Các bài học trong sgk ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?

Phát triển năng lực, phẩm chất cho HS

Theo PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống, chủ biên cho biết: “Trong sách Ngữ văn 7 Cánh Diều thực hiện tích hợp cao, nhằm phát triển năng lực HS. Mỗi bài học đều rèn luyện đủ 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; các nội dung rèn luyện liên quan chặt chẽ với nhau theo yêu cầu tích hợp ngang”.

Bộ SGK Ngữ văn THCS được thiết kế theo mô hình tích hợp, bám sát các yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018; lấy hệ thống thể loại có kết hợp với chủ đề/ đề tài làm chỗ dựa để phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học, các năng lực chung và phẩm chất chủ yếu cho HS. Theo phân phối của Chương trình Ngữ văn 2018, từ lớp 6 đến lớp 9, môn Ngữ văn mỗi lớp học 140 tiết (4 tiết/tuần x 35 tuần). SGK Ngữ văn 7 được thiết kế theo cấu trúc chung

Nội dung bài học có tính mở, giảm tải, để phù hợp với nhiều đối tượng và điều kiện dạy, học khác nhau. Mỗi bài học 12 tiết, dành khoảng 7 tiết cho đọc hiểu, nhưng chỉ có 2 văn bản đọc chính; sau đó là 1 văn bản thực hành đọc hiểu. GV dạy kĩ 2 văn bản chính, tùy theo thời gian còn lại ít hay nhiều mà hướng dẫn HS thực hành đọc một văn bản trên lớp, hoặc có thể thay bằng văn bản khác.

Trong đó có sự kế thừa một số văn bản đọc hay, và những đơn vị kiến thức văn học, tiếng Việt cơ bản, như: truyện Buổi học cuối cùng (A. Đô-đê), Bố của Xi-mông (G.Mô-pát-xăng); Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh); Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Cây tre Việt Nam (Thép Mới)..vv.

PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình khẳng định: “Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 (phần Lịch sử và phần Chủ đề chung) lựa chọn được những nội dung cơ bản, cốt lõi, đảm bảo tính hệ thống của kiến thức và kĩ năng. Nội dung các bài học vừa có độ mở, vừa được tích hợp với nhau tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tạo môi trường để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập”.

Nội dung các bài học được thể hiện qua các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng, đáp ứng quá trình nhận thức của học sinh. Đồng thời, gây hứng thú và khuyến khích các em trong học tập. Sách thiết kế nhiều dạng câu hỏi trong từng bài học: câu hỏi khai thác tranh ảnh, tư liệu; câu hỏi tổng hợp; câu hỏi, bài tập thực hành; câu hỏi liên hệ vận dụng;…

Các câu hỏi có tác dụng khơi gợi mong muốn tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức lịch sử của học sinh.

Theo GS.TS Lưu Quang Hiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, các bài học, nội dung trong sách Giáo dục thể chất 7 thể hiện rõ yêu cầu tích hợp và phân hoá. Nội dung kiến thức trong phần kiến thức cơ bản là sự tích hợp giữa kiến thức về Thể dục thể thao với các kiến thức về y sinh học; các chủ đề bài tập thể dục có sự tích hợp với âm nhạc, vũ đạo, tạo nên sự hứng thú, sinh động cho các giờ học thể chất. Ngoài ra, giữa các chủ đề khác nhau cũng có sự tích hợp, sử dụng chung một số nội dung như phần khởi động chung ở tất cả các chủ đề, một số nội dung chạy được tích hợp vào trong các chủ đề tự chọn…

Đổi mới về hình thức và cách trình bày

PGS.TS Giáo dục học Nguyễn Dục Quang chia sẻ: “Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 được thiết kế theo tiếp cận hoạt động. Các yêu cầu cần đạt được hình thành qua việc làm của HS trong các tình huống và hoạt động cụ thể. Ví dụ: với yêu cầu cần đạt: “nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân”, HS được hướng dẫn mô tả lại những cảm xúc đã từng có và những tình huống dẫn đến cảm xúc đó. Hay với yêu cầu cần đạt “thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ các thành viên trong gia đình”. Các em được đóng vai trong tình huống cụ thể. Thiết kế hoạt động là điểm khác biệt căn bản của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với SGK các môn học khác. Thiết kế hoạt động cũng là cách để giáo viên không “dạy” hoạt động trải nghiệm mà thực sự TỔ CHỨC hoạt động trải nghiệm.

Các hoạt động được thiết kế theo các pha của học tập trải nghiệm theo lý thuyết của David Kob: Huy động kinh nghiệm cá nhân, quan sát có chủ định, khái quát hóa kiến thức và vận dụng vào các tình huống thực tiễn.

Hoạt động trong SGK được thiết kế với tinh thần vận dụng tối đa với các hình thức trải nghiệm, từ tự quan sát, đánh giá bản thân đến đóng vai xử lý tình huống; từ thảo luận nhóm đến tranh biện; từ trò chơi đến thiết kế các kế hoạch hoạt động… để học sinh có thể thực hiện được các hình thức đó, có các gợi ý ngắn gọn về cách thức hoặc nội dung.

Trong các buổi giới thiệu sách, các chuyên gia GD có chung nhận xét: SGK lớp 7 Cánh Diều đổi mới về hình thức và cách trình bày. Chẳng hạn, hình thức của SGK Địa lí 7 có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK hiện hành và trước đó. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách. Đối với mỗi bài học, ngoài yêu cầu cần đạt được đóng khung là lần lượt 3 phần có liên hệ mật thiết với nhau: Mở đầu, Cung cấp kiến thức mới, Luyện tập và vận dụng.

Bản đồ là công cụ không thể thiếu trong dạy học Địa lí. Trong Địa lí 7, các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ được xây dựng kĩ lưỡng, cả về nội dung khoa học và chất lượng hình ảnh; tạo ra tình huống học tập, vừa là nguồn tri thức địa lí, vừa tạo điều kiện để học sinh phát triển các kĩ năng và năng lực tìm hiểu địa lí.

Bên cạnh SGK, sách giáo viên, phiên bản điện tử còn hỗ trợ giáo viên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học theo yêu cầu mở: hiện đại, phù hợp và khả thi.

Các bài học trong sgk ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?

Đáp án kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức gợi ý cho thầy cô hoàn thành quá trình tập huấn.

Câu 1: Ngoài các bài học chính, sách còn có những nội dung nào khác?

A. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, ôn tập học kì, đề tham khảo, các phụ lục. B. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, đề tham khảo, các phụ lục.

C. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, ôn tập học kì, các phụ lục.


D. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, ôn tập học kì, đề tham khảo, các phụ lục.

Câu 2: Các bài học trong SGK Ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?

A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.
B. Có 10 bài học, trong đó 9 bài có cấu trúc giống nhau; có 1 bài tập trung vào văn bản nghị luận. C. Có 10 bài học, trong đó mỗi tập có 1 bài thiết kế theo cấu trúc khác biệt; có 2 bài tập trung vào văn bản nghị luận.

D. Có 10 bài học, tuỳ ngữ liệu chính thuộc loại, thể loại VB nào mà cấu trúc bài thay đổi; có một bài tập trung vào văn bản nghị luận.

Câu 3: Các VB đọc trong một bài học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Các VB đọc trong một bài học phân bố đan xen về loại, thể loại VB. B. Các VB đọc trong một bài học đều thuộc cùng một loại, thể loại VB. C. Mỗi bài học có những VB đọc thuộc các loại, thể loại VB đa dạng, linh hoạt nhưng kết nối với nhau về chủ đề.

D. Mỗi bài học có các VB đọc thuộc loại, thể loại VB chính của bài và một VB khác về loại, thể loại nhưng có cùng chủ đề.

Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 7?

A. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB. B. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau khi đọc. C. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.

D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.

Câu 5: Trong Ngữ văn 7, việc chú trọng phát triển kĩ năng tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động nào?

A. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB HS yêu thích. B. Thực hành đọc VB thứ 3 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

C. Thực hành đọc một VB sau phần củng cố, mở rộng ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.


D. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học (từ 1 đến 9), đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.
Câu 6: Trong SGK Ngữ văn 7, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?

A. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề văn học, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
B. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.

C. Tóm tắt VB, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự việc, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể lại một sự việc theo cách sáng tạo, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
D. Tóm tắt VB, kể một trải nghiệm, làm một bài thơ, thể hiện cảm xúc về một bài thơ, phân tích đặc điểm của nhân vật văn học, biểu cảm về con người hoặc sự việc, tường trình về một sự cố trong lớp học, nghị luận về một vấn đề đời sống, kể một sự việc có thật, thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.

Câu 7: Mục đích chính của việc phân tích bài viết tham khảo là gì?

A. Giúp HS hình dung cách triển khai VB đáp ứng yêu cầu của kiểu bài. B. Giúp HS học cách viết bài văn cho hấp dẫn, có nhiều ý tưởng sáng tạo. C. Giúp HS nắm được cách trình bày vấn đề của tác giả để thực hành theo.

D. Giúp HS khai thác các thông tin, ý tưởng trong bài để dùng vào bài viết của mình.

Câu 8: Việc đưa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt vào sách phải đảm bảo tiêu chí nào?

A. Trang bị cho HS các kiến thức về văn học và tiếng Việt một cách hệ thống.
B. Phát triển hiệu quả kĩ năng đọc, tạo cơ sở cho việc phát triển kĩ năng viết, nói và nghe. C. Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức tiếng Việt trên cơ sở lấy kiến thức văn học làm trọng tâm.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 9: Trong hoạt động nói và nghe ở từng bài học, tính tích cực của người nghe được thể hiện như thế nào?

A. Tạo ra bối cảnh giao tiếp sống động cho hoạt động nói đạt hiệu quả cao. B. Rèn luyện được kĩ năng tập trung sự chú ý để nắm bắt ý kiến của người nói. C. Giữ vai trò điều chỉnh hoạt động nói hướng vào trọng tâm vấn đề được đặt ra.

D. Tạo môi trường phản hồi tích cực đối với hoạt động nói, xây dựng quan hệ tương tác chặt chẽ giữa người nói và người nghe.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bài dạy được quay video clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy trình được thực hiện trong các bài dạy đó. B. Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.

C. Với Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.


D. Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) chú trọng cung cấp cho HS nhiều kiến thức hiện đại về văn học và tiếng Việt.

Trên đây Đáp án kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Các bài học trong sgk ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?

Các bài học trong sgk ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?

Các bài học trong sgk ngữ văn 7 được thiết kế như thế nào?