Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, nữ nghệ sĩ cho biết đang bắt đầu hiện thực hóa mong ước bấy lâu nay: Lan tỏa giá trị đẹp của âm nhạc cổ truyền tới đông đảo công chúng.

Phóng viên (PV): Năm năm trước, Tân Nhàn đã mang một hơi thở mới cho âm nhạc truyền thống khi thực hiện dự án âm nhạc “Yếm đào xuống phố” kết hợp với nhạc Jazz. Sự trở lại lần này Tân Nhàn với các sản phẩm lại mang đậm tính cổ truyền. Lý do của sự thay đổi này là gì?

Ca sĩ Tân Nhàn: Khi chia sẻ về dự án “Níu dải lụa đào”, nhiều người cứ nghĩ Tân Nhàn sẽ làm “cái gì đó” tiếp tục mới, lạ với âm nhạc truyền thống. Nhưng thực tế thì các tiết mục trong dự án này Tân Nhàn hát các làn điệu, bài dân ca cổ nguyên bản như các nghệ nhân truyền dạy.

Để hát hát các làn điệu, bài dân ca cổ trong album theo kiểu nghệ nhân của Tân Nhàn đã “lấy” mất 2 năm miệt mài nghiên cứu, tìm hiểu và học tập. Thực hiện được album, Tân Nhàn đã lặn lội đi tìm các nghệ nhân ở các vùng miền để “tầm sư học đạo”. Với ý nghĩa được chắt lọc tinh tuý từ thế hệ đi trước, để có thể chuyển tải vào album theo cách hát, cái hồn của riêng mình. Để học được lối hát của các nghệ nhân, Tân Nhàn đã dành rất nhiều thời gian để học, luyện, nghe và thẩm thấu. Đến mức con trai băn khoăn “Tại sao mẹ nghe nhạc này nhiều vậy?”. Tôi hy vọng, những nỗ lực cùng niềm yêu thích vô bờ với nghệ thuật truyền thống và sự thể hiện của mình sẽ là một nét thú vị đáng lưu tâm trong cả “rừng” hoa nghệ thuật truyền thống đã gắn bó với người Việt lâu nay.

Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?

Hình ảnh ca sĩ Tân Nhàn trong dự án “Níu dải lụa đào”.

PV: Tiết mục “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” là một tác phẩm rất nổi tiếng, gắn bó với các giọng ca âm nhạc cổ truyền hơn là theo dòng dân gian đương đại, như vậy có khó cho Tân Nhàn khi thực hiện MV cũng như đưa vào album lần này?

Ca sĩ Tân Nhàn: Khi nghe NSƯT Đình Cương (nghệ sĩ của Đoàn chèo Thái Bình) hát bài này, Tân Nhàn đã rất mê. Nghệ sĩ Đình Cương lại là một bậc thầy trong truyền dạy hát văn, nên trong hành trình tìm gặp các nghệ nhân, nghệ sĩ âm nhạc cổ truyền học tập, Tân Nhàn đã quyết tâm học bằng được với nghệ sĩ Đình Cương. Quả là một quyết định sáng suốt, NSƯT Đình Cương không chỉ tận tình chỉ bảo từng câu từng chữ khi hát, mà Tân Nhàn còn được “truyền lửa” niềm đam mê, nhiệt huyết với nghệ thuật truyền thống.

PV: Rõ ràng Tân Nhàn hiện đang là giọng ca đắt “sô”, lại trên cương vị Phó trưởng khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam với công tác quản lý và giảng dạy bận rộn. Vậy việc mải mê đi “tầm sư học đạo” âm nhạc cổ truyền liệu có lo ảnh hưởng tới sức hút của khán giả?

Ca sĩ Tân Nhàn: Có đi sâu vào lĩnh vực âm nhạc truyền thống mới thấy rằng những khán giả đã yêu nghệ thuật truyền thống luôn say mê và trung thành lắm. Tôi thấy mình không nhiều khán giả, nhưng lại là những khán giả thực sự chung thuỷ, và với tôi đó là nguồn cảm hứng bất tận để tôi không ngừng cống hiến. Tôi nghĩ là người nghệ sĩ chân chính ai cũng mong mình có những khán giả yêu mến thực sự chứ không phải những người nói yêu quý theo phong trào, hời hợt. Thường thì mỗi lần đi biểu diễn, biết Tân Nhàn sinh ra ở nơi hội tụ nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền đặc sắc (Hà Nam) nên thường được yêu cầu hát chèo, hát văn…những lúc như vậy, tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc vì được khán giả quan tâm, thương quý.

Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?

Ca sĩ Tân Nhàn và NSƯT Đình Cương biểu diễn “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” trong buổi giới thiệu dự án âm nhạc.

Đến bây giờ Tân Nhàn cũng tự hào với nỗ lực không ngừng nghỉ trong thời gian dài đã có vị trí tốt trong đời sống âm nhạc. Công việc ổn định, cuộc sống bình an và nhất là ông xã (ca sĩ Tuấn Anh) ủng hộ khi tôi muốn được thực hiện những dự án nghệ thuật có ý nghĩa, có giá trị. Tất nhiên, tôi không mang tham vọng là làm được điều gì vang dội cho sự phát triển âm nhạc truyền thống Việt Nam, điều đó có vẻ xa vời và cần nhiều người làm chứ một mình tôi không thể làm nổi, nhưng tôi vẫn cố gắng hết mức có thể trong khả năng của mình, trước hết là để truyền cảm hứng đến những học sinh, những khán giả yêu mến tôi. Thế hệ nghệ sĩ tiếp nối chúng tôi muốn lưu giữ và phát huy giá trị mềm mại của âm nhạc cổ truyền, để đưa những giai điệu đẹp vào trong đời sống âm nhạc đại chúng.

PV: Được biết Tân Nhàn cũng đang chuẩn bị một liveshow âm nhạc mang chủ đề của album “Níu dải lụa đào” kết hợp với dàn nhạc giao hưởng, phải chăng Tân Nhàn đang đặt nhiều giấc mơ cho âm nhạc cổ truyền?

Ca sĩ Tân Nhàn: Giấc mơ góp sức cho âm nhạc truyền thống của Tân Nhàn không phải vì sở thích, vì muốn làm cái gì đó “là lạ”, hay chỉ là “cuộc chơi”, mà Tân Nhàn với tư cách của một người giảng viên đang dạy rất nhiều sinh viên âm nhạc, với tư cách một nghiên cứu sinh âm nhạc thấy mình cần có trách nhiệm với công cuộc bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy, không chỉ học hát từ các nghệ nhân, Tân Nhàn còn dày công tìm tòi tài liệu, nghiên cứu và tiến tới xây dựng giáo trình giảng dạy, bởi hiện nay trong Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đang thiếu giáo trình bài bản về âm nhạc truyền thống.

Tôi nghĩ mình đang ở độ tuổi phù hợp để quan tâm đến sự phát triển của âm nhạc truyền thống. Hiện tại, tôi muốn xuất hiện với tư cách không phải một ca sĩ dòng dân gian mà là một người có sự tìm tòi và nghiên cứu sâu về âm nhạc truyền thống. “Níu dải lụa đào” là “cuộc chơi” lớn của tôi với âm nhạc truyền thống. Ngoài ra tối cũng sẵn sàng tặng album “Níu dải lụa đào” tới khán giả, bao nhiêu khán giả muốn nghe, tôi tặng bấy nhiêu, càng lan tỏa được nhiều tình yêu nghệ thuật truyền thống càng quý giá. Ngược lại, nếu khán giả trân trọng nỗ lực của tôi, khi nhận đĩa, khán giả có thể đóng góp kinh phí gây quỹ cho CLB “Ngôi sao nhỏ” mà tôi đang ủng hộ. Toàn bộ số tiền nhận được sẽ giúp đỡ những em nhỏ có tài năng mà hoàn cảnh khó khăn được theo đuổi nghệ thuật. Trong suốt 4 năm hoạt động, CLB “Ngôi sao nhỏ” đã có nhiều buổi biểu diễn gây quỹ từ thiện giúp đỡ các bệnh nhân ung thư, giúp đỡ các học sinh nghèo vùng cao, hỗ trợ các em nhỏ nghèo cả về vật chất và tinh thần. Với ý nghĩa đó, tôi rất mong được khán giả của mình đồng hành…

Đồng thời, với dự án này, tôi nghĩ cũng là dịp để “đo” sự mặn mà của khán giả với nghệ thuật truyền thống. Nếu khán giả mặn mà, tôi tin sau tôi sẽ có những nghệ sĩ sẵn sàng làm những dự án giống như tôi, góp phần giữ gìn và phát triển âm nhạc truyền thống của nước nhà. Tôi nghĩ, đó cũng là trách nhiệm của các nghệ sĩ đối với thế hệ mai sau.

PV: Xin cảm ơn Tân Nhàn và chúc chị đạt được nhiều mơ ước!

Album “Níu dải lụa đào” gồm các làn điệu, bài dân ca cổ: “Đào liễu”, “Duyên phận phải chiều”, “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, “Tương phùng tương ngộ”, “Lúng liếng”, “Ngồi tựa song đào”, “Mục hạ vô nhân”, “Cô đôi thượng ngàn”.

VƯƠNG HÀ (thực hiện)

Sau thử nghiệm chèo kết hợp với jazz cách đây hai năm trong album "Yếm đào xuống phố", ca sĩ Tân Nhàn lại gây bất ngờ cho khán giả khi chị quyết định hát chèo, xẩm, quan họ "nguyên bản". Chị nói, chị muốn truyền cảm hứng cho những người trẻ hướng tới âm nhạc cổ truyền dân tộc.

  • Ca sĩ Tân Nhàn: “Cuộc chơi” lớn với âm nhạc truyền thống

- Các ca sĩ ra album mới thường chọn những dòng nhạc mới lạ, nhưng chị lại quay về với âm nhạc cổ. Vì sao chị có cuộc đi ngược dòng này?

+ Cách đây hai năm, tôi ra album "Yếm đào xuống phố" kết hợp chèo, xẩm với nhạc jazz. Album gây khá nhiều tranh cãi. Phe bảo thủ cho rằng tôi đang phá chèo, còn phe cách tân thì ủng hộ sự đổi mới. Từ những tranh cãi đó, tôi ấp ủ dự định sẽ thử hát nhạc truyền thống theo nhiều cách thức khác nhau. Và lần này là hát theo nguyên mẫu.

Sau đó sẽ là một live show riêng, một cuộc chơi lớn hơn khi tôi kết hợp chèo, xẩm, quan họ với dàn nhạc giao hưởng. Nghệ thuật truyền thống góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của đất nước. Giống như nói đến Trung Quốc, người ta nghĩ ngay đến kinh kịch. Vậy tại sao Việt Nam có rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như hát then, hát xẩm… lại ít được nhắc đến.

- Một nghệ sĩ opera đi hát chèo, xẩm, quan họ "nguyên bản" sẽ gặp những khó khăn gì?

+ Tôi gặp khá nhiều khó khăn vì phải tầm sư học đạo. Tôi đi tìm nghệ nhân để học hát một cách nghiêm túc chứ không phải chỉ hát bằng cảm nhận, đó là khó khăn khi một nghệ sĩ đào tạo opera nhưng lại đi hát chèo, xẩm nguyên bản. Các bài bản, cách thức hát mình phải học từ đầu.

Nhưng có lẽ vì trong máu tôi đã ngấm văn hóa dân gian nên tôi học khá nhanh những thức, làn, điệu và tôi tin mình đã hát được 99 phần trăm nguyên bản. Tôi muốn bày một bữa tiệc cho khán giả lựa chọn, một bên là truyền thống nguyên bản, một bên là cách tân, mix với âm nhạc đương đại. Phải đa dạng các món ăn. Và trong hành trình đó, tôi thỏa mãn đam mê của mình.

- Âm nhạc truyền thống càng ngày càng bị mai một trong đời sống hiện đại. Trải nghiệm hát nhạc cổ truyền chắc chắn sẽ rất khác với những trải nghiệm mà chị đã đi qua, với tư cách là một ngôi sao của dòng nhạc dân gian?

+ Tôi thích âm nhạc truyền thống hơn những cái tôi đang làm. Tôi say mê vì càng đi vào tìm hiểu tôi càng thấy nó đẹp và hấp dẫn. Có một thời gian dài, suốt ngày tôi được sống trong không gian đó, nghe, xem nghệ nhân. Không gian sống của tôi phủ kín âm nhạc truyền thống. Miệng tôi lúc nào cũng ngân nga những giai điệu quen thuộc của chèo, xẩm, quan họ.

Càng tìm hiểu tôi càng nhận ra rằng, giá trị của âm nhạc truyền thống ngoài sức tưởng tượng của chúng ta và càng ngày nó càng dày lên chứ không mất đi. Chỉ có điều, chúng ta sử dụng âm nhạc đó như thế nào để nó đồng hành cùng dân tộc và sự phát triển của âm nhạc.

- Tình yêu chèo, xẩm, quan họ đến với chị từ bao giờ?

+ Tôi yêu nhạc truyền thống từ ngày còn nhỏ. Ở vùng quê heo hút, với cái đài catssete cũ, tôi đã nghe rất nhiều làn điệu chèo, xẩm, cải lương nguyên bản. Nghe và cứ thế, nó ngấm vào mình, thành thứ của mình rồi. Đến thời điểm này, khi cuộc sống cũng đã ổn định tôi nghĩ mình cần làm điều gì đó ý nghĩa cho nghệ thuật.

Tôi muốn góp sức vào gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống. Album "Yếm đào xuống phố" có thể hình dung như câu chuyện của một cô gái đương đại đang tung tẩy trong cuộc chơi, với dòng chảy cuộc sống. Còn "Níu dải lụa đào" tượng trưng cho sự mềm mại, tượng trưng cho Việt Nam mình.

Đó là hình ảnh ẩn dụ để nói lên việc tôi muốn níu giữ những gì thuộc về truyền thống. Tình yêu đó luôn xuyên suốt trong sự nghiệp của tôi. Sau tết Nguyên đán, tôi sẽ thể hiện theo một cách khác, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và dàn nhạc giao hưởng trên sân khấu lớn.

Hiện tại, với tư cách là giảng viên âm nhạc, tôi đã và đang đi sâu vào nghiên cứu và biên soạn những làn điệu, bài ca cổ một cách chỉn chu, bài bản để làm tài liệu tham khảo, học tập dành cho sinh viên, những ai yêu âm nhạc truyền thống.

- Theo đuổi âm nhạc truyền thống là một con đường không dễ dàng, đây là một nỗ lực lớn của Tân Nhàn. Được biết, album "Níu dải lụa đào" của chị sẽ không bán mà dành tặng những ai yêu âm nhạc truyền thống?

+ Tôi muốn dành tặng cho khán giả cả nước, những ai yêu âm nhạc truyền thống và yêu Tân Nhàn. Tôi muốn lan tỏa tình yêu âm nhạc đến với khán giả và xây dựng nên những giá trị cộng đồng. Những người được tặng đĩa nếu có lòng hảo tâm có thể đóng góp cùng Tân Nhàn với Quỹ từ thiện CLB "Ngôi sao nhỏ", giúp đỡ những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn có tài năng…

Tôi đã nhận được rất nhiều từ khán giả, từ tổ nghiệp nên tôi mong muốn làm được điều gì đó có ích cho cộng đồng. Hiện tại, tôi đã in 5000 đĩa. Đó là hạnh phúc khi niềm đam mê của mình nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của cộng đồng.

- Có vẻ như chị đang hướng các dự án của mình tới cộng đồng như một trách nhiệm công dân?

+ Tôi muốn truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ trẻ, bởi không chỉ nghệ nhân mới hát được nhạc truyền thống. Chúng ta hãy tìm tòi, phát triển các giá trị truyền thống. Hãy đam mê chúng ta sẽ có thành quả. Nếu có nhiều nghệ sĩ như tôi, đi tìm lại các giá trị cũ, bảo tồn và phát triển nó trong đời sống đương đại thì âm nhạc truyền thông không bao giờ mất.

Ca sĩ tân nhàn hát chèo là ai?
Gia đình bình yên của Tân Nhàn.

- Nhưng cũng có một thực tế bây giờ các nghệ sĩ trẻ và khán giả không mặn mà với truyền thống. Theo chị lý do vì sao?

+ Các nghệ sĩ theo đuổi âm nhạc truyền thống đời sống vất vả, cát xê thấp trong khi đó họ phải khổ luyện. Nhiều người yêu âm nhạc truyền thống nhưng họ phải vật lộn để tìm chỗ đứng nhanh hơn. Chúng ta không trách họ được. Tôi đưa ra một cách thức cho mọi người lựa chọn rằng, khi nghệ sĩ có chỗ đứng trong làng nhạc cũng như khả năng tài chính, ta quay lại với âm nhạc truyền thống cũng chưa muộn. Các bạn trẻ cứ làm những thứ mình lựa chọn đi, đến một thời điểm nào đó, hãy quay lại các giá trị của âm nhạc truyền thống vì nó là cơ sở, nền tảng vững bền giúp người nghệ sĩ thăng hoa hơn và có con đường âm nhạc dài hơi hơn. Đó là xu thế của thế giới. Nghệ sĩ Việt Nam chúng ta đang cố làm những gì "nổi loạn", khác người đi để nổi tiếng. Còn thế giới đời sống âm nhạc của họ phong phú, đa sắc màu và họ đều phát triển trên nền tảng văn hóa dân gian.

- Chị có tin vào con đường của mình không, vì có vẻ như chị sẽ khá đơn độc?

+ Có thể tôi không thực hiện được tất cả những giấc mơ của mình về âm nhạc truyền thống, nhưng tôi tin những việc tôi đang làm sẽ là nguồn cảm hứng cho những bạn có niềm đam mê giống như tôi. Trong tương lai, họ sẽ tiếp tục phát triển ý tưởng đó ra rộng hơn, không chỉ ở Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam mà còn ở các môi trường đào tạo khác.

Nếu cứ đắn đo sẽ không bao giờ làm được vì rõ ràng, theo đuổi con đường này bạn sẽ không nhìn thấy những giá trị trước mắt như tiền bạc hay sự nổi tiếng. Nhưng tôi được thỏa mãn đam mê của mình. Với nghệ sĩ, điều đó quan trọng hơn tất cả.

- Chị có nghĩ là mình may mắn khi có một người đàn ông bên cạnh luôn ủng hộ chị và làm nền cho chị tỏa sáng?

+ Tôi may mắn có một gia đình bình yên, chồng tôi luôn ủng hộ vợ trong công việc. Tôi là người hướng ngoại, còn Tuấn Anh lại hướng nội. Nhưng vì thế, cuộc sống của chúng tôi luôn giữ được sự cân bằng. Tôi cảm ơn số phận đã cho mình sự bình an trong tâm hồn để có thể theo đuổi đam mê của mình một cách trọn vẹn, đủ đầy nhất.

Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng:  

Tân Nhàn là người bạn của tôi, Tân Nhàn thường có con đường đi riêng của mình. Bên cạnh việc bảo tồn theo đúng cách truyền thống thì những nghệ sĩ hiện đại có thể đóng góp vào sự phát triển của âm nhạc truyền thống theo nhiều cách khác nhau. Nghệ thuật giống như một vườn hoa, đừng đóng hàng rào. Sự đóng góp rất là quý, tôi tin Tân Nhàn làm được những điều mới. Những bài hát của cô không chỉ dừng lại những bài hát dân gian mà quay trở về những giá trị gốc. Âm nhạc càng ngày đa dạng, khác biệt, càng thú vị. Cách đây 10 năm, Tân Nhàn yêu cầu tôi viết bài "Quê mẹ", thực sự tôi chưa viết nhạc dân gian bao giờ. Một lần đi diễn, tôi gợi ý là kết hợp nhạc dân gian với âm nhạc giao hưởng, điện tử. Sau đó về nhà tôi nghĩ, mình dại rồi vì làm như thế khó quá và quả thực, album đó làm rất vất vả. Cuộc chơi của Tân Nhàn còn đi xa hơn những gì mà mọi người thấy hiện giờ, sau Tết Nguyên đán. Đó là cuộc chơi với một dàn nhạc lớn, đa phong cách với nghệ thuật truyền thống.

Lan Tường (thực hiện)