã khiến cho Quách Gia cũng phải thất bại, thậm chí ngay cả khi hai đại tướng mạnh nhất của y là Nhan Lương và Văn Xú đều đã không còn. Y suýt chút nữa đã có thể hủy diệt quân Tào, đem lại chiến thắng hoàn mỹ cho cả quân Viên, và cho cả bản thân y.

Xem thêm: Content Angle Là Gì - 7 Cách Viết Content Angle Hấp Dẫn Độc Giả

Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên


Phải rồi, suýt chút nữa… Viên Phương đã rất gần với chiến thắng, nhưng đến cuối cùng, y vẫn không thể chạm vào nó.Đấu tay đôi từng người, không ai có thể địch lại y. Nhưng y lại chỉ có một mình, và một mình thì không thể đấu lại với quá nhiều địch thủ. Và cuối cùng, y ngã xuống bởi một kẻ đã ẩn mình dưới trướng y từ quá lâu.Viên Phương là một nhân vật hư cấu, cho nên y có thể có tài năng vượt trội, là kỳ mạnh nhất trong Bát kỳ, là kẻ có thể khiến bốn người tài trí không kém y là bao phải hụt hơi. Có điều… vì là nhân vật hư cấu, nên y tuyệt không được phép để lại dấu ấn nào. Bởi vậy, tất thảy những thứ mà y làm, thảy đều dang dở. Cho đến cuối cùng, y vẫn không thể tạo được một dấu ấn nào thực sự nổi bật. Y là kỳ vất vả nhất, và… cũng là kỳ cô đơn nhất…Thất bại của Viên Phương, cuộc đời bi kịch của Viên Phương, chung quy cũng xuất phát từ kẻ tạo ra y: Viên Thiệu. Kẻ thương con nhưng phải hủy hoại những thứ mà con yêu quý, kẻ trung thần nhưng lại ôm vọng bá chủ mà không dám để tiếng nhơ cho dòng họ, kẻ muốn lập nhưng không thể mà phải lập cho người, rốt cuộc thì y giúp con hay đang hại con? Viên Phương có trách Viên Thiệu không? Có, y thậm chí còn muốn giết chết cha của mình, nhưng y đã thừa nhận sự đúng đắn của cha mình từ rất lâu rồi, ngay cả khi ngồi trước mộ của Tiểu Trà, người con gái mà y từng yêu, người con gái đã chết bởi chính cha của y. Phải, y vốn đã thừa nhận từ lâu rồi, chẳng phải y đã tự nói với bản thân những lời đó sao? “Tại ta tham luyến nữ sắc hay chìm đắm trong nồng ấm đã mất ? Ta cười sự quả đoán của ông ta hay bội phục tầm nhìn xa của ông?” Những suy nghĩ của y về mối quan hệ cha – con đầy phức tạp với Viên Thiệu, hình bóng mơ hồ của Tiểu Trà, tất cả hiện lên trước mắt của y, trong những phút cuối cùng.

Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên

Bát Kỳ Hỏa Phụng Liêu Nguyên

Xem thêm: Game Xe Kéo Chở Hàng - Top 3 Game Lái Xe Tải Hay Nhất Nên Chơi

Viên Phương trước khi chết đã nở một nụ cười mơ hồ. Y cười mà như không cười, là vì sao? Vì y rốt cuộc đã chấp nhận số phận đầy dang dở của mình chăng? Cho đến cuối cùng, y đã đạt được điều gì? Chẳng gì hết. Tất cả những cố gắng của y cũng không thể giúp Viên gia thay đổi cục diện. Tất cả những cay đắng của y chẳng thể đem lại một thành tựu nào. Tất cả những gì y cố gắng vun đắp, thảy đều dang dở. Thiên hạ hay vườn hoa, rốt cục y cũng chẳng thể có được thứ gì. Trong cái giây phút dài dằng dặc trước khi giã từ cõi đời, Viên Phương đã mỉm cười, một nụ cười mơ hồ. Bởi vì có lẽ cuối cùng y đã có thể gặp lại Tiểu Trà của y, gặp lại người y mong nhớ cả một đời.“Hoa của ta ơi, hoa của ta. Mộng của người à, mộng của người. Là dài lâu không tàn, hay là không chịu nổi gió mưa? Có lẽ, cũng giống như thứ mà thánh nhân tìm kiếm, rốt cục cũng là quay về khởi điểm của hư vô. Lấy cái phương pháp vô lý nhất, học thứ đạo lý đơn giản nhất. Thiên hạ, vườn hoa, không có gì khác biệt.”Thế gian không có mấy người hiểu được ý nghĩa đích thực của binh pháp Hắc Ám. Thiên hạ cũng không có bao nhiêu kẻ chân chính hiểu được Quách Gia.“Giết người là giết người, làm gì có giết đẹp với giết ngay thẳng. Vua tàn ác, vua nhân từ đều là kẻ giết người, không có gì khác nhau.”Năm ấy, y cho tàn sát bá tánh Từ Châu. Mười mấy vạn người bị giết sạch không còn một ai, chó lợn cũng không tha, máu nhuộm đỏ cả một vùng. Y gọi đó là “Phụng Hiếu sát lục” – “chém giết vì chữ hiếu”, giết một thành, thu phục mười thành, muốn cứu thiên hạ, phải giết cả thiên hạ. Y chính là đôi cánh đen của Tào Tháo, y chấp nhận bước vào địa ngục để giúp đôi cánh trắng của Tuân Úc có thể bay cao… Xả thân để đạt đạo nhân, tất cả vì chính sách nhân nghĩa của Tuân Úc. Đó mới là ý nghĩa đích thực của đại nghĩa Hắc Ám. Y lăn lộn khổ cực suốt mười năm trời, là để có thể nhanh chóng hoàn thành đại nghĩa của y, bởi vì y căn bản không còn nhiều thời gian nữa. Quách Gia giống như một ngọn đèn leo lét trong đêm, y là một đốm lửa sắp tàn… nhưng mà, trong màn đêm tăm tối, một đốm lửa dù nhỏ vẫn có thể chiếu sáng thế gian…Vì sao Quách Gia lại chọn con đường đen tối của binh pháp Hắc Ám? Phải chăng trong lòng y đã không còn tồn tại thứ gì là đạo nghĩa thánh hiền? Không đâu, kỳ thực y vẫn luôn tin tưởng vào điều đó, chỉ là… cái gốc rễ của thiên hạ đã mục ruỗng, nước không ra nước, nhà không ra nhà. Muốn đạt được thái bình thịnh trị, không còn cách nào khác ngoài diệt trừ hết tất cả những mối nguy hại. Đó là đại nghĩa của y, mà thứ được gọi là đại nghĩa ấy, vốn chỉ có thể được tạo nên bởi chém giết, chẳng còn cách nào khác. Người ta có thể lầm tưởng Quách Gia căm hận thế gian này, cho nên mới ra tay tàn độc như thế ở Từ Châu. Một kẻ bệnh tật sắp chết như y hoàn toàn có thể, và có quyền căm hận thế gian…Nhưng chỉ có điều… Quách Gia thủy chung chưa bao giờ căm hận thế gian này, dẫu nó có bất công với y đến đâu. Trái lại, y lại là kẻ yêu thế gian này hơn ai hết. Mong muốn của y luôn là làm sao có thể đem lại thái bình cho thiên hạ, làm sao để chấm dứt loạn lạc. Bởi thế, y đáng ghét bao nhiêu khi coi mạng người như cỏ rác thì lại đáng thương bấy nhiêu trong chính cuộc đời mình. Y luôn cao giọng “muốn cứu thiên hạ trước hết phải giết cả thiên hạ” nhưng kỳ thực lại luôn băn khoăn về đại nghĩa của mình. Phía sau nụ cười thỏa mãn thắng trận của y luôn là đôi mắt chứa đầy những ưu tư. Bản thân Quách Gia có lẽ cũng không biết con đường mình đi có đúng đắn không, nhưng đó là con đường nhanh nhất, ngắn nhất mà y có thể phát huy hết tài năng, tiến gần hơn đến mục tiêu trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Nhưng rốt cục thì có bao nhiêu kẻ có thể hiểu được Quách Gia? Bao nhiêu kẻ hiểu được đại nghĩa của y? Người mà y chọn để thi hành chính sách nhân nghĩa, xây dựng căn cơ vững chắc cho thiên hạ thái bình là Tuân Úc, nhưng cả hai người lại chưa bao giờ thực sự thấu hiểu nhau trong từng ấy năm trời. Tuân Úc luôn luôn bất bình với cái binh pháp Hắc Ám kinh khủng của Quách Gia… cho đến tận những giây phút cuối cùng.Phải đến tận khi Quách Gia cận kề với cái chết, Tuân Úc mới thực sự hiểu được đại nghĩa của sư đệ mình. Mười năm khổ ải, mười năm dấn thân vào đêm đen, mười năm lăn lộn chốn địa ngục thấm đẫm máu tươi của hàng chục vạn người, cuối cùng Quách Gia cũng có thể dùng đốm lửa tàn của mình để thắp nên hy vọng cho thế gian. Vậy nên trong những phút cuối đời, y đã khóc.Y khóc vì điều gì? Y khóc vì biết mình sắp chết chăng? Tuyệt đối không phải. Y đã chuẩn bị cho cái chết của mình từ rất lâu rồi. Một kẻ với cơ thể tàn tạ như y, chết có gì đáng sợ? Vậy tại sao Quách Gia lại rơi nước mắt? Đó là vì trước lúc chết, cái đại nghĩa hắc ám của y đã được Tuân Úc thấu hiểu. Cái đại nghĩa mà cả đời y theo đuổi, cái đại nghĩa bị cả thiên hạ ghê tởm, cái đại nghĩa đã tạo nên ác danh cho Quách Gia cuối cùng cũng được thấu hiểu bởi người đối lập nhất với y. Hơn mười năm trời, bao nhiêu kẻ đã chết dưới cái đại nghĩa “Phụng Hiếu sát lục”? Kẻ đã sớm thấu hiểu đại nghĩa hắc ám của Quách Gia là Giả Hủ, nhưng kẻ mà Quách Gia cầu sự thấu hiểu lại là Tuân Úc. Đến cuối cùng, y cũng chỉ chờ một câu thấu hiểu của nhị sư huynh, là đã có thể nhắm mắt mà ra đi. Hơn mười năm khổ nhọc, thiên hạ cơ hồ đã định, nhờ có binh pháp hắc ám của y. Cho nên cuối cùng, y đã khóc, bởi vì rốt cục một kẻ bị bệnh tật giày vò như y, đã đạt được một điều gì đó trong cuộc đời ngắn ngủi.Đã từ lâu, y tự coi mình là quạ. Quạ, loài chim ăn xác thối quanh quẩn tại những bãi chiến trường ngổn ngang thi thể. Quách Gia tự nhận là quạ, nhưng mà quạ, vốn là chim hiền, hiền ở chỗ mớm trả, hiền ở chỗ hiếu thuận, hiền ở nguồn cội, không ngại xấu xí. Nhưng rồi, quạ vẫn là quạ, đến cuối cùng cũng chỉ có thể quẩn quanh bên xác chết mà cất tiếng bi ca…Chuyên mục: Game Online